Các giải pháp kiểm soát nợ sẽ theo hướng rà soát, bố trí (hoặc đề xuất bố trí) kế hoạch vốn trả nợ dứt điểm dự án hoàn thành đã được cấp thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Ưu tiên bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản cho dự án chuyển tiếp; còn thừa mới bố trí khởi công mới các dự án thật sự cấp thiết.
Nợ đọng xây dựng cơ bản năm 2015 về trước cần rà soát, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn trong tổng mức đầu tư, báo cáo bằng văn bản cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021 – 2025 để bố trí kế hoạch vốn xử lý dứt điểm.
Thực hiện quyết toán các dự án, hạng mục dự án hoàn thành để có cơ sở tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch vốn thanh toán nợ.
Đối với nợ xây dựng cơ bản dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách trung ương từ năm 2020 trở về trước, các chủ đầu tư cần chủ động rà soát, tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền cho chủ trương sử dụng vốn ngân sách tỉnh thanh toán nợ khối lượng hoàn thành.
Nợ các dự án thuộc nhiệm vụ chi cấp tỉnh, chủ đầu tư phải nhanh chóng hoàn thành thủ tục quyết toán để bố trí vốn thanh toán nợ.
UBND cấp huyện tập trung kiểm soát nợ xây dựng cơ bản, chỉ đạo UBND cấp xã kiểm soát nợ xây dựng cơ bản. Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh đối với việc để phát sinh nợ xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương.
Sở KH-ĐT, Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, rà soát việc bố trí vốn, giải quyết tình hình nợ xây dựng cơ bản, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xử lý các phát sinh, vướng mắc.
Nguồn: https://baoquangnam.vn/quang-nam-tap-trung-xu-ly-no-xay-dung-co-ban-du-an-dau-tu-3142413.html