Powered by Techcity

Tết Nguyên tiêu thời nhà Nguyễn


Người dân xếp hàng dâng hương tại Chùa Ông
Người dân xếp hàng dâng hương tại Chùa Ông Hội An

Điển lệ của triều đình

Sách Đại Nam thực lục ghi chép: vào năm Minh Mệnh năm thứ 16 (1835), vua dụ Nội các rằng: “Nhà nước xét theo phép xưa, làm sáng điển lễ. Hằng năm có 5 kỳ tế hưởng ở nhà tôn miếu, cho đến các tết như Nguyên đán, Thanh minh, Đoan dương, Trừ tịch đều có lễ tiến cúng để tỏ thành kính. Lễ nghi và ý nghĩa đã là chu đáo. Lại nghĩ: những ngày tuần tiết như: Thượng nguyên, Hạ nguyên, Trung nguyên, Thất tịch, Trung thu, Trùng dương, Đông chí, người xưa cũng có cúng lễ, mà tục nước ta thật thà chất phác chưa cử hành được hết. Sai Bộ Lễ xem xét và trình tấu.

Sau khi Bộ Lễ trình lên, vua chuẩn định: từ nay, phàm những tiết Đông chí, Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên đều làm cỗ bàn dâng cúng các miếu và điện Phụng Tiên, lễ nghi như lễ tiết Đoan dương (duy có tiết Thượng nguyên, gặp ngày đản ở điện Phụng Tiên thì những lễ phẩm cứ chiếu theo lệ, bày đặt như cũ, không phải làm thêm cỗ bàn). Còn những tiết Thất tịch, Trung thu và Trùng dương đều dùng hoa quả nước trà và của ngon vật lạ. Còn những tiết Thượng nguyên và Trung thu, thì treo đèn suốt đêm để nêu bật ngày tết nhằm thời tiết đẹp”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 4, Nxb Giáo dục, 2007, tr.747)

Đến năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), ngoài hai tết Thượng nguyên, Trung thu, tục lệ thắp đèn suốt đêm được vua chỉ dụ thực hiện vào tết Trung nguyên.

Vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), việc tổ chức Tết Nguyên Tiêu đã có những thay đổi so với lệ cũ, nhà vua chỉ định: Tết Nguyên tiêu, đời xưa gọi là tết tốt; ngày nay nhà nước nhàn rỗi, không ngại gì việc thưởng vui theo tục xưa, nhưng lòng ta lấy sự chăm lo làm chính, không lấy sự ăn chơi làm vui. Từ nay trở đi các tết lớn như Vạn thọ, Chính đán, Đoan dương, Đông chí, đều theo lệ làm việc; ngoài ra các tiết vui các mùa hằng năm, đều trước ngày ấy 5 ngày, tâu lên đợi chỉ, không được nhất khái câu nệ lệ cũ, vì lệ cũ không phải là ý của ta”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 6, Nxb Giáo dục, 2007, tr.707).

Có thể thấy, Tết Nguyên tiêu được tổ chức thường xuyên dưới các triều vua đầu nhà Nguyễn, đến thời vua Thiệu Trị, nhằm tránh sự lãng phí và những nghi thức không cần thiết đã có những quy định mới để thay đổi phù hợp với tình hình đất nước.

Về nghi thức cúng tế khi có nhà vua tham dự

Trong Châu bản triều Nguyễn năm Tự Đức thứ 23 (1870) có ghi chép nhà vua tham gia hành lễ như sau: … Thượng nguyên, Đoan dương, Thất tịch, Trung nguyên, Trung thu, Trùng dương, Đông chí, Hạ nguyên và các ngày sóc vọng hàng tháng cùng lễ ngũ hưởng và thường ngày, nếu như có Hoàng thượng đến làm lễ đều xin sắc thị trước. Bộ thần sẽ hội đồng với các viên Thị vệ sứ, Từ tế Chánh Phó sứ, đến chái phía Đông của miếu sở thiết đặt lễ phẩm chuẩn bị. Đến giờ Hoàng thượng khăn áo đầy đủ từ điện Cần Chánh lên xe đến khu đất bên ngoài miếu, theo cửa bên trái vào tiểu thứ nghỉ chân. Các nhân viên của Ty Từ tế áo mũ đầy đủ, theo các án thờ phụng đốt đèn, nến và mở trướng khám cho chỉnh tề. Một viên Trung sứ vào tấu mời Hoàng thượng ra nơi lập vị. Lễ xong Hoàng thượng xuống thềm trở về cung. Ngày làm lễ khắc 7 canh 5 ngày 14 tháng Giêng đều cho mở cửa Chương Đức để các sở ty đem lễ phẩm vào và lưu lại cho đến hết canh (dẫn theo Nguyễn Thu Hoài, Tết Nguyên tiêu và nghi thức cúng tế các lễ tiết trong Hoàng cung triều Nguyễn, 2019, – https://www.archives.org.vn/tin-tong-hop/tet-nguyen-tieu-va-nghi-thuc-cung-te-cac-le-tiet-trong-hoang-cung-trieu-nguyen.htm)

Chính sách của triều đình

Ngoài việc quy định thực hiện theo điển lệ, trong dịp Tết Nguyên tiêu, triều đình cũng đã có những chính sách ân điển đối với những người tôn thân đã chết.

Người dân cầu khấn mong an lành trong năm mới dịp tết Nguyên Tiêu
Người dân cầu khấn mong an lành trong năm mới dịp Tết Nguyên tiêu

Năm Minh Mệnh năm thứ 16 (1835), vua dụ Nội các rằng: “Năm nay, nhờ trời thương, Nam Bắc hai kỳ đều làm xong công cuộc lớn, giặc cướp đã dẹp yên, mùa màng thuận, năm được mùa, ta đã xuống ân chiếu 12 điều: từ tôn thân cho đến quan, lại, quân, dân, chẳng ai là không nhuần thấm ơn trạch. Lại nghĩ đến những người tôn thất đã chết: có người trước đây bỏ mình vì cuộc binh cách, có người nửa vời mà chết trẻ, có người còn nhỏ mà chết non, nghĩ đến rất là đau xót! Vậy nên làm lễ truy tiến phổ độ, cầu phúc đường âm để yên ủi hương hồn, nhằm tiết Hạ nguyên tháng 10, lập đàn phổ độ.

Vì tổ chức vào tiết Hạ nguyên rơi vào mùa rét, mưa gió, vất vả nên nhà vua chuẩn định: nhằm tiết Thượng nguyên tháng giêng sang năm, lập đàn chay trọng thể ở chùa Thiên Mụ, 21 ngày, đêm cúng phổ độ linh hồn cho các tôn nhân xa gần đã quá cố: cứ 7 ngày làm một đàn chuẩn tế chúng sinh. Lại làm sẵn cái tiếp vong gọi là: “Triệu linh đường” cũng cứ 7 ngày tế một lần. Còn các án bày ngôi vị ở đàn chay, người nào họ xa thì để chung bài vị, liệu tuỳ tiện chia đặt; người nào họ gần thì liệt kê rõ ràng, bày ngôi vị rộng rãi. Lại sắm nhiều đồ mã như quần áo, đồ dùng và bạc, vàng, tiền giấy để tỏ ý cảm nhớ như còn sống”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 4, Nxb Giáo dục, 2007, tr.771)

Có thể nói, dưới thời nhà Nguyễn, Tết Nguyên tiêu được coi trọng và tổ chức rất bài bản theo điển lệ triều đình. Ngày nay, lễ tết này là một trong những tập tục văn hoá, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được người Việt duy trì thường xuyên nhằm cầu mong năm mới được an lành, mọi việc hanh thông.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/tet-nguyen-tieu-thoi-nha-nguyen-3148849.html

Cùng chủ đề

Nguyên tiêu thưởng chiếc bánh trôi

Một số món ăn truyền thống đã ít nhiều mai một, nhưng với món bánh đầy ý nghĩa này, cứ mỗi dịp tết Nguyên tiêu hay ngày đưa ông Táo về trời, tết Đoan Ngọ lại thấy rộn ràng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Cùng tác giả

HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức kỳ họp thứ 29 khóa X nhiệm kỳ 2021 – 2026

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam vừa thông báo về tổ chức kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2021 – 2026.Theo đó, kỳ họp dự kiến tổ chức vào ngày 19/2/2025 nhằm xem xét, quyết định các nội dung: Thành lập, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định của cấp có thẩm quyền.  Phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh...

UBND huyện Hiệp Đức giảm còn 9 cơ quan chuyên môn sau sắp xếp, kiện toàn

Cùng với đó, tiếp nhận, chuyển giao chức năng, nhiệm vụ đối với các cơ quan:Văn phòng HĐND và UBND huyện Hiệp Đức: Tiếp nhận chức năng tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo trợ xã...

Công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Tam Kỳ

Tại hội nghị, Thành ủy Tam Kỳ đã công bố các quyết định về thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; Quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý; quyết định giải...

Vào mùa lễ hội xuân, Quảng Nam kiểm soát ngăn ngừa hành vi trục lợi

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định tại các chỉ thị, nghị định của...

Quảng Nam khẩn trương thực hiện các trình tự, thủ tục sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 11/2 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký công văn gửi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện phương án sắp xếp tổ chức bộ máy; Công văn nêu rõ:Trên cơ sở chỉ đạo tại Công văn số 24/CV-BCĐTKNQ18 ngày 18/12/2024, Công văn số 05/CV-BCĐTKNQ18 ngày 12/01/2025 của Ban Chỉ...

Cùng chuyên mục

Vào mùa lễ hội xuân, Quảng Nam kiểm soát ngăn ngừa hành vi trục lợi

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định tại các chỉ thị, nghị định của...

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất