Powered by Techcity

Tổ chức giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà


g1.jpg
Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà diễn ra thường niên vào ngày 107 âm lịch Ảnh KL

Theo thông lệ, ngày 10/7 âm lịch hằng năm, người dân khối phố Nam Diêu (phường Thanh Hà) long trọng tổ chức lễ giỗ tổ nghề gốm nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức các bậc tiền nhân đã có công lao khai làng, lập ấp, lập nghề, làm nên nghề gốm truyền thống Nam Diêu Thanh Hà.

Làng gốm Thanh Hà được hình thành vào khoảng thế kỷ 16-17 do một số thợ thủ công từ Thanh Hóa, Nghệ An đến làm ăn sinh sống, dựng làng và lập nên nghề gốm tại dải đất gần cuối hạ nguồn sông Thu Bồn, nay là khối phố Nam Diêu.

g5.jpg
Đoàn rước kiệu đi quanh làng Ảnh KL

Trong lịch sử hình thành và phát triển, nghề gốm Thanh Hà chủ yếu chế tác sản phẩm gạch ngói phục vụ xây dựng các công trình kiến trúc cổ Hội An và đồ gốm phục vụ sinh hoạt, tín ngưỡng. Phần lớn sản phẩm làng nghề được tiêu thụ ở Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình… và một số nơi khác.

Với sự tài hoa, tinh tế, những người thợ, nghệ nhân làng gốm Nam Diêu Thanh Hà đã làm nên những sản phẩm gốm được triều đình nhà Nguyễn ghi vào sách Đại Nam nhất thống chí (phần thổ sản Quảng Nam).

g.jpg
Trưng bày sản phẩm làng gốm Thanh Hà Ảnh KL

Khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 19 nhằm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của cư dân làng gốm Nam Diêu Thanh Hà. Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, tổ miếu Nam Diêu vẫn tồn tại nguyên vẹn như một hiện thân về giá trị di tích lịch sử văn hóa vật thể vô giá của bao thế hệ người thợ làng gốm.

[VIDEO] – Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà năm 2024:

Giỗ tổ nghề gốm là nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi người
dân khối phố Nam Diêu, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa làng nghề, làng xã; là dịp để các thế hệ người dân trong làng nhớ về nguồn cội, tri ân công đức các bậc tiền nhân.

Lễ hội cũng là dịp quảng bá hình ảnh một làng nghề giàu truyền thống văn hóa đến với du khách trong và ngoài nước. Hơn 20 năm nay, làng gốm Thanh Hà trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch khắp nơi; riêng năm 2023, tổng lượng khách mua vé tham quan làng gốm Thanh Hà đạt hơn 550 nghìn lượt (doanh thu hơn 19,2 tỷ đồng).

g4.jpg
Nhiều hoạt động vui chơi giải trí diễn ra trong dịp giỗ tổ nghề gốm Ảnh KL

Giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà năm nay, ngoài phần lễ cúng, diễu hành lân sư rồng qua các tuyến đường trong làng, còn có các hoạt động vui chơi giải trí như thi chế tác gốm, trưng bày sản phẩm gốm, trò chơi dân gian, đua thuyền truyền thống… thu hút đông đảo người dân và du khách cổ vũ.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/to-chuc-gio-to-nghe-gom-thanh-ha-3139443.html

Cùng chủ đề

Đèn lồng Hội An đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế

Dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng trao 3 kỷ lục: Lễ hội đèn lồng quốc tế quy mô nhất Việt Nam; Con đường đèn lồng lấy cảm hứng từ các biểu tượng văn hóa Việt Nam...

HTX Ghe bơi du lịch Sông Hoài

Thành lập từ tháng 6/2024 đến nay với 293 xã viên, HTX Ghe bơi du lịch Sông Hoài - Hội An đã xây dựng quy chế hoạt động và quy trình phục vụ khách hàng cụ thể.Năm 2024, tổng...

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, thương mại của Hội An vượt kế hoạch

Năm qua, giá trị sản xuất ngành thương mại TP.Hội An đạt khoảng 1.065 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2023 và đạt 107,9% so với kế hoạch.Thành phố đã khảo sát, lập danh mục đầu tư nâng...

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Cùng tác giả

Du khách đến Quảng Nam dịp Tết Nguyên đán tăng đột biến

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho hay, thời tiết tại Quảng Nam những ngày này khá đẹp, trời nắng ráo không mưa nên tại các tuyến đường Trần Phú, Châu Thượng Văn, Bạch Đằng, Nguyễn...

Lan tỏa hệ sinh thái doanh nghiệp xanh

Từ năm 2022, Quảng Nam trở thành địa phương tiên phong trong cả nước triển khai xây dựng điểm đến xanh gắn với việc ban hành Bộ tiêu chí du lịch xanh áp dụng với 6 loại hình du...

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Đáng chú ý, chủ thể là hộ sản xuất kinh doanh cá thể đăng ký tham gia chương trình chiếm tỷ lệ tương đối cao (50% tổng số chủ thể tham gia OCOP), trong đó đa số có quy...

Vượt sóng gió, nối nghiệp gia đình

Năm 2024, anh Phan Hoàng Thịnh - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thịnh Phan là đại diện duy nhất của Quảng Nam vinh dự được Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Cùng chuyên mục

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không...

Biểu tượng loài rắn trong điện ảnh đại chúng

Bộ phim biến loài trăn Anaconda khổng lồ thành biểu tượng của sức mạnh thô sơ và kinh hoàng của tự nhiên. Sự ngạo mạn của nhóm làm phim tài liệu trong việc cố gắng bắt giữ con quái...

Người Cơ Tu kể chuyện rắn thần

Già Bríu Pố cho hay, ngoài giải thích các hiện tượng tự nhiên, thông qua các câu chuyện được kể, người Cơ Tu còn muốn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần giúp đỡ cộng đồng,...

Ẩn dụ rắn trong thần thoại Ấn và điêu khắc Chăm

Bức phù điêu Đản sinh Brahma tìm thấy ở tháp Mỹ Sơn E1 (trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia) thể hiện hình ảnh thần Brahma được...

Vua rắn Nagaraja

Cùng với tượng Nagaraja Mỹ Sơn, một pho tượng Nagaraja khác cũng được phát hiện tại Tháp Po Nagar Nha Trang. Tượng này cũng được chế tác vào khoảng thế kỷ 6 - 7. Như vậy, có thể nhận...

Thần rắn trên sông mẹ Thu Bồn

Tín ngưỡng thờ thủy thầnRắn thần Naga 7 đầu là biểu tượng của thần nước khởi nguyên trong hành trình sáng tạo vũ trụ, là Đại dương mà 9 vòng quấn quanh quả cầu thế giới, vòng 10 làm...

Trầu cau đạo lý của người Việt

Một khi xác định từ sinh hoạt hằng ngày, qua đó đã chứng minh văn hóa Việt là một khối thống nhất, tương đồng trong dị biệt, thế thì, việc ăn trầu không hề riêng biệt vùng miền.Ngày còn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất