Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Họ là những tấm gương điển hình làm kinh tế, là cầu nối tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là trong việc vận động người dân hưởng ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đẩy lùi các hủ tục, và chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn.Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương, tích cực thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.Thời gian qua, hàng chục hộ dân tại xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang phải đối mặt với tình trạng ngập úng và sạt lở đất canh tác do hoạt động tích nước của Thủy điện Đăk Psi 6. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng, nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đăk Psi 6 vẫn chưa có phương án đền bù thiệt hại.Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn, tỉnh Lào Cai phấn đấu trước tháng 9/2025, toàn tỉnh sẽ hoàn thành xong hỗ trợ làm nhà ở cho 8.227 hộ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó, huyện Nông thôn mới Bảo Thắng quyết tâm là địa phương sẽ hoàn thành xóa nhà tạm trong năm 2024.Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Họ là những tấm gương điển hình làm kinh tế, là cầu nối tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là trong việc vận động người dân hưởng ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đẩy lùi các hủ tục, và chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn.Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội “Mừng lúa mới” (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng.Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà trường, đoàn thể cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn này. Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã chấm dứt, tảo hôn giảm rõ rệt.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.Hiện tỉnh Cao Bằng vẫn còn một số địa bàn ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia, chưa có sóng điện thoại,…. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của và nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.Chiều 1/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kỳ chuyên đề về bầu Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.Ngày 1/12, tại xã Hải Lạng đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần – Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2024; đón nhận Quyết định và trao Giấy chứng nhận công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh.
Phóng viên: Xin ông cho biết, với vai trò và trách nhiệm của mình, lực lượng Người có uy tín, già làng, trưởng thôn ở địa phương đã có những đóng góp nỗi bật nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Phước Sơn?
Ông Nguyễn Văn Bằng:
Phước Sơn là một trong những huyện miền núi của Quảng Nam, với hơn 20 thành phần DTTS cùng sinh sống, trong đó đồng bào Gié Triêng chiếm gần 59%. Ngoài ra còn còn đồng bào Tày, Nùng, Dao, Ca Dong, Cơ Tu, Xê Đăng, Sán Dìu, Mơ Nông… Đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS đã được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS còn cao.
Hiện nay, huyện có 54 Người có uy tín, trong đó chủ yếu là đồng bào Gié Triêng với 59 vị, còn lại 3 vị người Kinh, còn lại 2 vị dân tộc Tày và Nùng. Trong số này, có 14 già làng, 5 trưởng thôn, 2 người sản xuất giỏi và thành phần khác có 30 vị. Với vai trò, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín đã có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Họ là những nhân tố tích cực làm cầu nối trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tại địa phương.
Phát huy vai trò nòng cốt trong cộng đồng dân cư, Người có uy tín luôn đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, và vận động người dân tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh việc tuyên truyền người dân áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, trồng trọt; họ còn giới thiệu một số mô hình hay từ những chuyến học hỏi kinh nghiệm đến với người dân. Qua đó, nhiều mô hình mới được người dân áp dụng, bước đầu đem lại hiệu quả.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Người có uy tín trên địa bàn huyện đã tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào tại khu dân cư, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định trong Qui ước, Hương ước của thôn bản, xoá bỏ các phong tục tập quán không còn phù hợp với tình hình đời sống hiện nay.
Các vị là những người tiên phong trong việc vận động người dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phát hiện, tố giác tội phạm; trực tiếp tham gia giải quyết một số vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ở địa phương. Họ vận động người dân đề cao cảnh giác, không nghe và không tin lời kẻ xấu xúi giục lợi dụng, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Có thể nói, Người có uy tín là chỗ dựa tinh thần vững chắc để đồng bào bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, là đầu mối tiếp xúc nắm bắt phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân tới cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện. Đồng thời, họ đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho chương trình phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương kịp thời, có chất lượng…
Phóng viên: Hiện nay, Phước Sơn đang đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình MTQG nhằm phát triển kinh tế-xã hội cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Xin ông chia sẻ thêm về vai trò của Người có uy tín đối với việc tuyên truyền, vận động người dân trong việc chung tay thực hiện?
Ông Nguyễn Văn Bằng:
Có thể nói, các chương trình MTQG có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội ở huyện miền núi Phước Sơn. Từ nguồn lực này, huyện đã triển khai đồng bộ các dự án, tiểu dự án, qua đó hỗ trợ đắc lực cho người dân trong sinh kế, nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp người dân có cơ hội học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp… từ đó vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo.
Lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng chương trình, chung tay cùng các cấp đảng ủy, chính quyền đẩy mạnh thực hiện. Họ là những người gần gũi, hiểu được tập quán của người dân trong khu vực mình sống nên dễ dàng đưa các chính sách, chủ trương của chương trình đến với người dân một cách thiết thực.
Họ luôn sát sao, đi sâu từng ngõ ngách để tuyên truyền đến người dân những chính sách, chủ trương, nhất là tuyên truyền những cách làm ăn hay, vận động người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, từ đó vươn lên thoát nghèo. Từ các đợt tập huấn cho Người có uy tín về việc thực hiện các chương trình MTQG, họ đã tiếp thu và tuyên truyền đến người dân về những dự án, tiểu dự án được triển khai ở địa phương. Qua đó, người dân nhìn thấy được lợi ích từ chương trình, và chung tay thực hiện.
Ngoài ra, đối với các công, dự án trên địa bàn, họ tự nguyện hiến đất sản xuất, hoa màu và vận động người dân cùng hiến đất, đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện như công trình đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa.
Họ còn là lực lượng tích cực trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, vệ sinh môi trường, đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở địa phương. Bên cạnh đó, đối với các hủ tục, tệ nạn, nhất là tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, lực lượng Người có uy tín, già làng, trưởng thôn…góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, đẩy lùi các vấn nạn này…
Qua những việc làm, lời nói của mình, Người có uy tín đã đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, nhất là trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó giúp cho tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh tiếp tục được phát triển bền vững.
Phóng viên: Nhằm phát huy tốt hơn vai trò của Người có uy tín trên địa bàn trong thời gian tới, Phước Sơn đã triển khai những chính sách nào dành cho họ?
Ông Nguyễn Văn Bằng:
Trong thời gian qua, các chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín trên địa bàn được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời. Hằng năm, Phòng Dân tộc huyện đều tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong cộng đồng DTTS, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho lực lượng này, đồng thời phát hàng ngàn tờ Báo Dân tộc và Phát triển cho lực lượng Người có uy tín trên địa bàn.
Theo đó, trong giai đoạn 2022 – 2023, Phòng Dân tộc đã tổ chức khen thưởng 12 Người có uy tín têu biểu năm 2023. Đồng thời đưa đón những người này tham gia đoàn tham quan do Ban Dân tộc tổ chức học tập kinh nghiệm ở các tỉnh Bắc miền Trung, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị; Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước… Đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho toàn bộ Người có uy tín trên địa bàn. Trong thời gian này, huyện cấp phát hơn 2.700 tờ Báo Dân tộc và Phát triển cho lực lượng Người có uy tín, và hỗ trợ đau ốm, nhập viện cho một trường hợp với số tiền 1,5 triệu đồng…
Riêng trong năm 2024, Phòng Dân tộc huyện đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Người có uy tín với các chuyên đề, như: Thông tin tình hình kinh tế-xã hội của huyện; tập huấn về các chính sách mới của Đảng và Nhà nước về an nình mạng và phòng chống tội phạm an ninh mạng; tập huấn về tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Phòng Dân tộc đã xây dựng ké hoạch tổ chức các lớp tập huấn cho Người có uy tín trên địa bàn vào cuối năm.
Phòng Dân tộc cũng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm nắm bắt tình hình của Người có uy tín ở địa phương; phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam thăm, tặng quà trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho lực lượng Người có uy tín ở địa phương. Ngoài ra, Phòng cũng tham mưu UBND huyện hỗ trợ thăm ốm đau cho lực lượng Người có uy tín với 25 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng.
Cùng với đó, triển khai Tiểu dự án 1 Dự án 10 Chương trình MTQG 1719, địa phương cũng tổ chức 2 đoàn Người có uy tín với 54 đại biểu đi trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong tỉnh, như: Đông Giang, Bắc Trà My, Núi Thành. Ngoài ra, Phòng cũng chọn 10 đại biểu tham gia cùng đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm do Ban Dân tộc tổ chức….
Việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách sẽ kịp thời động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò, tiếng nói của mình, có nhiều đóng góp thiết thực hơn trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần củng cố niềm tin, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông.