UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh và đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các hội – đoàn thể thuộc tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm, hưởng ứng, thực hiện tốt việc THTK-CLP.
Cả hệ thống chính trị và xã hội xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, trước hết là nhiệm vụ của các cấp tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; là văn hóa ứng xử của mỗi đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị…
Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế – xã hội cho phát triển địa phương, nâng cao cuộc sống nhân dân.
Các địa phương, đơn vị đa dạng hóa nội dung, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng, gắn với việc biểu dương gương điển hình người tốt, việc tốt trong THTK-CLP để nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để công chức, viên chức, người lao động hiểu, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc THTK-CLP.
Ngành chức năng và các địa phương rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, hoàn thiện theo thẩm quyền hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công để làm giảm hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, tài nguyên, thời gian lao động làm căn cứ để thực hiện, nâng cao hiệu quả công tác THTK-CLP.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước; tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản công.
Cơ quan liên quan đẩy mạnh công công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về THTK-CLP; tập trung vào những lĩnh vực, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo.
Qua đó, kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước.
Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng kế
hoạch, chương trình cụ thể về THTK-CLP; nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, vận động gia đình, nhân dân tích cực tham gia thực hiện. Cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu nêu cao trách nhiệm giải trình đối với việc gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản công.
Ủy ban MTTQ Việt Nam, các hội – đoàn thể thuộc tỉnh tăng cường lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội trong công tác thể chế hóa và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật về THTK-CLP; thông qua công tác giám sát kịp thời xử lý sai phạm (nếu có).
Nguồn: https://baoquangnam.vn/quang-nam-day-manh-phong-trao-thi-dua-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-3136823.html