Trong đó, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng 62,85%, tăng 1,6% so với đầu tháng, tăng 4,91% so với đầu năm; tín dụng trung, dài hạn 37,15%, tăng 1,3% so với đầu tháng, giảm 3,17% so với đầu năm.
Chiếm thị phần cao trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (32,54%); công nghiệp chế biến, chế tạo (15,52%); nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (10,8%); kinh doanh bất động sản (9,26%).
Đến cuối tháng 7, tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh là 2.077 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,91% tổng dư nợ, giảm 51,4% so với tháng trước).
Ông Phạm Trọng cho biết, các ngân hàng thương mại đang đẩy nhanh thu hồi nợ xấu. Ước đến cuối năm 2024, nợ xấu còn 1.000 tỷ đồng (giảm 33,5% so với cùng kỳ). Đến nay, toàn địa bàn có 7/33 đơn vị tín dụng có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vượt mức 3%.
Nguồn: https://baoquangnam.vn/quang-nam-co-7-33-don-vi-tin-dung-co-ty-le-no-xau-du-no-vuot-muc-3-3139198.html