Powered by Techcity

Sáng tạo từ truyền thống: Không hề dễ

co-gai-tra-kieu.jpg
Tác phẩm Cô gái Trà Kiệu của Phan Cẩm Thượng

Những khái niệm như “dân gian đương đại”, “lấy cảm hứng từ truyền thống”, “phát huy giá trị truyền thống trong nghệ thuật đương đại”… nghe thì rất dễ, nhưng thực tế khó để thực hiện.

Cảm hứng từ… vũ nữ Trà Kiệu

Đáng lý các điệu múa trong điêu khắc – phù điêu cổ của Chăm, điển hình như “vũ nữ Trà Kiệu”, có thể trở thành mô-típ lớn cho nhiều sáng tác điêu khắc, hội họa.

Thế nhưng, từ giữa thế kỷ 20 đến nay, trên bình diện cả nước, những tác giả khai thác các mô-típ Chăm rất ít. Tiếp cận Mỹ Sơn, nhiều nhất có lẽ là nhiếp ảnh. Nhưng các tác phẩm tiêu biểu, vươn tầm ghi chép hiện thực để tạo ra ý niệm mới, câu chuyện mới cũng không nhiều.

Sáng tạo từ cảm hứng văn hóa Chăm xưa nay có lẽ thành công nhất là nghệ thuật múa. Biên đạo Đặng Hùng với tác phẩm múa “Khát vọng”, sáng tạo từ cảm hứng của tượng như Apsara, Shiva và 8 thế tay, 4 thế chân của múa cung đình Chăm. Năm 2001, tác phẩm này nhận được Giải thưởng nhà nước và được nhiều nơi dàn dựng lại.

Gần như cùng thời với Đặng Hùng và mở rộng ra văn hóa Chăm cả miền Trung, còn có nhà vũ đạo Lê Ngọc Canh, các biên đạo múa Phạm Minh Phương (tác phẩm múa “Những cánh hoa Chàm”), Thu Vân (Huyền thoại Ganesa), Phùng Nhạn (Đêm tháp cổ), Võ Thọ Thái (Gốm thắm tình người)…

Chỉ riêng thập niên 1990, đã có khoảng 40 tác phẩm múa lấy cảm hứng từ điêu khắc – phù điêu cổ của Chăm, trong đó có các biểu tượng múa nổi tiếng ở Quảng Nam.

Năm 2021, sau hàng chục năm quan sát Mỹ Sơn và Vũ nữ Trà Kiệu, họa sĩ Phan Cẩm Thượng đã sáng tác “Cô gái Trà Kiệu” (màu tự nhiên trên giấy dó, 60 x 120cm).

vu-dieu-champa.jpg
Tác phẩm Vũ điệu Chămpa của Võ Ngọc Lân Ảnh NVCC

Từ Apsara mình trần, đeo trang sức khi múa thời trung đại, Phan Cẩm Thượng vẽ thành khăn ô vuông đen trắng rất phổ biến trong trang phục Chăm và Khmer về sau này. Ông quan niệm con người từ thời Trà Kiệu đến nay, cả 10 thế kỷ, không thay đổi nhiều về sắc vóc, chỉ thay đổi chủ yếu về trang phục, về thần thái.

Ở Quảng trường 24/3, TP. Tam Kỳ có trưng bày tác phẩm “Vũ điệu Chămpa” (2015, cao 200cm, không tính đế) của nhà điêu khắc Võ Ngọc Lân. Anh sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh nhưng là người con của Quảng Nam.

Tác phẩm “Vũ điệu Chămpa” của Lân lấy cảm hứng từ vũ nữ Trà Kiệu, với những biến thể bay bổng, tự do. Xem tác phẩm này, dường như được gặp những vũ nữ Chăm thời nay, trong sắc phục mới, diện mạo mới.

Bắc nhịp cầu từ đôi mắt

Nhà điêu khắc Đỗ Xuân Diệu mấy chục năm nay sống tại TP.Hồ Chí Minh nhưng là người con của Hội An. Anh xuất thân trong gia đình có nhiều người làm về mỹ thuật và nghiên cứu. Do vậy, không khó hiểu khi Đỗ Xuân Diệu luôn đau đáu về các biểu tượng kiến trúc truyền thống của nơi này.

Trong các biểu tượng đó, anh chú ý đến mắt cửa của các nhà người Hoa ở Hội An, với khoảng 20 kiểu khác nhau. Tuy là một thành tố du nhập vào kiến trúc Việt Nam, nhưng khi đến Hội An, mắt cửa đã có những tiếp biến để trở thành biểu tượng đặc trưng của nơi này.

Một trong các tiếp biến đó là dùng hoa cúc 6 cánh hoặc 8 cánh xoáy tròn. Hoa cúc là biểu tượng có tính vương giả đặc trưng của Việt Nam, nhìn thấy từ trống đồng thời Đông Sơn cho đến nhà Nguyễn. Từ cảm hứng này, Đỗ Xuân Diệu làm nên tác phẩm điêu khắc “Mắt cửa” (2008, 120 x 140cm, không tính đế).

mat-cua.jpg
Tác phẩm Mắt cửa của Đỗ Xuân Diệu Ảnh Khiếu Thị Hoài

Tác phẩm tạo hình từ hoa cúc 8 cánh xoáy tròn, giữa là một “khuôn gió” vuông tròn – tạm gọi vậy – đã thành logo, biểu tượng của Hội An thời du lịch. Tác phẩm hiện được trưng bày lâu dài tại Bảo tàng Hội An.

Người dân Tam Kỳ cũng dễ dàng nhận ra trong vườn tượng điêu khắc trưng bày tại Quảng trường 24/3, có tác phẩm mang tên “Mắt biển” (2015, cao khoảng 140cm, không tính đế). Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Phạm Văn Dân, đến từ Quảng Ngãi.

Ông lấy hình tượng vỏ sò để tạo nên con mắt nhìn ra biển, canh giữ biển. Đó là cảm hứng trực tiếp, còn gián tiếp, khi xem “Mắt biển” vẫn có thể nghĩ đến mắt cửa ở Hội An, cũng có chức năng canh giữ như vậy. Lấy cảm hứng gián tiếp, hoặc từ vô thức, là những cách tiếp cận thường gặp trong nghệ thuật đương thời khi bắc nhịp cầu về truyền thống.

Làm sao dung hợp?

“Điểm nhãn” vài tác phẩm lấy cảm hứng từ các giá trị truyền thống, so với kho tàng Việt Nam đang sở hữu, vẫn thấy quá ít ỏi. Có phải do khó lấy cảm hứng sáng tạo?

Thực tế sáng tác và tiếp nhận cho thấy có hai lý do chính. Đầu tiên là tâm lý ngại bị so sánh của giới sáng tác. Bởi, khi dựa trên điều có thật, thì làm kiểu gì cũng bị so với nguyên mẫu. Trong đó, xu hướng bị chê xấu hơn là phổ biến.

mat-bien.jpg
Tác phẩm Mắt biển của Phạm Văn Dân Ảnh HD

Chính vì vậy, đa số tác giả, dù yêu quý vốn cổ, cũng thường chọn cách lấy cảm hứng gián tiếp, hương xa, để được an toàn hơn, tự do hơn.

Nhiều tác giả cũng ý thức ngay từ đầu rằng vốn cổ đã có giá trị tự thân, trường tồn theo năm tháng, nên cách tốt nhất là “kính nhi viễn chi”. Chưa nói, để nhận diện hoặc định nghĩa thế nào là tác phẩm phái sinh, thế nào là đạo nhái, cũng là việc khá rắc rối, đôi khi phụ thuộc nhiều vào cảm tính.

Thứ hai, đó là những phản ứng trực tiếp từ phía các đại diện cho truyền thống. Có một phim về người Chăm đã bị người Chăm khởi kiện, buộc cấm chiếu, cũng từng xảy ra. Đây không phải là trường hợp ngoại lệ, riêng có ở Việt Nam, mà nhiều nơi trên thế giới cũng có.

Điều này có cái hay là giúp bảo vệ tương đối nguyên vẹn các giá trị truyền thống, nhưng cũng vô tình ngăn cách các sáng tạo đương thời. Nếu xem văn hóa là một chỉnh thể bất biến, thì cách làm này đúng. Nhưng nếu xem văn hóa là tiếp biến, sống động, là có sinh ra và mất đi, thì cách khư giữ này chưa thật ổn.

Cả đôi bên đều cần cách nghĩ khác, tiếng nói khác, để làm sao liên thông, dung hợp, là tốt nhất.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bình an trong mỗi bước chân

Thái Lan đối với tôi là cả một sự thư thái, an lạc. Từ Bangkok tới Ayuttaya, Sukhothai, Chiang Mai, Hua Hin… tôi đã nhẩn nha ở bao thánh tích Phật giáo của đất nước bạn. Và tôi hoàn...

Đổi mới truyền thông khởi nghiệp

Theo TS. Đinh Việt Hòa, chính vì những điều đó, đội ngũ nhà báo cần có cái nhìn công bằng hơn với chủ thể khởi nghiệp. Với những giá trị mà họ mang lại, đội ngũ nhà báo càng...

Cùng tác giả

Thơm ngon bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ

Trong một tháng, cơ sở sản xuất khoảng 5.000 cái bánh, thu lãi 5 triệu đồng, tương đương với lãi 60 triệu đồng/năm. Đây là cơ sở để chị Trang và chị Linh mở rộng cơ sở sản xuất...

Ước cả năm 2024, Quảng Nam vượt và đạt 14/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế

Kinh tếTR.NGUYỄN - A.HUY • 28/11/2024 06:43(QNO) - Báo cáo (số 257, ngày 25/11/2024) của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, cho thấy trong số 17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra trong năm, ước sẽ có 14 chỉ tiêu vượt và đạt kế hoạch đề ra. Nguồn: https://baoquangnam.vn/uoc-ca-nam-2024-quang-nam-vuot-va-dat-14-17-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-3144935.html

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất