Powered by Techcity

Sáp nhập, cơ chế nào quản lý di sản đô thị?


img_3633.jpg
Khu đền tháp Mỹ Sơn thu hút nhiều dự án hợp tác trùng tu bảo tồn di sản từ các tổ chức quốc tế trong nhiều năm nay Ảnh Xuân Hiền

Cơ chế quản lý nào để các di sản văn hóa này vẫn giữ được giá trị nguyên bản, không bị cuốn theo guồng quay phát triển của đô thị hóa?

Nỗ lực bảo tồn

Hội An và Mỹ Sơn là hai viên ngọc quý của Quảng Nam. Dấu ấn của hai địa danh này không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước mà trở thành giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt của toàn cầu.

Hiện nay, Ban Quản lý Khu đền tháp Mỹ Sơn và Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An đều thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

Tại đô thị cổ Hội An, địa phương này đang quản lý di sản với tâm thế, hình thức của một đô thị di sản. Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Hội An thực hiện công tác quản lý và bảo tồn hơn 1.400 di tích được kiểm kê phân loại, trong đó có 27 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh và hơn 1.330 di tích nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố.

Trong số này phần lớn di tích là nhà ở, nhà thờ đơn lẻ, thuộc sở hữu tư nhân và tập thể, đang được người dân sinh sống và kinh doanh.

Trong khi đó, Trung tâm Văn hóa – thể thao và Truyền thanh – truyền hình TP.Hội An là đơn vị tổ chức khai thác và cung ứng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, bán vé tham quan du lịch… Hai đơn vị quản lý này hiện làm khá tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.

Trong nhiều hội nghị văn hóa của quốc tế, Hội An được đánh giá là hình mẫu của bảo tồn di sản đô thị với những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác bảo tồn.

Thành phố này không chạy theo mô hình đô thị hóa ồ ạt như nhiều nơi khác khi đặt ra các tiêu chí quản lý nghiêm ngặt, kể cả giới hạn về mật độ xây dựng. Tại Việt Nam, hiện Huế và Hội An là hai thành phố di sản có mặt trong danh sách các thành phố di sản của Tổ chức các thành phố di sản thế giới (OWHC).

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có quy định pháp lý riêng biệt về “đô thị di sản”, dẫu các luật và nghị định hiện hành đã tạo nền tảng cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong quá trình phát triển đô thị.

Đối với Mỹ Sơn, việc bảo tồn di sản thuận lợi hơn Hội An khi đây là khu di sản tĩnh với hơn 40 đền tháp và 1.803 hiện vật, phần lớn bằng chất liệu sa thạch, đất nung và gốm. Các hiện vật này được kiểm kê, bảo quản trong kho mở và trưng bày tại chỗ.

Nhiều năm nay, Mỹ Sơn đã hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước, thực hiện nhiều dự án trùng tu, bảo tồn các nhóm tháp quan trọng. Mỹ Sơn được đánh giá là hình mẫu trong công tác bảo tồn, trùng tu các di tích khảo cổ của thế giới. Lượng khách du lịch tại đây cũng tăng không ngừng. Năm 2024, Mỹ Sơn đón hơn 430 ngàn lượt khách, cao hơn thời điểm trước dịch COVID-19.

Cơ chế nào khi sáp nhập?

Nếu đặt vào một cơ cấu quản lý mới, khi không còn cấp huyện để giám sát trực tiếp, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các di sản phải đối diện nguy cơ bị lấn át. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có những giải pháp hợp lý. Dư luận cho rằng, khi đô thị hóa bùng nổ, cấp quản lý thay đổi, ở đơn vị hành chính lớn hơn, liệu bảo tồn có còn được ưu tiên?

Hoi An 3
Khu đô thị cổ Hội An được đánh giá là hình mẫu của bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của UNESCO Ảnh XUÂN HIỀN

Tương tự, bộ máy hành chính được tái cấu trúc, việc ai chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ di sản được đặt ra? Nếu không có hướng giải quyết hợp lý đối với bài toán bảo tồn trong cơn lốc phát triển, Hội An rất dễ trở thành khu du lịch bị thương mại hóa. Mỹ Sơn nếu thuộc về quy mô quản lý cấp xã, phường sẽ rất khó để thu hút các dự án trùng tu từ quốc tế.

Luật Di sản mới được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa. ​Luật này thể hiện rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, đồng thời cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý di sản văn hóa. Do đó, cùng với Bộ VH-TT&DL, chính quyền cấp tỉnh hoàn toàn có quyền phân cấp quản lý đối với di sản văn hóa tại địa phương.

Một trong những vấn đề cốt lõi là cơ chế quản lý di sản Hội An sẽ thay đổi ra sao nếu sáp nhập tỉnh. Đặc thù quản lý bảo tồn di sản Hội An buộc phải gắn với chính quyền địa phương, bởi cùng với số lượng di tích, đây là khu bảo tồn sống với những nếp văn hóa sinh hoạt diễn ra ngay trong khu vực bảo tồn.

Hiện tại, Hội An có những quy định nghiêm ngặt về xây dựng, giữ nguyên trạng cảnh quan phố cổ. Nếu cơ chế này bị nới lỏng để phù hợp với một chính quyền đô thị lớn hơn, di sản này có thể bị ảnh hưởng.

“Đặt giả thiết Quảng Nam và Đà Nẵng tái nhập tỉnh, số lượng di sản văn hóa thế giới nhiều hơn. Hiện nay, các khu di sản ở Quảng Nam đều có Ban quản lý hoặc trung tâm quản lý và đang hoạt động khá hiệu quả.

Phương án tối ưu chính là nhập các ban quản lý về cùng một đầu mối trực thuộc Sở VH-TT&DL hoặc UBND cấp tỉnh, thành phố. Từ đầu mối này, các đơn vị cũ vẫn hoạt động như nhiệm vụ đã làm trước đây dưới sự giám sát của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. “ – một cán bộ của Ban Quản lý Khu đền tháp Mỹ Sơn đề xuất.

Đây cũng là phương án được ghi nhận ở nhiều người làm văn hóa của Quảng Nam và TP.Đà Nẵng. Tất yếu sau lộ trình sáp nhập hành chính, cơ chế quản lý bảo tồn di sản phù hợp phải được tính toán, để giữ bản sắc văn hóa, hồn cốt của mỗi vùng đất.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/sap-nhap-co-che-nao-quan-ly-di-san-do-thi-3151700.html

Cùng chủ đề

Hội An đón hơn 1,2 triệu lượt khách trong quý I

Trong đó, tổng lượt khách đến thành phố khoảng 1.287.500 lượt, tăng 6,67% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng lượt khách mua vé tham quan các điểm du lịch của thành phố khoảng 942.000 lượt, đạt 91,02%. Tổng...

Huỳnh Kim và nghệ thuật macrame ở phố Hội

Trong không gian làm việc chỉ vài mét vuông, nhịp sống cũng như chậm lại, nhẹ nhàng hơn, Kim Macrame tiếp tục thắt những sợi dây hoàn thành chiếc váy họa tiết hoa sen, mây ngũ sắc cho các...

Mỹ Sơn được tạp chí Anh lựa chọn là điểm đến tôn giáo ấn tượng

Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Mỹ Sơn là một ví dụ điển hình, với một xã hội bản địa thích ứng với những ảnh hưởng...

Hội An sôi nổi sự kiện chào mừng ngày quê hương giải phóng

Sau 50 năm giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hội An không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời...

Định hướng lập tuyến đường sắt kết nối Đà Nẵng và Hội An

Hội An định hướng phát triển đô thị về phía Tây (phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà), tận dụng khả năng tiếp cận giao thông đối nội - đối ngoại, kết nối tốt với thị xã Điện Bàn, TP.Đà...

Cùng tác giả

Đảng bộ Chi đội kiểm ngư số 3 tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025

Với những thành tích nổi bật, Chi đội vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, nhiều năm liền đạt danh hiệu Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đơn vị vững mạnh toàn diện...

Giảm tại Thái Lan và Singapore

Tại Thái Lan và Singapore, giá cao su giảm nhẹ, trong khi tại Trung Quốc và Nhật Bản, xu hướng giá gần như đi ngang.Tại Nhật Bản, các hợp đồng cao su RSS3 trên sàn Tocom biến động nhẹ....

Tỉnh ủy Quảng Nam đánh giá tình hình thực hiện công tác quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2025

Sáng ngày 02/4, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 19 khóa XXII, thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết; Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng chủ trì hội nghị.Tuy nhiên, trong...

Quảng Nam bồi dưỡng kiến thức về BIM trong quản lý dự án xây dựng

BIM không chỉ chứa các mô hình 3D mà còn có các thông tin, dữ liệu của dự án; có sự phối hợp, chia sẻ thông tin xuyên suốt quá trình thiết kế, thi công, vận hành và bảo...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án

Sáng cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng kiểm tra tiến độ thi công dự án cầu Tam Giang, huyện Núi Thành. Dự án này kéo dài đã 8 năm, đến nay vẫn chưa hoàn thành.Dự án...

Cùng chuyên mục

Bí ẩn chữ cổ khắc trên đá nơi nguồn sông A Vương

Tây Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nơi đây còn hiện hữu những dấu tích chưa được khai quạt, giải mã.Hiện nay Tây Giang còn sở hữu 5 chiếc trống đồng Đông...

“Nối mạch” văn hóa xứ Quảng

Duy tân, thực chất là theo mới. “Mà theo mới chủ yếu chính là học các nghề khéo của Tây phương. Chúng ta thua Tây phương không phải vì tinh thần mà chính vì khả năng tổ chức, khả...

Bắc Trà My tổ chức Hội thi văn hóa thể thao dành cho học sinh dân tộc thiểu số

Sáng 1/4, huyện Bắc Trà My tổ chức Hội thi văn hóa thể thao dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS, năm học 2024 – 2025.12 trường THCS trên địa bàn huyện Núi Thành có học sinh dân tộc thiểu số tham gia hội thi, với nhiều nội dung tranh tài phong phú. Ở phần văn nghệ, mỗi đơn vị trình diễn hai tiết mục xoay quanh chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, thầy...

Bảo tàng Đà Nẵng đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1/4

Theo Bảo tàng Đà Nẵng, bảo tàng mở cửa từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần, đón khách ở cổng số 31 Trần Phú. Bảo tàng Đà Nẵng được đầu tư với tổng kinh phí hơn 500 tỷ...

Họa sĩ cùng gây quỹ xây nhà cho người nghèo miền Trung

Các tác phẩm được trưng bày phong phú về phong cách và chất liệu, từ sơn dầu, tranh lụa, giấy dó... Mỗi bức tranh là một câu chuyện, là tấm chân tình mà mỗi họa sĩ cùng gửi gắm...

Cần cốt cách khí khái người Quảng qua năng lực cãi!

Quảng Nam hay cãiSuốt mấy trăm năm, trong dân gian lưu truyền câu “Quảng Nam hay cãi…”. Từ thập niên 1820 đến nay (tức là từ khi xuất hiện đầy đủ bốn địa danh hành chính cấp tỉnh Quảng...

“Chuẩn hóa” bộ chữ viết Cơ Tu

Ngoài ra, TP.Huế và tỉnh Quảng Nam - hai địa phương cư trú chủ yếu của đồng bào Cơ Tu cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra một bộ chữ Cơ Tu thống nhất, hoàn chỉnh, đảm bảo...

Lá thư thời chiến

“Đường ra mặt trận vui ghê lắm”Tháng 4/1968, nữ nhà văn, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý gửi con gái mới 16 tháng tuổi cho bà ngoại để vào chiến trường miền Nam, sau 1 năm chồng chị -...

Ca sĩ Lý Ánh Nguyên ra mắt album ca nhạc “Người mẹ Quảng Nam”

Ca sĩ Lý Ánh Nguyên sinh năm 1998 tại huyện Đại Lộc, từng theo học Trường Cao đẳng Nghệ thuật Đà Nẵng. Trong hành trình nghệ thuật, nữ ca sĩ đoạt Huy chương Vàng cuộc thi tiếng hát TP.Đà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất