Powered by Techcity

Quảng Nam giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

dang-do-dau-tu-2-.jpg
Tuyến ĐT609 vẫn bị vướng mặt bằng chưa thể thi công nên phải xin kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư Ảnh TD

Không tiêu hết vốn

Kế hoạch giải ngân đạt 95-100% vốn đầu tư công năm 2023 đã không thể thực hiện được khi tỷ lệ giải ngân đến hết ngày 31/1/2024 (không bao gồm các dự án do Trung ương quản lý) chỉ đạt 79,7% (7.987/10.018 tỷ đồng).

Không thể giải ngân hết vốn, UBND tỉnh buộc phải trình HĐND tỉnh duyệt cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân nguồn ngân sách địa phương sang năm 2024.

Thống kê tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 nguồn ngân sách địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) không giải ngân hết, đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 635,126 tỷ đồng của 1.002 dự án.

Ngân sách tỉnh chiếm 395,14 tỷ đồng (340 dự án), ngân sách cấp huyện 212,419 tỷ đồng (446 dự án) và ngân sách xã 26,567 tỷ đồng (216 dự án). Phân tích cho thấy, có 8/1.002 dự án thuộc “các dự án bồi thường tái định cư, giải phóng mặt bằng”, chiếm 0,8%.

Có 289/1.002 dự án thuộc “các dự án được bố trí kế hoạch vốn để hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch nhưng không được bố trí vốn kế hoạch năm sau”, chiếm 28,7%.

97/1.002 dự án thuộc “các dự án được bổ sung kế hoạch đầu tư từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư từ ngân sách nhà nước hằng năm nhưng chưa được cấp thẩm quyền cho phép giải ngân vào năm sau”, chiếm 9,8%.

Nhiều nhất là 608/1.002 dự án được xác định thuộc trường hợp “các dự án bị ảnh hưởng tiến độ do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Số này chiếm 60,7%.

Ông Nguyễn Quang Thử – Giám đốc Sở KH-ĐT nói, các chủ đầu tư đều cam kết 1.002 dự án và số tiền chuyển sang này đảm bảo các tiêu chí theo yêu cầu kéo dài và sẽ giải ngân hết vốn khi kết thúc niên độ tài chính 2024.

Chờ HĐND tỉnh

Ông Nguyễn Quang Thử cho hay, kể từ năm 2021 (thực hiện giải ngân trong 1 năm), nên cơ quan quản lý tham mưu UBND tỉnh bố trí sát vốn với khả năng thực hiện dự án, bảo đảm giải ngân hết 100% kế hoạch vốn. Nhưng tiến độ giải ngân luôn ì ạch, việc không sử dụng hết vốn tiếp tục tái diễn khiến chính quyền, cơ quan quản lý “sốt ruột”.

ha-tang-se-duoc-dau-tu-3-.jpg
Đầu tư hạ tầng Tiểu khu I Khu Kinh tế Cửa khẩu Nam Giang là một trong những dự án buộc phải kéo dài vốn đầu tư sang năm 2024

Năm nào các chủ đầu tư cũng xin kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn, đẩy áp lực giải ngân vốn đầu tư cho các năm sau, bởi ngoài việc phải giải ngân hết vốn kế hoạch năm 2024 lại phải gánh thêm chuyện phải giải ngân cho hết số vốn kéo dài, khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư năm nào cũng không thể đạt kế hoạch.

Theo ông Nguyễn Đức – Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh, các dự án gặp bất trắc, bất khả kháng, xin kéo dài thời hạn thực hiện và giải ngân vốn ngân sách địa phương đúng thẩm quyền của HĐND.

Tuy nhiên, ông Đức nói khá ngạc nhiên và bất thường khi số lượng dự án và kế hoạch vốn các năm chưa giải ngân hết vẫn còn khá lớn (năm 2022 hơn 1.206 dự án, năm 2023 là 1.002 dự án).

Nhất là đa số được xác định thuộc các trường hợp bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan không thể lường trước được (năm 2022 là 50,75% và năm 2023 là 60,7%); hoặc trường hợp được bố trí kế hoạch vốn để hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch nhưng không được bố trí vốn kế hoạch năm sau (năm 2022 là 37,48% và 28,7% năm 2023).

Vì sao chính quyền, cơ quan quản lý đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn, kể cả các chế tài kèm theo cho người đứng đầu chịu trách nhiệm, nhưng nhiều năm qua vẫn tái diễn không sử dụng hết vốn đầu tư? Chưa năm nào HĐND bác bỏ đề xuất này của các chủ đầu tư.

Tuy nhiên, nếu các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn có thể dễ dàng được thông qua, thì 36 dự án với kế hoạch vốn đề nghị kéo dài khoảng 96 tỷ đồng, không thuộc kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, không thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh (2021 – 2025), chỉ được hỗ trợ từ nguồn tiết kiệm chi, tăng thu, nguồn sự nghiệp kinh tế rất khó để giải quyết.

Ông Nguyễn Đức cho biết, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh sẽ thẩm tra kỹ lưỡng và tiếp tục phân tích, mổ xẻ, có báo cáo chính thức trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét trước khi trình kỳ họp HĐND tỉnh sắp đến.

Theo ông Đức, điều quan trọng nhất là sự cam kết của các địa phương về giải ngân hết kế hoạch vốn kéo dài sang năm 2024. Cần đặt trách nhiệm của chủ đầu tư, năng lực nhà thầu, người sử dụng vốn ngày càng cao hơn, minh bạch hơn vốn ngân sách, đảm bảo việc sử dụng ngân sách, chi tiêu đúng, chặt chẽ.

Hạn chế đến mức thấp nhất việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư. Chấm dứt tình trạng khi địa phương xin hỗ trợ mà không thể tiêu hết vốn, trong khi nguồn lực ngân sách ngày càng có hạn.

Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Nam sẽ kỷ luật người đứng đầu đơn vị “ôm vốn” trong đầu tư công

Ông Trần Anh Tuấn nhắc nhở các đơn vị, đặc biệt là các huyện miền núi và các ban, sở phụ trách chương trình MTQG cần tận dụng tối đa thời gian để phê duyệt dự án và thực...

“Phải truy trách nhiệm đến cùng các đơn vị chậm trễ giải ngân”

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng nghiêm khắc phê bình các đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân chậm, thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh."Tỉnh chỉ đạo tập...

Quảng Nam miễn tiền thuê đất tối đa 50 năm đối với dự án ưu đãi đầu tư

Đáng chú ý, trong mỗi dự án chỉ miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất sử dụng đúng mục đích xã hội hóa, phi lợi nhuận. Phần diện tích đất sử dụng không đúng mục đích không...

Chậm giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 30/11/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài đạt cao hơn cùng kỳ năm 2023 (tỷ lệ 30,3% so với 24,89% cùng...

Các địa phương vùng trung du, đồng bằng giải ngân 52% vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cho rằng, các địa phương vùng trung du, đồng bằng có tổng nguồn vốn không nhiều như các huyện miền núi; đồng thời đây là giai đoạn cuối cùng trong năm...

Cùng tác giả

Năm 2024, Quảng Nam giải quyết đúng hạn 99,76% hồ sơ thủ tục hành chính ở cấp tỉnh

Tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND tỉnh tặng giấy khen 7 tập thể, 11 cá nhân hoàn thành tốt công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC năm 2024.Năm 2024, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri các xã cánh Đông huyện Thăng Bình – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 6/1/2025, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam gồm Đại tá Hoàng Văn Mẫn – Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, ông Phan Thanh Thiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiếp xúc với gần 100 cử tri thị trấn Hà Lam, xã Bình Nguyên và các xã cánh đông huyện Thăng Bình.Sau khi nghe đại biểu HĐND tỉnh thông tin những nội dung kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa X,...

Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam triển khai công tác biên phòng 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều ngày 06/1/2025, Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác biên phòng năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu dự hội nghị.Dịp này, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Nam được Bộ Quốc Phòng tặng cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng”; nhiều tập thể, cá nhân được UBND tỉnh, Chính ủy BĐBP tuyên dương, khen thưởng vì đã...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

Giai đoạn 2020 – 2024 , ngành thanh tra Quảng Nam kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 12 vụ việc

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong 5 năm (2020 - 2024), toàn ngành thanh tra tỉnh tiến hành 1.028 cuộc thanh tra hành chính; đã ban hành 969 kết luận thanh tra; phát hiện sai phạm 214,18 tỷ đồng và 361.555m2 đất; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 131,852 tỷ đồng và 315.737m2 đất.Ngành kiến nghị chấn chỉnh, giảm trừ giá trị quyết toán, xử lý khác 82,328 tỷ đồng và 45.818m2 đất; kiến...

Cùng chuyên mục

GDP Việt Nam năm 2024 tăng 7,09%

Theo số liệu công bố sáng 6/1 của Tổng cục Thống kê, GDP quý IV/2024 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước đó.Như vậy, GDP 2024 tăng 7,09% so với năm 2023. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong 15 năm qua, cho thấy kinh tế phục hồi rõ nét.Tăng trưởng kinh tế vượt 7% của Việt Nam là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn khó...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo...

Từ 1/1/2025, dự án đầu tư của Quảng Nam dưới 15 tỷ đồng do Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán

Theo đó, UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.Cụ...

Đưa 600 mặt hàng lên trang sản phẩm của Quảng Nam

Trong đó Sở Công Thương đã xây dựng, đưa vào hoạt động trang sản phẩm tỉnh Quảng Nam (sanpham.quangnam.gov.vn) tích hợp ứng dụng Smart Quảng Nam với 600 sản phẩm của 127 cơ sở, doanh nghiệp. Sở NN&PTNT hỗ...

Tam Kỳ với những động lực mới

Thu ngân sách khởi sắcCũng như nhiều địa phương khác, năm 2024 TP. Tam Kỳ đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách, nhất là khoản thu tiền sử dụng đất phải điều chỉnh giảm...

Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Việc tổng kiểm kê thực hiện theo Quyết định số 213 ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết...

Phát triển kinh tế – xã hội của Quảng Nam năm 2025: Vì mục tiêu tăng trưởng “hai con số”

“Chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để lưu ý và làm tốt hơn trong giai đoạn sắp tới. Không được bi quan trước khó khăn, nhưng cũng không thỏa mãn với những gì đã...

Điều chỉnh tiến độ thực hiện một dự án ven biển phường Điện Dương đến hết năm 2026

Theo đề nghị của Sở KH-ĐT, ý kiến của UBND thị xã Điện Bàn và Sở TN-MT, UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án này đến tháng 12/2026 sẽ hoàn thành, đưa toàn bộ...

Hội An có hơn 100.000 chậu quật cảnh phục vụ Tết nguyên đán Ất Tỵ

Riêng xã Cẩm Hà có hơn 350 hộ trồng quật bán dịp Tết, với khoảng 71.000 chậu các loại. Đến thời điểm này, các nhà vườn trồng quật đã được các thương lái đến hỏi mua và đặt cọc...

Kiệu tết chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất