Powered by Techcity

Thành phố có những bảo tàng

394548559_812379034020119_5029650565094756301_n.jpg
Bảo tàng Quảng Nam đang nỗ lực để trở thành điểm đến được nhiều người biết đến Ảnh Bảo tàng Quảng Nam

Vệt ký ức đặc trưng

Đô thị cổ Hội An hiện là thành phố có nhiều bảo tàng của Việt Nam. Thực ra, các bảo tàng tại Hội An chỉ ở vai trò của những “phòng trưng bày chuyên đề”, tuy nhiên, người dân Hội An lẫn du khách đều gọi những nơi này là bảo tàng.

Từ Bảo tàng Lịch sử văn hóa, Bảo tàng văn hóa dân gian, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch… mở ra một vệt văn hóa về đô thị này. Hệ thống các bảo tàng của Hội An trở thành những điểm đến đặc biệt trong hành trình du lịch tại phố cổ.

Không chỉ có các điểm đến do Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An quản lý, đô thị này còn có những bảo tàng tư nhân đặc biệt. Đó là CSO Gallery – bảo tàng Truyện Kiều cùng nhiều vật phẩm như tem, tiền xu, tiền giấy.

Bảo tàng di sản vô giá – trưng bày hiện vật, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam từ nhiếp ảnh gia người Pháp. Hay một điểm đến thú vị khác, là An Nhàn Exquisite, hội tụ rất nhiều vật phẩm văn hóa của Tây Nguyên và các vùng miền khác.

Tại TP.Tam Kỳ, những ngày cuối tháng 4, một không gian đặc biệt trong lòng Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng mở ra cho người dân và du khách trải nghiệm. Chọn chủ đề “Kỷ vật – ký ức của chiến tranh”, Ban Quản lý Di tích và danh thắng Quảng Nam phối hợp cùng Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ thực hiện trưng bày, giới thiệu hiện vật, kỷ vật của những người mẹ, người vợ, người nữ chiến sĩ từng trực tiếp tham gia các cuộc chiến đấu; những kỷ vật của người chồng, người con, người thân trao gửi lại cho họ trước lúc ra trận…

Bà Hoàng Thị Bích Hạnh – Giám đốc Ban Quản lý Di tích và danh thắng Quảng Nam cho biết, không gian trưng bày dùng ngôn ngữ của bảo tàng để kể những câu chuyện về người thật, việc thật với cuộc sống chiến đấu và tình cảm dành cho gia đình của những người vợ, mẹ, con… trong các cuộc chiến.

Tam Kỳ hiện cũng là đô thị đang có những bảo tàng đặc biệt. Bảo tàng Quảng Nam ở trung tâm thành phố, hiện có hơn 30 nghìn đơn vị hiện vật gắn với nhiều giai đoạn lịch sử, cũng như các bảo vật quốc gia đặc biệt… đủ để phản ánh truyền thống lịch sử, văn hóa của Quảng Nam.

Hay mới đây, “bảo tàng đa dạng sinh học” ra mắt, với ý nghĩa là nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng cho xứ Quảng.

Những bảo tàng ở các vùng đất trở thành điểm kết nối, cũng là để làm dày dặn hơn bản sắc của một đô thị với vai trò lưu trữ của nó.

Điểm đến đặc biệt

Hơn 200 bảo tàng nhà nước và tư nhân có mặt trên khắp đất nước, với hơn 3 triệu hiện vật được lưu giữ, phản ánh toàn diện về đất nước và con người Việt Nam.

z5443249631701_f63c8a0a163e89daaab8e5adb36b79cd.jpg
CSO Gallerry bảo tàng tư nhân về tem tiền cổ và các ấn phẩm của Truyện Kiều Ảnh CSO

Bộ VH-TT&DL cho rằng, các bảo tàng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cũng như thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tuy vậy, phần lớn bảo tàng hiện mới chỉ dừng lại ở nhiệm vụ lưu giữ, phục vụ công tác nghiên cứu.

Người dân thành phố và khách du lịch trong nước vẫn chưa có thói quen tìm đến bảo tàng. Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra, các bảo tàng chuyên đề, bảo tàng lịch sử xã hội ở đô thị có sự trùng lặp về nội dung khiến cho khách tham quan cảm thấy tẻ nhạt.

Để tạo cú hích với những điểm đến đặc biệt này, nhiều địa phương đã triển khai các chiến lược cụ thể, cùng quy hoạch bài bản.

Với hệ thống bảo tàng đa dạng, trong đó có những bảo tàng tuổi đời trăm năm như Bảo tàng Điêu khắc Chăm hay sở hữu giá trị đặc biệt như Nhà trưng bày Hoàng Sa, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo, TP. Đà Nẵng chủ trương quy hoạch lại hệ thống bảo tàng theo hướng phát triển những địa chỉ này trở thành các điểm đến đặc trưng.

Địa phương này cũng đã phê duyệt và triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bước đột phá trong đầu tư bảo tàng, bởi Đà Nẵng dành vị trí đắc địa (vốn là Tòa đốc lý do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19) và nguồn ngân sách hơn 500 tỷ đồng cho dự án này.

Các bảo tàng ở Quảng Nam cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm đáng kể về mặt chính sách để thay đổi cách tiếp cận với công chúng. Từ các chương trình trải nghiệm, áp dụng số hóa hay tạo nên những câu chuyện sinh động về hiện vật, những bảo tàng nằm trong lòng thành phố của xứ Quảng đang nỗ lực để thu hút du khách hơn.

Tuy nhiên, cần nhiều hơn những cuộc quảng bá dưới nhiều hình thức để bảo tàng thực sự trở thành những điểm phải đến – khi muốn hiểu cặn kẽ về vùng đất.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tam Kỳ với những động lực mới

Thu ngân sách khởi sắcCũng như nhiều địa phương khác, năm 2024 TP. Tam Kỳ đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách, nhất là khoản thu tiền sử dụng đất phải điều chỉnh giảm...

Hội An công nhận 16 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Theo đó, các sản phẩm được công nhận gồm đèn tre để bàn; bơ hạt dẻ cười; khay gỗ “Ý vị nét sen xưa”; ngũ cốc sen quê rang củi; bộ trang sức thẻ bài chòi từ gốm; bình...

Du lịch Quảng Nam khởi động năm mới

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL thông tin, năm 2025 du lịch Quảng Nam đề ra mục tiêu đón khoảng 8,4 triệu lượt tham quan, lưu trú; trong đó khách quốc tế khoảng 5,7 triệu lượt,...

Những bản phả ký đặc biệt ở Tam Kỳ xưa

Mặt trước tấm bia này khắc 24 dòng đứng gồm khoảng 600 đơn vị chữ Nho nhiều kích cỡ khác nhau. Ở vị trí trán bia khắc một dòng ngang chữ lớn “Trần Đại lang tự sở xuất” (tạm...

Hội An đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Thành phố kỳ vọng hoạt động đón đoàn khách tham quan đầu tiên của năm 2025 sẽ là hoạt động mang tính biểu tượng thể hiện sự chào đón nồng nhiệt, lòng hiếu khách của người dân địa phương;...

Cùng tác giả

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

Thanh tra tỉnh Quảng Nam được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc

Chiều ngày 06/1/2025, Thanh tra tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến của ngành Thanh tra Quảng Nam lần thứ VI (2025 – 2030), tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng và Chánh thanh tra Nguyễn Đức Tiến chủ trì hội nghị.Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng trao cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể Thanh...

Phú Thịnh bầu các chức danh HĐND, UBND thị trấn sau sáp nhập

Đến dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, ông Vũ Văn Thẩm - Bí thư Huyện ủy Phú Ninh cho rằng, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo của HĐND, UBND thị trấn Phú Thịnh ngay...

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 56/CT-TU về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.Nội dung Chỉ thị nêu, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng năm mới lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế và động lực mới, thực hiện...

Trà Quế, từ cú hích làng du lịch tốt nhất

“Tuy nhiên làng du lịch tốt nhất không đồng nghĩa với việc Trà Quế đã là làng du lịch hoàn hảo. Việc được đưa vào mạng lưới các làng du lịch tốt nhất sẽ giúp Trà Quế có thêm...

Cùng chuyên mục

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Hấp lực từ bảo vật văn hóa Champa

Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm mở cửa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã có báo cáo sơ bộ về lượng khách tham quan kể từ năm 1936 cho đến năm 2018. Trong đó, giai đoạn từ 2005...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Những bản phả ký đặc biệt ở Tam Kỳ xưa

Mặt trước tấm bia này khắc 24 dòng đứng gồm khoảng 600 đơn vị chữ Nho nhiều kích cỡ khác nhau. Ở vị trí trán bia khắc một dòng ngang chữ lớn “Trần Đại lang tự sở xuất” (tạm...

Phả hệ làng, chuyện của đời người…

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông...

Thành cổ Quảng Nam qua Di sản Mộc bản Triều Nguyễn

Đến năm Bính Dần (1866), Phạm Phú Thứ, một người con của quê hương Quảng Nam đã tâu lên vua Tự Đức rằng, tỉnh Quảng Nam mất mùa mấy năm luôn, có người nói “vì cớ tỉnh thành ở...

Sôi động đêm nhạc hội đếm ngược đón giao thừa 2024 tại Quảng trường 24/3

Sự kiện âm nhạc và countdown (đếm ngược) đón giao thừa hoành tráng diễn ra từ 21h ngày 31/12/2024 đến 0h30 ngày 1/1/2025 với rực rỡ ánh sáng và âm thanh chất lượng cao. Đông đảo người dân đứng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất