Powered by Techcity

Tìm gạch cho Mỹ Sơn

ảnh 2. Gạch được đưa vào trùng tu nhóm đền tháp G, di tích Mỹ Sơn từ năm 2005. Ảnh Nguyễn Văn Thọ
Gạch được đưa vào trùng tu nhóm đền tháp G di tích Mỹ Sơn từ năm 2005 Ảnh VĂN THỌ

Hành trình viên gạch

Năm 2003, khi bắt tay vào dự án trùng tu nhóm đền tháp G của Khu di tích Mỹ Sơn, thách thức lớn nhất lúc bấy giờ chính là vật liệu gạch để trùng tu.

Chiến tranh và thời gian đã làm hầu hết công trình đền tháp của nhóm G sập đổ, gạch vỡ vụn. Gạch thu được từ quá trình khai quật không đủ để tái sử dụng cho trùng tu.

Các nghiên cứu trong nước lúc này chỉ dừng lại ở bước thử nghiệm ban đầu. Các cơ sở sản xuất gạch thủ công dừng hẳn từ những thập niên 1990 trên cả nước. Gạch công nghiệp có sẵn trên thị trường lại không tương thích.

Trong khi đó, các chuyên gia cần lượng lớn gạch để gia cường, gia cố, bổ khuyết và liên kết trong quá trình trùng tu. Gạch, vật liệu tưởng chừng đơn giản nhưng lại trở thành vấn đề đầu tiên mà các chuyên gia Ý (Đại học Milano) và Việt Nam (Viện Bảo tồn Di tích) tập trung nghiên cứu ngay khi bắt đầu dự án.

Các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực đã tiến hành nghiên cứu tại thực địa và lấy mẫu gạch gốc phân tích tại phòng thí nghiệm; song song tiến hành sản xuất thực nghiệm.

GS. Luigia Binda – Trưởng nhóm kỹ thuật và vật liệu, Đại học Milano kể lại: “Năm 2004, sản xuất thực nghiệm đầu tiên với 100 viên gạch. Dựa vào kỹ năng của người dân địa phương, gạch được làm hoàn toàn thủ công tại làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú. Gạch cho ra không đảm bảo chất lượng do lượng đất sét lớn, thiếu nhiệt và thời gian nung quá ngắn.

Chúng tôi tiếp tục tìm đến Xí nghiệp Gốm sứ La Tháp ở xã Duy Hòa. Nhưng sản phẩm gạch cho ra không như mong đợi, qua phân tích gạch cho thấy, gạch không làm thủ công mà sử dụng máy đùn nên bị rạn nứt, thành phần hóa học khá khác so với gạch gốc. Gạch sủi bọt trắng ở bề mặt khi đưa vào thử nghiệm tại tháp G5”.

Cho đến trước năm 2005, vật liệu gạch vẫn còn là vấn đề nan giải, ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án. Cũng năm này, các chuyên gia tìm đến cơ sở sản xuất của ông Nguyễn Quá tại khu gốm sứ La Tháp, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên.

Dựa trên các yêu cầu, ông Quá đã quan sát gạch cổ, tự mày mò, nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm nhiều lần. Kết quả, gạch ra lò đã đạt những chỉ số cơ bản về lý, hóa khi so sánh với gạch cổ tại Mỹ Sơn.

Thành tựu gạch trùng tu

Gạch được các chuyên gia Ý và Việt Nam đưa vào trùng tu tại đền G1, Mỹ Sơn từ năm 2005. Sau đó sử dụng trùng tu tháp E7 vào năm 2013, nhóm A, H và K từ năm 2017 đến 2022.

Ảnh 3. Xử dụng gạch từ cơ sở của ông Nguyễn Quá trùng tu đền G1 năm 2019, Nguồn ASI
Sử dụng gạch từ cơ sở của ông Nguyễn Quá trùng tu đền G1 năm 2019 Nguồn ASI

Ông Quá cũng cung cấp gạch trùng tu một số di tích Champa ở tỉnh Bình Thuận và Gia Lai. Năm 2023, gạch còn được xuất khẩu sang Lào trùng tu đền cổ Wat Phou.

Từ năm 2005 đến nay, có 4 nhóm đền tháp (nhóm G, A, H và K) với 16 công trình và tường bao tại Mỹ Sơn được trùng tu từ phần lớn là gạch phục chế của cơ sở ông Nguyễn Quá. Phần còn lại là gạch gốc thu được từ quá trình khai quật.

Gạch gốc được tái sử dụng tối đa. Gạch trùng tu được xây xen lẫn với gạch gốc. Các vị trí cần liên kết, gia cường, gia cố hầu hết sử dụng gạch mới. Tại đền G1, sử dụng gạch từ lò nung của ông Quá, sau gần 20 năm, chất lượng gạch về cơ bản vẫn đảm bảo.

Đánh giá của kiến trúc sư Mara Landoni, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trùng tu di tích gạch tại Mỹ Sơn cho biết: “Thời gian đầu, gạch mới sản xuất ra chất lượng còn chưa đạt, chưa tương thích với vật liệu gốc, nhưng sau đó, chất lượng gạch đã tốt hơn.

Gạch mới sử dụng trùng tu tại nhóm G sau 20 năm vẫn trong tình trạng khá tốt, khá tương thích, một vài vị trí nhỏ trước đây xuất hiện muối như ở tháp G3 hay tháp G4 của nhóm G, nhưng sau đó đã biến mất đi do quá trình rửa trôi của nước mưa”.

Ông Danve D. Sandu, Trợ lý giám đốc, thuộc Cơ quan Khảo sát khảo cổ Ấn Độ (ASI) cho rằng: “Chúng tôi tiến hành lấy mẫu gạch mới để phân tích, so sánh về tính lý, hóa với gạch nguyên gốc tại di tích mà chúng tôi tiến hành trùng tu.

Gạch phục chế của cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ của ông Nguyễn Quá đảm bảo chất lượng và khá ổn định. Chúng tôi không chỉ sử dụng gạch này để trùng tu tại di tích Mỹ Sơn mà còn trùng tu tại di tích Wat Phou, Lào trong năm 2023 bởi những tương đồng về vật liệu gạch của hai di tích”.

Nguy cơ thiếu gạch trùng tu

Từ cuối tháng 5, cơ sở sản xuất gạch của ông Nguyễn Quá tạm dừng sản xuất. Lý giải việc tạm dừng, ông Lê Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên cho biết: “Do cơ sở sản xuất gạch nung của ông Nguyễn Quá nằm trong khu dân cư, việc nung gạch còn thực hiện theo thủ công nên ảnh hưởng đến môi trường. Nếu duy trì nung gạch thủ công, ông Quá nên có đơn kiến nghị với UBND huyện Duy Xuyên xem xét”.

Ảnh 1. Ông Nguyễn Quá bên lò nung với sản phẩm gạch để trùng tu. Ảnh Nguyễn Văn Thọ
Ông Nguyễn Quá bên lò nung với sản phẩm gạch để trùng tu Ảnh NGUYỄN VĂN THỌ

Trong khi đó, ông Nguyễn Quá cho rằng, hiện ông đã lớn tuổi, việc tìm vị trí mới xây lò, lập xưởng sẽ gặp nhiều khó khăn. “Làm xa nhà sẽ rất bất tiện, chi phí làm thủ công tăng cao. Tôi có thể gửi gạch đến nhờ nung ở các cơ sở khác. Tuy nhiên, không có cơ sở nào nung gạch theo phương pháp thủ công truyền thống, hầu hết bây giờ đều nung tuynel. Mà nung tuynel thì tôi không chắc rằng chất lượng đảm bảo”.

Thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, dự kiến Chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục quan tâm trùng tu một số di tích Champa ở miền Trung Việt Nam, trong đó có nhóm đền tháp E, F của Khu đền tháp Mỹ Sơn.

“Thêm nữa, nếu dự án L ở Mỹ Sơn được triển khai thì cũng cần gạch mới. Nên lượng gạch để trùng tu trong thời gian tới cần đủ số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, với tình hình không thể sản xuất gạch như hiện nay của cơ sở ông Nguyễn Quá, nguy cơ thiếu nguồn gạch để trùng tu đã thấy rõ.

Bài học từ dự án trùng tu nhóm G cách đây 20 năm, không có gạch thì công việc trùng tu không thể tiến hành, ảnh hưởng tiến độ dự án, hoặc thậm chí phải dừng dự án” – ông Nguyễn Công Khiết, Giám đốc Ban quản lý Khu đền tháp Mỹ Sơn chia sẻ thêm.

Sản phẩm gạch mới trùng tu là một trong những kết quả nghiên cứu từ dự án hợp tác ba bên UNESCO – Ý và Việt Nam giai đoạn từ 2003 đến 2013. Để có kết quả đó, bên cạnh nghiên cứu của các chuyên gia, không thể thiếu tay nghề và kinh nghiệm của nghệ nhân Nguyễn Quá.

Gần 20 năm qua đủ để việc làm gạch trùng tu trở thành nghề làm thủ công của địa phương. Và nghề này, dĩ nhiên rất cần thiết phải duy trì nếu muốn bảo tồn các di tích Champa cổ. Không những vậy, trở thành nghề quý hiếm của vùng đất Duy Xuyên.

Việc cơ sở gạch của ông Nguyễn Quá đang dừng sản xuất, trong khi vẫn chưa có một cơ sở sản xuất nào thay thế, đặt ra dấu hỏi về nguồn gạch trùng tu thời gian tới đối với các di tích Champa cổ.

Ông Nguyễn Quá là một nghệ nhân gốm có hơn 50 năm kinh nghiệm, được đào tạo về kỹ thuật và tạo mẫu gốm tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ông có nhiều mặt hàng gốm mỹ nghệ cung cấp thị trường trong nước và nước ngoài như Nhật Bản, Hà Lan.

“Khi các chuyên gia đến đề cập chuyện làm gạch để trùng tu, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Họ yêu cầu làm tương tự như gạch cổ ở Mỹ Sơn, làm thủ công. Dù chưa từng làm gạch để trùng tu, nhưng tôi nghĩ các công đoạn cơ bản có những bước giống làm gốm. Quan trọng là “nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ họa”.

Từng viên gạch được trau chuốt như một sản phẩm của gốm. Bước khó nhất là nung bởi gạch to và dày. Sau khi gạch được phơi khô hoàn toàn thì mới đem nung, thời gian nung đến hai tuần. Nhiêu liệu đốt chính là củi. Khi nung thì cần biết nhìn lửa lò, nếu quá lửa hay thiếu lửa thì không thể đưa vào trùng tu” – ông Nguyễn Quá nói.

Nguồn

Cùng chủ đề

Mỹ Sơn ra mắt sản phẩm du lịch trải nghiệm bằng xe đạp

Đoạn đường lưu thông từ khu vực Nhà Đôi đi dốc tháp H và ngược lại. Ngay khi đưa vào sử dụng đã có nhiều khách tham gia trải nghiệm, bày tỏ thích thú với cảm giác được đi...

Duy Xuyên tổ chức diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ

Tại diễn đàn, đại diện doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất nêu nhiều ý kiến, khó khăn, vướng mắc trong quy trình, thời gian và thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thời hạn công...

Vũ điệu múa Chăm

Bà Nguyễn Thị Thu - nguyên cán bộ Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, bày tỏ: “Văn hóa phi vật thể tạo nên sức hấp dẫn, làm sống lại di sản nên việc biểu diễn múa...

Giữ vững kỷ cương của Đảng

Ông Nguyễn Quang Mạnh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Duy Xuyên cho rằng, từ nay đến cuối năm 2024, các cấp ủy, UBKT tiếp tục nâng cao chất lượng các cuộc KTGS đã đề ra trong...

Duy Xuyên giữ vững kỷ cương của Đảng

Ông Nguyễn Quang Mạnh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Duy Xuyên cho rằng, từ nay đến cuối năm 2024, các cấp ủy, UBKT tiếp tục nâng cao chất lượng các cuộc KTGS đã đề ra trong...

Cùng tác giả

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hà dự ngày hội đại đoàn kết tại Nam Trà My

Sáng ngày 8/11, tại thôn 1, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, đồng chí Nguyễn Mạnh Hà – Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời chia vui và động viên bà con đồng bào Xê Đăng trong nỗ lực giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà đánh giá cao sự nỗ...

Đôi tay lục tìm quá khứ

Mỗi ngày tôi thường lướt qua mấy tờ báo quen thuộc. Sáng nay gặp một bài viết về khảo cổ học trên báo Quảng Nam, lướt nhanh xuống tìm tên tác giả, tôi nhận ra một đồng nghiệp trẻ...

Giải bóng chuyền nữ, giải cầu lông chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Sáng ngày 8/11, Phòng GD-ĐT huyện Nam Giang tổ chức Giải bóng chuyền nữ, giải cầu lông chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024).Đây là hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, hưởng ứng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; góp phần nâng cao sức sáng tạo, tinh thần đoàn kết, thúc đẩy...

Mặt trận Hiệp Đức và dấu ấn từ giám sát

Điển hìnhÔng Nguyễn Tấn Hải - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hiệp Đức chia sẻ, nổi bật trong công tác giám sát thời gian qua là Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện...

ETax Mobile – Tiện ích cho người nộp thuế

Đối tượng chủ yếu sử dụng eTax Mobile bao gồm: người lao động hưởng lương làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; Hộ kinh doanh có phát sinh số thuế phải nộp; cá nhân, hộ...

Cùng chuyên mục

Đôi tay lục tìm quá khứ

Mỗi ngày tôi thường lướt qua mấy tờ báo quen thuộc. Sáng nay gặp một bài viết về khảo cổ học trên báo Quảng Nam, lướt nhanh xuống tìm tên tác giả, tôi nhận ra một đồng nghiệp trẻ...

Giải bóng chuyền nữ, giải cầu lông chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Sáng ngày 8/11, Phòng GD-ĐT huyện Nam Giang tổ chức Giải bóng chuyền nữ, giải cầu lông chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024).Đây là hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, hưởng ứng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; góp phần nâng cao sức sáng tạo, tinh thần đoàn kết, thúc đẩy...

Đời sống rực rỡ của thổ cẩm

Còn có bộ sưu tập thời trang “Tơ hồng” của nhà thiết kế Thủy Nguyễn từng nhận được nhiều sự quan tâm với các bộ trang phục lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian của dân tộc Thái....

Tổ chức lễ húy kỵ Chánh Đô án vũ sứ lộ Thăng Hoa Phạm Nhữ Dực lần thứ 615

Ngày 21/11/2018, mộ Phạm Nhữ Dực được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2020, UBND huyện Quế Sơn đầu tư hơn 300 triệu đồng, cùng với nguồn kinh phí đóng góp...

Áo dài muôn nẻo

Ông Vắn Nhật Bíu, chủ tiệm, kể chuyện thường gặp: nếu du khách Nhật đến tiệm cùng với bạn người Việt thì y như rằng, người bạn Việt sẽ tư vấn cho bạn Nhật, yêu cầu tiệm cắt may...

Câu hỏi cho thánh Allah

Những ngày xa xứ, thầy cô và bạn bè người Hồi giáo đã dạy cho tôi về tôn giáo này. Thầy tôi thì dạy cả hai trường phái Hồi giáo Sunni và Shia, nhưng tôi được tiếp xúc với...

Cecile Le Pham Nữ doanh nhân làm văn hóa

Địa chỉ để lan tỏa giá trị văn hóaDi sản không chỉ để giữ gìn mà còn để lan tỏa giá trị. Đó là tâm nguyện của Cecile Le Pham. “Tôi muốn thành lập bảo tàng tại Huế vì...

Thầy Phan Đăng vừa đi xa…

Bất ngờ ông hỏi: “Mi còn uống rượu nhiều không?”. Tôi gật. Ông cười “Tau từ ngày nghỉ hưu, vẫn làm việc như lúc đang đi dạy. Hãy làm việc đừng để não đơ, trượt”. Lúc đó, tôi hỏi...

Từ địa văn hóa, nghĩ về Sa Huỳnh

Tuy nhiên, các dấu vết văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện cho thấy mật độ phân bố địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam khá đậm đặc, tập trung vào các gò đất,...

Tìm hiểu danh xưng Đồ Bàn, Chà Bàn

Nhận định của Hoàng Xuân Hãn cũng phù hợp với cách viết của các học giả người Pháp đầu thế kỷ 20. Trong bài nghiên cứu của Louis Finot (1904), khi nói đến các “tỉnh lớn” của Champa, tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất