Powered by Techcity

Phố trong tiềm thức

dji_0926.jpeg
Một góc thị trấn Trung Phước Nông Sơn trải dọc theo sông Thu Bồn Ảnh QT

Phố trong tâm thức thị dân

Một sáng cuối tuần, người bạn ở miền Nam đã lâu mới về quê hồ hởi hẹn ghé thị trấn cà phê. Khi tôi hỏi rằng thị trấn nào, bạn bất chợt khựng lại, có lẽ là do bất ngờ rồi nói chắc nịch: “Thì là Vĩnh Điện chứ thị trấn nào nữa”.

Sắp tròn 10 năm Vĩnh Điện chuyển đơn vị hành chính từ thị trấn sang phường, nhưng có lẽ trong tiềm thức cư dân nơi này vẫn in sâu tên gọi thân thương thị trấn. Bởi thời chưa xa, chỉ có nơi đây là phố, khu vực lân cận đều là làng quê. Ghé thị trấn mỗi khi có dịp đều mặc định là lên phố.

Điều này cũng tựa như cách nhiều người lớn tuổi ở Hội An vẫn quen gọi thành phố mình sinh sống là thị xã. Bởi quy mô đô thị này khá nhỏ và có nhịp sống chậm rãi, thanh bình. Thậm chí có những du khách quốc tế vẫn hay gọi tên nơi này là thị trấn bởi trong mắt họ phố xá Hội An đẹp và nhỏ nhắn.

Ông Trần Ánh – Bí thư Thành ủy Hội An nói: “Đô thị Hội An đã hình thành từ đầu thế kỷ 17, đội ngũ thị dân cũng theo đó mà hình thành từ hơn 400 năm nay. Tốc độ phát triển Hội An khá đặc thù, khá chậm, chủ yếu phát huy bản sắc của nó là chính chứ khó phát triển theo chuẩn chung.

Đô thị loại II trên cả nước hiện quá nhiều, nên Hội An không nhất thiết phải phấn đấu bằng mọi giá để đạt đô thị loại II mà quan trọng nhất là phải bảo tồn cho được bản sắc đô thị di sản văn hóa, di sản sống này”.

Còn nhớ chuyện bảo vệ phương án đặt tên thị trấn Trung Phước khi tiến hành nâng cấp đô thị cho xã Quế Trung, UBND tỉnh cho rằng địa danh “Trung Phước” đã có tên trong lịch sử từ lâu đời (từ thời phong kiến dưới triều Tây Sơn) và đi vào tiềm thức mỗi người dân trong vùng và nhân dân khắp mọi miền đều biết đến.

Trong ký ức của người dân xứ sở đầu nguồn sông mẹ Thu Bồn, Trung Phước từ bao đời đã sầm uất như phố – là “phố” nằm trong thung lũng với bốn bề núi non bao bọc, cư dân quần tụ quanh ngôi chợ có tuổi đời tính bằng trăm năm.

Từ trước khi thị trấn Trung Phước chính thức thành lập (năm 2023), cư dân ở miền trung du này vẫn mặc định trong tâm thức Trung Phước là bóng phố của Nông Sơn.

Do đó, dù sau khi chuyển mình lên phố phải “thay tên đổi họ” từ xã Quế Trung sang thị trấn Trung Phước nhưng đã được người dân thị trấn vẫn đồng tình cao, vì từ đây danh xưng Trung Phước vẫn sẽ tiếp bước cùng sự phát triển của xứ sở.

Cân nhắc trong sắp xếp phố thị

Theo xu thế, tới đây một số phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh sẽ phải sáp nhập. Dù vậy, cũng có những đơn vị hành chính đặc thù và đã được cơ quan chức năng cân nhắc giữ nguyên dù nằm trong diện xem xét. Rõ nét nhất là 2 phường Minh An và Sơn Phong của TP.Hội An.

dji_0434.jpeg
Phường Minh An và phường Sơn Phong TPHội An chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử độc đáo được bồi đắp qua hàng thế kỷ Ảnh QT

Xuất phát từ một số nguyên nhân trong lịch sử, một bộ phận người Hoa đã di cư đến Hội An để cư trú, làm ăn, định cư và thành lập nên tổ chức cộng đồng với tên gọi là làng Minh Hương.

Khoảng giữa thế kỷ 17, xã Minh Hương (phường Minh An ngày nay) được thành lập. Trải qua quá trình phát triển, cùng với quá trình định cư, người dân Minh Hương đã xây dựng nên các nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của mình.

Tại phường Minh An hiện tọa lạc Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận vào năm 1999. Khu phố cổ có diện tích khoảng 5km2 và phần lớn các di tích nổi tiếng đều nằm trên địa bàn phường Minh An. Thêm nữa hiện có khoảng 1.300 người Việt gốc Hoa sinh sống ở đây.

Trong khi đó, phường Sơn Phong lại có một phần diện tích của khu phố cổ cùng nhiều di tích cổ; có Nhà lao Hội An; có chợ trung tâm hình thành từ lâu với hoạt động buôn bán sầm uất. Cả 2 phường đều có địa giới đơn vị hành chính ổn định. Từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào.

Chiếu theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có đề cập, việc đơn vị hành chính có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì thuộc trường hợp không bắt buộc phải sắp xếp.

Không chỉ làng xã mới sở hữu kho tàng giá trị đặc sắc, nhiều góc phố cũng chứa đựng bao trầm tích qua thăng trầm của xứ sở. Do đó rất cần cân nhắc, đánh giá toàn diện trước khi sắp xếp lại những đô thị như vậy để tránh “lợi bất cập hại”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Ngẫm giải pháp cho đường Hùng Vương

Tôi đã phản đối giải pháp này và chỉ rõ đường Hùng Vương hoàn toàn có thể giải quyết được nạn trầm kha này. Giải pháp cụ thể là gì?Muốn thoát ra khỏi vết xe đổ, cần thiết phải...

Công viên cho phố biển

Ông Bùi Anh Tuấn - Trưởng phòng Quy hoạch, Sở Xây dựng cho hay, vùng này có một số quy hoạch công viên diện tích khá lớn, như công viên rừng dừa nước (75ha) với tính chất công viên...

Hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch chung đô thị Duy Hải

Lãnh đạo tỉnh giao UBND huyện Duy Xuyên chỉ đạo đơn vị tư vấn Quy hoạch chung Duy Hải - Duy Nghĩa tiếp thu, nghiên cứu các giải pháp thoát nước đã được đề xuất để có phương án...

Biến dạng bờ biển tác động quy hoạch đô thị Hội An

Hơn chục năm nay, dù đã triển khai nhiều dự án, giải pháp để cứu bãi biển Hội An nhưng có thể thấy một phần dải bờ biển ở Cửa Đại và Cẩm An vẫn bị biến dạng nặng...

Lát cắt từ đô thị mới

Còn khái niệm đô thị theo dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn

Chiều ngày 08/1/2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn trên cơ sở sáp nhập Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nông Sơn vào Ủy ban MTTQ Việt Nam Quế Sơn.Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn gồm 102 ủy viên, ông Phạm Đình Bảy được chỉ định giữ chức Chủ tịch, ông Đỗ Đình Hà, ông Thái Văn...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Năm 2024 tỷ lệ giải ngân 3 chương trình Mục tiêu quốc gia của Quảng Nam mới đạt 54%

Chiều ngày 08/1/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn – Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Nam chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và xây dựng chương trình công tác năm 2025.Theo báo cáo tại cuộc họp, năm 2024, chương trình Xây dựng NTM ở Quảng Nam có 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch, 1 chỉ tiêu không đạt là...

Thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Nam Giang tăng 82%

Ngoài ra, chi cục đã thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh cho 3.180 tờ khai (tăng 293% so với cùng kỳ) với tổng trọng lượng đạt 1,47 triệu tấn (tăng 457% so với cùng kỳ).Giải quyết thủ...

Lái xe taxi phải lập hóa đơn điện tử cung cấp cho hành khách khi kết thúc hành trình

Theo đó, tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 6 Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi như sau:“Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi...3. Cước...

Kiến nghị bổ sung thêm một lớp bê tông nhựa dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án cải tạo, nâng cấp QL14E (đoạn km15+270 - km89+700) đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1070, ngày 4/8/2022 và Cục Đường bộ Việt Nam (chủ đầu tư) phê...

Quảng Nam rà soát, phân loại nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở

Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai...

Đề xuất làm mới cầu Đăk Mi 1 trên tuyến quốc lộ 14E

Như Báo Quảng Nam đã phản ánh, các đợt mưa lớn cục bộ trong tháng 11/2024 đã làm mái ta luy dương tại trình km85+400 (sau đuôi mố M2 cầu Đăk Mi 1) trên tuyến quốc lộ 14E đoạn...

Tiên Phước: Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 873 tỷ đồng

Sáng ngày 7/1, UBND huyện Tiên Phước tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2024; triển khai kế hoạch năm 2025.Đến nay, toàn huyện có hơn 5.000ha vườn được cải tạo, đầu tư, thâm canh nâng cao hiệu quả kinh tế; hơn 500 vườn đạt tiêu chí xanh – sạch – đẹp hiệu quả. Có trên 100 ha cây ăn quả như chuối, măng...

Khẩn trương khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 14E

Ông Thắng nhìn nhận, thời gian qua, tình hình giao thông qua khu vực thi công dự án rất khó khăn, ảnh hưởng đến người dân, do đó nhà thầu cần túc trực, tạo mặt bằng phẳng để người...

Năm 2024, Nam Giang giảm 693 hộ nghèo, đạt 192,5% chỉ tiêu tỉnh giao

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nam-2024-nam-giang-giam-693-ho-ngheo-dat-192-5-chi-tieu-tinh-giao-3147187.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất