Powered by Techcity

Thần rắn trên sông mẹ Thu Bồn


le-ruoc-sac-phong-ba-chiem-son..jpeg
Lễ rước sắc phong Bà Chiêm Sơn Ảnh NHI THÀNH

Tín ngưỡng thờ thủy thần

Rắn thần Naga 7 đầu là biểu tượng của thần nước khởi nguyên trong hành trình sáng tạo vũ trụ, là Đại dương mà 9 vòng quấn quanh quả cầu thế giới, vòng 10 làm nền. Đó là thần của mọi loại nước trên mặt đất hay trên không, được biểu tượng hóa thành Sông Mẹ – Sông Thần.

Tín ngưỡng thờ thủy thần của cư dân lúa nước nổi bật với các loài rắn, rùa, thuồng luồng, đỉnh cao là thần Kim quy, rồi đến rồng với nhiều hóa thân (giao, cù, nghê, bồ lao…). Ảnh hưởng Ấn Độ hóa từ phương Nam, Naga là vị thần rắn thần thoại, với nhiều hình dáng kỳ dị người – rắn, hay người – thần thánh.

Naga trong Phật giáo Tây Tạng giúp bảo vệ kinh Phật để con người tiếp nhận. Naga 7 đầu xuất hiện phổ biến ở đền Angkor Thom. Với người Khmer, Naga là biểu tượng của cầu vồng – cầu thần diệu, lối vào xứ sở thần linh. Ở Ấn Độ, rắn luôn bảo vệ đức Phật đến khi ngài nhập Niết bàn, để cho Phật tử chiêm bái.

Naga được Hindu giáo coi là linh hồn của tự nhiên, vị thần bảo trợ nguồn nước – kho báu, mang mưa đến cho vạn vật tốt tươi lẫn lũ lụt, hạn hán.

Theo Mật tông, rắn Kundalini cuộn khúc ở chân cột sống, trên luân xa của trạng thái ngủ, dùng miệng ngậm bít đầu dương vật; khi thức dậy, rắn rít lên và thân thể cứng lại, liên tiếp leo lên các luân xa, dục năng dâng lên, sự sống tái hiện.

Về vũ trụ vĩ mô, Kundalini có hóa thân là rắn Ananta, cuộn vòng quấn lấy gốc của trục thế gian. Được gắn với Vishnu và Shiva, Ananta biểu trưng cho sự phát triển, sự tiêu hao năng lượng có tính chu kỳ, nhưng để bảo vệ thiên sứ, nâng và bảo đảm thế giới ổn định.

Ngôi nhà là trung tâm nên khi dựng nhà, người Ấn Độ đóng cọc vào đầu rắn Naga dưới đất, ở nơi mà thầy địa lý xác định. Chức năng cõng thế giới là của rắn, về sau thay thế bởi voi, bò đực, rùa, cá sấu…, nên trong tiếng Phạn, Naga là voi và cũng là rắn.

Nhiều khi, nó chỉ được biểu hiện bằng cái mõm, ở đầu một thân rắn, hoặc được một con rắn nâng lên…, để biểu hiện phương diện phàm trần, phổ biến với tính hung hăng, sức mạnh hiển lộ của vị thần bóng tối vĩ đại.

Cặp đôi Naga trong nghệ thuật tạo hình Hindu giáo thường thể hiện phần đuôi quấn vào nhau thành biểu thức dây thắt nút, đỉnh cao với chữ “Vạn” trong nghệ thuật Phật giáo. Không chỉ là hiện thân của thần Shiva hay vị thần bảo vệ đức Phật, Naga còn là biểu tượng, vị thần bảo vệ núi thiêng Meru trước kẻ thù đột nhập, quấy phá.

Kết nối đời sống văn hóa tâm linh

Trong hệ thống rắn thần nhiều đầu số lẻ, Naga 7 đầu là biểu tượng quyền năng, sức mạnh to lớn, đem lại nguồn sống hạnh phúc, bảo vệ con người trước nạn thủy tai.

Phổ biến trong văn hóa Khmer là hình ảnh thần nằm cuộn thân làm bảo tọa cho đức Phật ngồi nhập định bên sông, vươn cao 7 đầu làm tán bảo hộ ngài trước ma vương. Dạng thức này có thể bắt nguồn từ huyền thoại Bà la môn bởi thần Vishnu nằm ngủ trên mình rắn thần Naga. Nhờ sức mạnh thần thông đó, Naga 7 đầu là hộ pháp đắc lực của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tam vị Thủy tướng giúp kết nối trục thiêng núi Chúa – sông Thu Bồn – Cù Lao Chàm. Theo “Đại Nam nhất thống chí” thời Nguyễn, ven sông Thu Bồn có Ấn Sơn (núi Chúa) bởi sự hiện diện bao trùm của Bà Chúa Ngọc; Cù Lao Chàm có các đền Phục Ba tướng quân, Tứ Dương hầu và Bích Tiên; cũng có thuyết nói là các đền Cao Các Đại Vương, Phục Ba tướng quân và Bô Bô đại vương…

Tín ngưỡng thờ thủy thần là mạch nguồn kết nối đời sống văn hóa tâm linh xứ Quảng. Theo dòng Thu Bồn, từ Ái Nghĩa về Thanh Hà, ra Cù Lao Chàm có Tam vị Thủy tướng, là ba thần rắn, được thiêng hóa, nhân hóa rất đặc trưng.

Tục thờ rắn ở Thu Bồn được Việt hóa qua tài liệu Kê khai sự tích về Tam vị Thủy Tướng thời Tự Đức (1867), trong “Quảng Nam tỉnh tạp biên”. Xứ Cổ Na ở bàu Châu Lân, xã Ái Nghĩa có một ngôi miếu linh thiêng, miếu thờ Tam vị Thủy tướng, có chức năng chế ngự sóng biển, Phục Ba chính là thần rắn, chứ chưa hẳn là thờ thần Mã Viện.

Thần rắn trong hệ thủy thần rất quan trọng với vấn đề an dân trước khi ra biển, đúng thông điệp và sứ mệnh Phục Ba. Thần rắn Naga 7 đầu là dấu tích rõ nét của một ngôi chùa Phật giáo Champa đã được Việt hóa thành Bà Chiêm Sơn với nhiều nét đặc trưng trong thiết trí thờ tự, nghi lễ và phẩm vật cúng tế, làm nên lễ hội Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên) thiêng liêng. Quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư dân ở miền Trung đã làm nên những di sản văn hóa độc đáo, nổi bật tư tưởng và nhu cầu an dân sâu sắc, thiết thực của tiền nhân.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/than-ran-tren-song-me-thu-bon-3148352.html

Cùng chủ đề

Vua rắn Nagaraja

Cùng với tượng Nagaraja Mỹ Sơn, một pho tượng Nagaraja khác cũng được phát hiện tại Tháp Po Nagar Nha Trang. Tượng này cũng được chế tác vào khoảng thế kỷ 6 - 7. Như vậy, có thể nhận...

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đề xuất nhiều giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Thứ ba, đẩy nhanh triển khai và đưa các dự án đầu tư vào khai thác, sử dụng. Nhà nước phải đồng hành với doanh nghiệp, chủ đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, làm sao...

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết kiểm tra công trình chậm tiến độ, gây lãng phí

Sáng 15/2, đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cùng đoàn công tác kiểm tra các công trình, dự án chậm tiến độ, chậm đưa vào sử dụng, sử dụng đất kém hiệu quả, gây lãng phí trên địa bàn huyện Tiên Phước.Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận và chỉ đạo giải quyết nhiều vướng mắc, tồn tại của một...

Ăn gì phòng ngừa cảm cúm?

Những sai lầm phổ biếnSốt là cơ chế tự nhiên giúp cơ thể tăng thân nhiệt, tạo môi trường tối ưu để hệ miễn dịch tấn công các tác nhân vi rút. Khi vừa sốt là vi rút đang...

Về sông coi hội làng Đầm

Nguồn: https://baoquangnam.vn/ve-song-coi-hoi-lang-dam-3149015.html

Tiên Phước phải khắc phục triệt để các dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng và đoàn công tác cũng đã đến thăm, tặng quà cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Lãnh (con liệt sĩ,...

Cùng chuyên mục

Hội An đoạt 2 giải A tại Hội thi “Bước nhảy mùa xuân” tỉnh Quảng Nam

Bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Quảng Nam cho biết, hội thi nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam...

Giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội xứ Quảng

Theo các vị bô lão trong làng, tuy mỗi năm lễ hội diễn ra với quy mô khác nhau nhưng luôn trang nghiêm thành kính, thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng đến xem lễ bái.Sự hoài niệm,...

Làng nghề xứ Quảng và những ưu tư thời cuộc

Bên cạnh đó, thói quen của phần lớn người tiêu dùng đã có sự thay đổi, chuyển sang dùng những sản phẩm tiện lợi hơn, như nệm thay cho chiếu; rỗ, rá bằng nhựa thay cho rỗ, rá làm...

Vào mùa lễ hội xuân, Quảng Nam kiểm soát ngăn ngừa hành vi trục lợi

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định tại các chỉ thị, nghị định của...

Tết Nguyên tiêu thời nhà Nguyễn

Năm Minh Mệnh năm thứ 16 (1835), vua dụ Nội các rằng: “Năm nay, nhờ trời thương, Nam Bắc hai kỳ đều làm xong công cuộc lớn, giặc cướp đã dẹp yên, mùa màng thuận, năm được mùa, ta...

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất