Powered by Techcity

Tên làng, đánh mất là có tội với ông bà tổ tiên!

noi-chan-song.jpg
Chợ cá bên làng chài Mân Thái Ảnh HỒ XUÂN TỊNH

Sơn Chà hay Sơn Trà?

Một lần trên báo Quảng Nam có cuộc tranh luận về tên gọi Sơn Chà hay Sơn Trà. Người bảo vệ tên Sơn Chà thì viện dẫn về ký ức dân gian. Rằng ông bà nội ngoại họ đã gọi là Chà, hoặc dân biển Mân Thái, Thọ Quang ngay chân núi có phương pháp đặt chà đánh cá…

Người ủng hộ cách gọi Trà thì bảo trên núi có cây Trà, có người bảo có cây Sơn Tra, viện dẫn các tài liệu từ Hán, Pháp, sang Anh đến chính quyền miền Nam trước đây đều ghi chép là Trà. Quả thật không ai chịu ai!

Nhưng bất ngờ, có ý kiến rằng hãy tìm nguồn gốc từ này trong tiếng Chăm. Và ta có từ Ja, tức là ông. Ja đọc là Trà hay Chà đều được. Thì ra Sơn Trà là núi Ông! Thật đơn giản và dễ hiểu.

Cửa biển Đà Nẵng – một bên là núi Ông, một bên là núi Bà (Bà Nà). Rõ ràng nó khế hợp với lối tư duy thờ ông thờ bà ta thấy ở khắp nơi. Cù Lao Chàm có hòn Ông hòn Bà, thắng cảnh Bàn Than, các xóm dân làng chài từ Đà Nẵng vào Bình Định… cũng có hòn Ông hòn Bà.

Hơn nữa, Trà hay Chà gì cũng được nhưng nếu giữ được âm Trà, đến trăm năm nữa chẳng hạn, khi mọi ký ức về tên gọi dân gian đã phai mờ, thì ta có cơ sở để nhận ra mối liên hệ với các địa danh khác ở Quảng Nam có cùng âm Trà như: Trà Nhiêu, Trà Quế, Trà Đõa, Trà Kiệu… vì từ Sơn Trà, núi Ông, mà ta hiểu được rằng đó chẳng qua là vùng đất của ông Nhiêu, ông Quế, ông Đõa, ông Kiệu.

Âm Trà – cội nguồn liên kết

Kinh đô Champa trước thế kỷ 10 đóng ở Trà Kiệu nay. Tên Champa của nó là Simhapura, kinh thành Sư Tử, nhưng sử liệu chữ Hán sớm, trong Thủy kinh chú thì chép là kinh thành Điển Xung. Thật khó mà tìm ra mối liên kết nào từ tất cả tên gọi đó.

453-202405161556591.jpg
Một xóm dân làng chài ở biển Đà Nẵng ảnh chụp năm 1906 qua dấu bưu thiếp

Trong một cuộc hội thảo về Ngũ xã Trà Kiệu nhiều người nêu lên các giả thiết về tên gọi Trà Kiệu. Ví dụ như chữ Trà có bộ “thảo” ở trên, thực sự có mối quan hệ nào đó về thực vật cây cối như cây trà cây chè. Nhưng Trà Kiệu không có vùng nào trồng trà hay chè.

Còn âm Kiệu như thường lệ nhiều người tìm trong chữ Hán, Kiệu là từ có yếu tố Hán; Kiệu 㠐 (bộ Sơn nằm trên, dưới cùng có chữ Cao) phản ánh đặc điểm địa phương, có nhiều núi cao và nhọn. Nhưng vùng đất có nhiều núi cao và nhọn ở Quảng Nam nhiều lắm nhưng đâu có nơi nào lấy tên Kiệu nữa đâu?

Người khác thì nêu giả thiết rằng Trà là Chà Và, xưa để chỉ về người Ấn, và cả người Chàm; Kiệu chính là Kiều. Vậy Trà Kiệu chính là Ấn Kiều, Chàm Kiều. Nếu không có một cơ sở nào đó để bám víu thì cuộc suy luận tên gọi các làng hoặc địa danh vùng đất sẽ luôn là chủ quan và sẽ không có điểm dừng.

Rõ ràng ta thấy âm Trà, mặc dù chưa có gì chắc chắn có nghĩa là Ông, nhưng dù sao nó cũng cho chúng ta một hệ thống tên gọi ở Quảng Nam vào đến Quảng Ngãi. Nếu vì một lý do gì đó mất đi âm Trà thì ta cũng mất đi toàn bộ cội nguồn để liên kết.

Tên gọi dòng sông

Ở Quảng Nam, Ô Gia, Ô Đà và Nam Ô (Đà Nẵng) – hầu như là những tên làng không có nghĩa. Ô Gia thì có từ rất sớm trong “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An. Âm Ô hiện nay trong tiếng Chàm có nghĩa là “không” – nó chưa cho bất cứ một kết nối nào về nghĩa.

duoi-chan-hon-kem.jpg
Thượng nguồn sông Thu Bồn đoạn qua Hòn Kẽm Ảnh MINH THÔNG

Nhưng ta biết rõ đó là một từ Chăm qua sự kiện Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt qua đám cưới công chúa Huyền Trân. Vì vậy, Ô Gia, Ô Đà chắc chắn phải có một nghĩa nào đó.

Cũng như vậy, Thu Bồn có nghĩa gì không? Nhà nghiên cứu Trần Phương Kỳ (Trần Kỳ Phương) có lần bảo Thu Bồn chính là một trạm “thu thuế” của Chàm xưa nhưng chưa thấy ông dẫn chứng cứ liệu.

Nguyễn Sinh Duy thì bảo nghĩa của Thu Bồn chính là “sông nước mùa thu” hay “nước mùa thu sông Bồn” và dẫn dụng bài thơ “Thu Bồn dạ bạc” (秋湓夜泊) của vua Lê Thánh Tông. Thế nhưng tự dạng của chữ Thu Bồn vua Lê Thánh Tông dùng lại không giống với tự dạng chữ Thu Bồn được dùng chính thức xưa nay.

Có thuyết thì cho rằng Thu Bồn chính là ký âm từ “sumut drak” của ngôn ngữ Chăm với Sanskrit là “samudra”. “Sumut drak” cũng viết “sumutdrak”, có nghĩa là “biển”, “bờ biển”. Như vậy, một giả thuyết mới, Thu Bồn là tên gọi để chỉ dòng sông, vùng sông nước rộng lớn – nơi hòa vào Đại Chiêm hải khẩu.

Chưa hết, một bạn Chăm của người viết bài này bảo Thu Bồn chính là trái lòn bon trong cách gọi của người Chăm: Thbon, nghe thật hợp lý bởi bến Thu Bồn xã Duy Thu – là nơi tập kết trái lòn bon từ thượng nguồn chở về. Câu chuyện nguồn gốc tên gọi Thu Bồn chắc còn dài và cũng khó mà biết đâu là đúng nhất.

Đà Nẵng – kinh thành của thần Bão tố

Đà Nẵng cũng là một tên Chăm, Đà là Dak, là nước, Nẵng là rộng. Một vịnh nước rộng còn gọi là Vũng Thùng, nhưng có điều ít người biết là thế kỷ 12 về trước, Đà Nẵng là một thành phố lớn của Champa, thành Rudra-pura, Kinh thành bão tố. Rudra là thần bão tố. Điều này được ghi trên văn bia Khuê Trung.

Như vậy, Đà Nẵng với quần thể các tháp thuộc diện lớn nhất nhì cả nước như tháp Xuân Dương, Khuê Trung, Phong Lệ và được gọi là thành phố Bão Tố. Chưa đủ cứ liệu chắc chắn nhưng có rất nhiều khả năng đây là một tiểu quốc, một Mandala của vương quốc Champa.

Vua Lê Thánh Tông khi đứng trên đỉnh đèo Hải Vân nhìn xuống Vũng Thùng, ông gọi đó là thuyền Lộ Hạc. Lộ Hạc lại xuất hiện trong “Sử ký toàn thư” với tên gọi một nước: “Năm 1360, mùa đông tháng 10, thuyền buôn của các nước Lộ Hạc, Trà Nha, Xiêm La đến Vân Đồn mua bán, dâng các vật lạ”.

Một bằng chứng chưa chắc chắn, theo Linh mục Hoàng Gia Khánh thì Rudra-pura được người Chàm xưa đọc là Ruttrabiuh, hai âm đầu được đọc là Ru(t)drak. Và người Việt vào đã đọc hai âm đó là Lỗ Gián, Lộ Giản, Lỗ Giáng, Giáng La.

Nếu điều này được chứng minh thì ta có thêm cứ liệu để hình dung về không gian dân cư, đô thị của vùng đất Đà Nẵng nay vào các năm còn thuộc Champa, thậm chí là 1471, vì năm đó Lê Thánh Tông đánh đến cửa sông Cu Đê (Đà Nẵng) thì bắt được tướng Chăm là Bồng Nga Sa trấn giữ cửa sông này.

Với đôi dẫn chứng về tên gọi cũ xưa của các làng cổ, ta thấy rõ, những cái tên phản ánh trong nó một cuộc đan xen đa văn hóa, đa chủng tộc. Ẩn chứa trong những tên gọi nôm na, không nghĩa lý gì, là cả lịch sử hưng thịnh của một vương quốc, của sự kế thừa đang ngày càng mai một và sẽ bị xóa nhòa bất cứ lúc nào…

Nguồn

Cùng chủ đề

Căn cước vùng đất, trăn trở từ chuyện tách nhập

Nguồn “vốn xã hội” của địa danhTS. Nguyễn Thị Hậu: Với những quy định mới về sắp xếp các đơn vị hành chính huyện, xã, thôn... cần phải được nghiên cứu cẩn trọng. Đặt để địa danh mới (cũng...

Giữ tên cho trăm năm

2. Một bạn trẻ nhắc chuyện về những tên đất, tên làng, nói luôn rằng, có “bao nhiêu cái tên ở Hà Nội, Sài Gòn, không còn trên bản đồ nữa nhưng bất tử trong lòng người?”.Nó không mất...

Giữ ký ức sau mỗi chặng đường…

Đôi khi, chúng ta quên mình từng có nó. Để bữa nọ, lướt qua và bất chợt dừng lại thật lâu trước những món quà lưu niệm đã trong ngăn tủ tự bữa nào. Có món được bạn bè...

Bụi tre và biền bãi

Đến với những nơi này, có lẽ du khách đừng kỳ vọng vào một mô hình chuyên nghiệp hay sự điều hành, hướng dẫn quá chuyên môn.Hãy hòa với giọng nói, tiếng cười chất phác của các cô bác...

Hành hương… về xứ Quảng

Phó Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới - ông Zoltan Somogyu, từng nói, trong xu hướng phát triển của du lịch thế giới, du lịch tâm linh tiếp tục được nhấn mạnh. Lượng khách đi du...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Chính quyền và Công đoàn tỉnh Quảng Nam thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phối hợp.Ông Bửu cho biết, năm 2025 Quảng Nam đứng trước nhiều thách thức...

Mặt trận Quảng Nam phát huy kênh truyền thông báo chí

Quan tâm, tuyên truyền đậm nét một số nội dung, chủ điểm lớn như: Hội nghị gặp mặt cán bộ, công chức chuyên trách công tác mặt trận (từ 1997 đến nay); hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ,...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Cùng chuyên mục

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Hai bộ gia phả quý

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.Ông mất năm 1409, táng...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất