Powered by Techcity

Thành cổ Quảng Nam qua Di sản Mộc bản Triều Nguyễn


tanhco1.jpg
Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam trong đó có họa đồ thành cổ Quảng Nam Nguồn Thư viện Quốc gia Pháp

Qua ghi chép của khối Mộc bản Triều Nguyễn – Di sản Tư liệu thế giới, chúng ta có thể hiểu hơn về quá trình xây dựng cũng như quy mô, kiến trúc của tòa thành Quảng Nam.

Chuyện đắp thành

Lịch sử thành tỉnh Quảng Nam được ghi lại, ban đầu dựng trấn dinh ở “xã Thanh Triêm, huyện Diên Phước, sau nhân biến loạn phải bỏ. Khi mới trung hưng, thu phục Quảng Nam, tạm đặt ở Hội An…”.

Năm Đinh Mão (1807), vua Gia Long lại cho dời đắp đến xã Thanh Chiêm, huyện Diên Phước. Năm Quý Tỵ (1833), nhận thấy địa thế cũ không còn thích hợp trong việc xây dựng thành trì, vua Minh Mạng đã cho dời chuyển thành Quảng Nam qua một vị trí khác.

Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 90, mặt khắc 18 ghi chép sự kiện này như sau: “Thành cũ ở xã Thanh Chiêm, địa thế chật hẹp và thấp. Vua nghĩ nên dời đi chỗ khác. Trước hết sai viên giám thành đi xem địa thế, chọn được một chỗ ở xã La Qua (Thanh Chiêm và La Qua đều thuộc Diên Phước) đồng bằng rộng rãi, đường sá trung độ, lại gần sông, chuyên chở tiện lợi (…) Vua liền xuống dụ sai thự lý Tuần phủ Đỗ Khắc Thư, thuê 6.000 người làm. Lại cho rằng xây thành là công việc to lớn, nên đặc cách sai Vũ lâm Tả dực Thống chế là Nguyễn Văn Trọng, đi trông nom mọi việc”.

579-202411251459302.jpg
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ quyển 33 mặt khắc 15 ghi về việc vua Gia Long cho dời dinh lỵ Quảng Nam đến xã Thanh Chiêm năm 1807 Nguồn Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Đến tháng 6, năm ấy, thành tỉnh Quảng Nam đã được xây đắp xong. Vua Minh Mạng vui mừng xuống dụ ban thưởng cho những người có liên quan: “Việc xây thành Quảng Nam, Quảng Trị và Hà Tĩnh đã xong, thưởng cho Đổng lý Tống Phước Lương và Tôn Thất Bằng do Kinh phái đi và từ Đốc, Phủ, Quản vệ trở xuống đều được gia cấp, kỷ lục, tấm sa và bạc có thứ bậc khác nhau. Lại sai các tỉnh thần (quan tỉnh – NV) lấy tiền kho ra thưởng cho dân phu làm thuê: Quảng Trị 4.000 quan, Quảng Nam và Hà Tĩnh mỗi tỉnh 6.000 quan”.

Thanh co2_53
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ quyển 53 mặt khắc 2 ghi chép về việc Phạm Phú Thứ xin vua Tự Đức di dời thành cổ Quảng Nam ra nơi khác Nguồn Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Vai trò của thành cổ

Cũng như nhiều tỉnh thành khác, thành tỉnh Quảng Nam được xây dựng dựa theo kiểu thành Vô băng (Vauban) – một dạng kiến trúc quân sự thiên về phòng thủ, vốn thịnh hành ở Pháp và Tây Âu vào thế kỷ 17, 18.

Về quy mô và kiến trúc của thành cổ Quảng Nam, Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 209, mặt khắc 30 còn biên chép: “Thành tỉnh Quảng Nam ở huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, chu vi 489 trượng 6 thước, cao 1 trượng 1 thước 3 tấc, xây tường đá ong, 4 cửa, 1 kỳ đài. Hào rộng 4 trượng 5 thước, dựng năm Minh Mạng 14”.

Sau khi được xây dựng, thành cổ Quảng Nam giữ vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, chính trị, không chỉ riêng đối với tỉnh Quảng Nam mà còn nằm trong tuyến phòng thủ bảo vệ kinh đô Huế.

Dưới triều vua Thiệu Trị, thành tỉnh Quảng Nam vẫn giữ nguyên hiện trạng như thời vua cha Minh Mạng. Chỉ đến triều vua Tự Đức, vào năm Canh Tuất (1850), vua đã cho sửa lại thành tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc tu sửa lần này không thấy được ghi lại chi tiết mà chỉ ghi ngắn gọn trong Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 5, mặt khắc 6 rằng: “Sửa thành tỉnh Quảng Nam”.

Thanh co3
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ quyển 5 mặt khắc 6 ghi về việc vua Tự Đức cho tu sửa thành tỉnh Quảng Nam năm 1850 Nguồn Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Đến năm Bính Dần (1866), Phạm Phú Thứ, một người con của quê hương Quảng Nam đã tâu lên vua Tự Đức rằng, tỉnh Quảng Nam mất mùa mấy năm luôn, có người nói “vì cớ tỉnh thành ở chỗ thấp trũng không tốt, xin tìm đất đặt tỉnh ra chỗ khác”.

Tháng 4 năm Ất Hợi (1875), vua Tự Đức mới sai người đến khám xét địa điểm để di dời thành tỉnh Quảng Nam.

Sự kiện này được Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 53 ghi lại, xin trích một đoạn: “Sai Lang trung Cao Hữu Sung đem 2 người thợ vẽ giám thành cùng với Linh đài lang Mã Trinh đến Quảng Nam hội khám đường sông tỉnh thành ấy.

Trước đấy Phạm Phú Thứ nói: Hạt ấy đặt tỉnh thành, đào sông Vĩnh Điện không hợp phong thủy, dân vật kém yên. Sơn phòng sứ Quảng Nam Nguyễn Tạo dâng sớ xin dời đặt tỉnh thành ở địa phận Quế Sơn hoặc Duy Xuyên. Lại xin lấp sông Vĩnh Điện, khai sông Ái Nghĩa…”.

Tuy nhiên, ý định chuyển dời thành cổ Quảng Nam ra nơi khác dưới thời vua Tự Đức đã không thực hiện được. Thành tỉnh Quảng Nam vẫn đóng tại địa điểm nơi vua Minh Mạng chọn trước đây.

Trải nhiều thăng trầm của lịch sử, thành cổ Quảng Nam đến nay đã hoàn toàn bị tiêu thổ. Tuy dấu tích chỉ còn lưu lại trong sử sách và một ít phế tích nhưng đủ để chúng ta có thể hoài niệm về một tòa thành đặc biệt, có kiến trúc vững chãi được đóng trên vùng đất Quảng Nam xưa.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/thanh-co-quang-nam-qua-di-san-moc-ban-trieu-nguyen-3146904.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam tăng cường sử dụng tiện ích qua ứng dụng VNeID

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2024 toàn tỉnh đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, ngành để tích hợp dữ liệu thẻ BHYT vào hệ thống VNeID, giúp hình thành Sổ sức khỏe điện...

Sớm khắc phục chậm trễ trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cử tri nhiều địa phương tiếp tục phản ánh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân hiện nay còn chậm, quá nhiều thủ tục, người dân phải đi lại nhiều lần, mất thời...

Quảng Nam sẽ lập đoàn kiểm tra hằng tuần về thực hiện chuyển đổi số

Trong năm 2025, các sở, ngành địa phương được yêu cầu tiếp tục rà soát, đẩy nhanh các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong năm 2024. Trong đó, chú trọng đảm bảo an ninh thông tin, bảo mật dữ...

Quảng Nam tổ chức ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tại TP.Hồ Chí Minh

Sự kiện diễn ra trong 4 ngày (dự kiến trong tháng 12 năm 2025) tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động như: Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam tại phía Nam; gặp mặt doanh...

Quảng Nam xúc tiến mở tuyến xe buýt Hội An – Mỹ Sơn

Theo đó, UBND tỉnh thống nhất đề nghị của Sở GTVT về việc cho phép triển khai tuyến xe buýt nội tỉnh chuyên biệt phục vụ du lịch Hội An - Mỹ Sơn - Cổng Trời Đông Giang.UBND tỉnh...

Cùng tác giả

Sớm khắc phục chậm trễ trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cử tri nhiều địa phương tiếp tục phản ánh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân hiện nay còn chậm, quá nhiều thủ tục, người dân phải đi lại nhiều lần, mất thời...

Quảng Nam tăng cường sử dụng tiện ích qua ứng dụng VNeID

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2024 toàn tỉnh đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, ngành để tích hợp dữ liệu thẻ BHYT vào hệ thống VNeID, giúp hình thành Sổ sức khỏe điện...

Quảng Nam sẽ lập đoàn kiểm tra hằng tuần về thực hiện chuyển đổi số

Trong năm 2025, các sở, ngành địa phương được yêu cầu tiếp tục rà soát, đẩy nhanh các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong năm 2024. Trong đó, chú trọng đảm bảo an ninh thông tin, bảo mật dữ...

Quảng Nam tổ chức ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tại TP.Hồ Chí Minh

Sự kiện diễn ra trong 4 ngày (dự kiến trong tháng 12 năm 2025) tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động như: Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam tại phía Nam; gặp mặt doanh...

Quảng Nam: Công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My

Sáng ngày 5/2, Huyện Bắc Trà My công bố Quyết định thành lập  Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy.Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Trà My cũng quyết định điều động ông Phan Công Lương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025,...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Tin nổi bật

Tin mới nhất