Powered by Techcity

Quanh ngọn Ấn sơn


z5829161584212_80fd3f76f48fcef923fed0276365bd58.jpg
Sông Thu Bồn đoạn dưới chân núi Chúa Ảnh XH

Tên gọi từ hình thế

Núi Ấn còn gọi là núi Chúa, Hòn Vung, Hòn Đền… là ngọn núi hùng vĩ nhất với độ cao gần 1.000 mét so với mực nước biển. Ấn sơn thuộc hệ thống núi Hòn Tàu, là một hệ thống núi có diện tích trên 100 km2, kéo dài qua ba địa phương Duy Xuyên, Quế Sơn, Nông Sơn.

Gọi là Hòn Vung vì núi có hình dạng như một cái vung úp xuống. Trong dân gian vẫn còn truyền câu ca dao: “Hòn Tàu, Hòn Kẽm, Hòn Vung. Ba hòn chụm lại đỡ vùng Quảng Nam”.

Thầy giáo Hà Văn Đa – người có khá nhiều nghiên cứu điền dã và tác phẩm về Nông Sơn cho rằng, do độ cao và thế đứng độc lập của núi Chúa, nên dù ở xa như Điện Bàn, Hội An… người ta vẫn nhận ra núi Chúa với dáng núi đặc biệt của nó, sừng sững một góc trời Quảng Nam. “Với độ cao và địa hình như vậy nên cùng với Hòn Tàu và các dãy núi Hòn Kẽm, Hòn Than… núi Chúa đã chi phối, ảnh hưởng trực tiếp, tạo nên những kiểu thời tiết, khí hậu cục bộ của vùng thung lũng Trung Lộc. Ngày xưa, những lão nông tri điền đã dựa vào màu sắc, hình dáng, sự chuyển động… của các đám mây bao phủ ở núi Chúa vào những buổi sáng, buổi chiều để đoán mưa, nắng và đã đúc kết thành kinh nghiệm dân gian: “Núi Chúa viền mây trắng, trời đang nắng chuyển mưa”, “Hòn Tàu, Núi Chúa ủ ê. Khe Canh, vườn Rượu dẹp nghề trồng khoai”… – thầy giáo Hà Văn Đa viết.

HÀ VĂN

Gọi là núi Ấn vì núi “có hình thể cao chót vót, đỉnh núi như hình cái ấn vuông sắc đỏ” (theo Đại Nam nhất thống chí).

Tên núi Chúa vì “trên núi có đền thờ bà Chúa Ngọc Tiên nương”. Người dân quanh vùng vẫn thường gọi bằng tên này.

Tên gọi Hòn Đền có lẽ xuất phát từ việc dưới chân núi là hệ thống đền tháp Mỹ Sơn, hệ thống đền tháp lớn nhất của người Chiêm.
Dân trong vùng cho rằng ngọn núi rất thiêng. Ai đốn gỗ trên núi đem về làm nhà thì trước sau gì nhà cũng bị cháy, nếu không chủ nhân cũng sẽ bị “bất đắc kỳ tử”. Có lẽ chuyện được lưu truyền nhằm “răn đe” người dân khai thác quá mức ngọn núi để giữ cho Ấn sơn luôn là một “cấm sơn”.

“Kìa núi Ấn, nọ sông Đà”

Phó bảng Nguyễn Đình Hiến (1872-1947) quê làng Lộc Đông huyện Quế Sơn (nay là xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn). Làng quê ông nằm dưới chân ngọn Ấn sơn. Ngồi ở làng luôn thấy ngọn Ấn sơn sừng sững trước mắt.

364802464_6516210685160615_8925909252081737374_n(1).jpg
Những ngọn núi dọc sông Thu Ảnh XH

Nguyễn Đình Hiến từng là “đồng môn” của Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) ở trường Đốc Thanh Chiêm do Trần Đình Phong giảng dạy. Hai ông cũng từng là “đồng khoa” trong khoa thi Hương năm Canh Tý (1900), Huỳnh là Giải nguyên và Nguyễn là Á nguyên. Huỳnh Thúc Kháng nhiều lần đến thăm Nguyễn Đình Hiến và từng được thấy sự hùng vĩ của ngọn Ấn sơn và rất ấn tượng về ngọn núi này.

Năm 1908, khi phong trào kháng thuế cự sưu nổ ra, Huỳnh Thúc Kháng bị bắt và bị kêu án tù chung thân đày Côn Đảo. Khi bị giam ở Đà Nẵng, ngày đi đày Côn Đảo, ông có làm bài hát nói có tên là “Bài ca lưu biệt”. Trong bài thơ có hai câu: Kìa núi Ấn, nọ sông Đà. Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt…

Núi Ấn ở đây là ngọn Ấn sơn, chủ sơn của Quảng Nam. Còn sông Đà ở đây là Đà Giang, cách gọi thời ấy của dòng sông chảy qua Đà Nẵng – ngày nay là hai dòng Cẩm Lệ và Hàn. Lần này cụ Huỳnh sử dụng núi Ấn và sông Hàn làm biểu tượng cho Quảng Nam chứ không dùng sông Thu Bồn và núi Ngũ Hành làm biểu tượng như nhiều người vẫn dùng lâu nay.

Năm 1947, trên cương vị Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Huỳnh Thúc Kháng được cử đi kinh lý miền Trung Trung Bộ. Khi đến Quảng Ngãi thì ông lâm bệnh qua đời. Vì ngại đường sá xa xôi lại trong điều kiện đang chiến tranh nên trước khi qua đời cụ có ý nguyện xin được chôn cất tại Quảng Ngãi. Nhân dân Quảng Ngãi đã trân trọng chôn cụ trên núi Thiên Ấn – một danh thắng cũng là chủ sơn của tỉnh.

Ngày nay nhiều người khi đến thăm mộ cụ trên núi Thiên Ấn nhìn xuống dòng sông Trà Khúc thơ mộng đã nghĩ rằng mộ cụ khớp với hai câu thơ cụ làm hồi năm 1908 (do nghĩ núi Ấn trong bài thơ là núi Thiên Ấn và đọc nhầm sông Đà thành sông Trà) và cho rằng Huỳnh Thúc Kháng đã “tiên tri” được nơi an nghỉ của mình trước đó 39 năm.

Đây là một sự trùng hợp “đặc biệt” dẫn đến một ngộ nhận … lý thú!



Nguồn: https://baoquangnam.vn/quanh-ngon-an-son-3142264.html

Cùng chủ đề

Người Quảng… “bạo nói”

Sĩ phu có khí tiết cứng cỏi, bạo nói, nóng nảy và hay cãiChính tinh thần nghĩa khí, cương cường nên người Quảng Nam thường sẵn lòng lao vào nguy khó để phò vua, giúp nước.Tinh thần “sốt sắng...

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sau phần lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại đền Thượng, Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa, thắp hương tại Lăng Hùng Vương; thành kính dâng...

Hội An đầu tư hơn 6,5 tỷ đồng tu bổ, sửa chữa di tích

Danh mục tu bổ, sửa chữa di tích được phê duyệt gồm: Quét vôi, kẻ bia các di tích cộng đồng và lịch sử cách mạng; sửa chữa một số hạng mục công trình, điểm di tích gồm Bảo...

Đại Lộc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều tối 6/4 (nhằm ngày 9/3 Âm lịch), tại Đền Tưởng niệm Trường An, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Lộc long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.Phần tế lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo nghi thức truyền thống. Văn tế nêu bật công lao to lớn của các Vua Hùng, các bậc tiền nhân hữu công và anh hùng liệt sĩ đã góp phần dựng nước, giữ nước và bảo vệ...

Đi về phía tây Quảng Nam…

Chính quyền, các nhà hoạch định chính sách du lịch Quảng Nam cần nghiên cứu quy hoạch không gian phát triển du lịch và ban hành rộng rãi chính sách thu hút nhiều nguồn lực xã hội khác nhau,...

Giá heo hơi hôm nay 7/4/2025 Miền Bắc tiếp tục chuỗi tăng mạnh

Giá heo hơi hôm nay 7/4/2025 tại khu vực miền Bắc tiếp tục chuỗi ngày tăng mạnhĐịa phương Giá (đ/kg) Biến động (đ/kg)Giá tại các địa phươngBắc Giang68,000-Yên Bái67,000▲2,000Lào Cai67,000-Hưng Yên66,000▲1,000Hải Dương66,000-Nam Định67,000▲1,000Thái Nguyên68,000▲2,000Phú Thọ69,000▲1,000Thái Bình68,000-Hà Nam67,000▲1,000Vĩnh Phúc68,000▲1,000Hà Nội68,000-Ninh...

Cùng chuyên mục

Hội An đầu tư hơn 6,5 tỷ đồng tu bổ, sửa chữa di tích

Danh mục tu bổ, sửa chữa di tích được phê duyệt gồm: Quét vôi, kẻ bia các di tích cộng đồng và lịch sử cách mạng; sửa chữa một số hạng mục công trình, điểm di tích gồm Bảo...

Đại Lộc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều tối 6/4 (nhằm ngày 9/3 Âm lịch), tại Đền Tưởng niệm Trường An, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Lộc long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.Phần tế lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo nghi thức truyền thống. Văn tế nêu bật công lao to lớn của các Vua Hùng, các bậc tiền nhân hữu công và anh hùng liệt sĩ đã góp phần dựng nước, giữ nước và bảo vệ...

Cây găng néo làng Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông) được công nhận Cây di sản Việt Nam

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với cây găng néo

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Cơ chế thuận lợi bảo tồn di sản

Đại diện các tổ chức này chia sẻ, thường họ sẽ dễ dàng đóng góp tài chính cho các dự án bảo tồn di sản văn hóa, trùng tu các di tích… do các cơ quan chuyên môn quản...

Học sinh trải nghiệm dập tranh giấy dó tại Bảo tàng Hội An

Đây là hoạt động trải nghiệm mới lạ, bổ ích, giúp học sinh tiếp cận các di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. ...

Nuôi dưỡng đam mê với văn hóa truyền thống

Đồng bào Cơ Tu hay bất kỳ các tộc người DTTS sinh sống ở núi cao đều tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều đó thể hiện tầm quan trọng không thể thay thế...

Điện Bàn bảo tồn hiệu quả các giá trị truyền thống

Ngày 12/3/2024, di tích mộ Phạm Phú Thứ (xã Điện Trung) và địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nâng tổng số di tích quốc...

Cây găng néo tại thôn Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông, Núi Thành) được công nhận “Cây di sản Việt Nam”

Theo ông Trần Đình Khánh - Trưởng thôn Trà Tây, cây găng néo (dân địa phương gọi là cây đầu gành) tại khuôn viên lăng cô bác Đầu Gành có từ rất lâu đời, tính đến nay khoảng hơn...

Những đời thường của di sản

Và đó là căn nguyên để gia tài ảnh của Réhahn đặt tại Hội An mang tên “Di sản vô giá”, với phần lớn khung hình là con người cùng đôi mắt thăm thẳm, nụ cười lành hiền. Những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất