Powered by Techcity

Phát triển sản phẩm OCOP từ sản phẩm làng nghề


dai-dien-psth-duy-xuyen-ocop(1).jpg
Lụa Mã Châu đạt sản phẩm OCOP 4 sao

Ở Quảng Nam, đã có những sản phẩm OCOP phát triển từ sản phẩm thủ công, từ làng nghề như Lụa Mã Châu, gốm Thanh Hà, nước mắm Tam Thanh, Cửa Khe…

Sản phẩm làng nghề – còn nhiều việc phải làm

Tính đến nay Quảng Nam có 24 sản phẩm OCOP hạng 3 sao được phát triển từ các sản phẩm nghề thủ công, làng nghề. Với 400 sản phẩm OCOP, 40 nghề, làng nghề (không kể các làng nghề chưa được công nhận), có nhiều sản phẩm thủ công tinh xảo (như mộc mỹ nghệ, gốm nghệ thuật…) thì số lượng kể trên là không nhiều và cũng chưa có sản phẩm nào được xếp hạng cao.

Bên cạnh nguyên nhân nhiều chủ thể sản xuất ở các làng nghề không tham gia chương trình OCOP, còn có nguyên nhân khác là nếu thực hiện đúng chu trình và chấm chọn nghiêm túc theo đúng các tiêu chí thì sản phẩm OCOP thực sự đạt nhiều yêu cầu cao, không dễ để có sản phẩm hạng 4 sao, 5 sao. Điều này cũng gián tiếp nói lên rằng, còn rất nhiều việc phải làm để các sản phẩm nghề và làng nghề của tỉnh tồn tại, cạnh tranh và phát triển.

Bước đầu các sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm phát triển từ nghề, làng nghề đã tạo được niềm tin, thu hút được người tiêu dùng; nhất là sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm được tin tưởng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại không phải là sản phẩm OCOP. Một số sản phẩm như hương quế, hương trầm (Hà Lam), phở sắn (Quế Sơn), khăn lụa Mã Châu, nước mắm Cửa Khe… đã được nhiều nơi biết đến.

Tuy nhiên, để được bản sắc như khi nói mỳ Quảng ai cũng biết đó là đặc sản của Quảng Nam (mà không phải Quảng Ngãi, Quảng Bình…), bê thui sẽ nhắc nhớ đến Cầu Mống, là không hề dễ dàng; ngoài là món ngon riêng có, còn đòi hỏi thời gian dài xây dựng thương hiệu.

Mặt khác, các sản phẩm OCOP giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng bị trùng lắp nhiều và đặc trưng vùng miền chưa thực sự rõ nét, cũng là một hạn chế để mở rộng thị trường và tạo dấu ấn vùng miền trên thương trường.

Phát triển sản phẩm – trọng tâm phát triển làng nghề

Mỗi làng nghề ít nhiều đều được người tiêu dùng biết tiếng. Và nếu cùng một sản phẩm được bán ở nhiều nơi, người mua sẽ ưu tiên chọn mua nó ở làng nghề. Tương tự, sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng hơn sản phẩm cùng loại không phải là sản phẩm OCOP.

Một điểm yếu là bản thân làng nghề không phải là chủ thể để có thể tổ chức sản xuất kinh doanh mà có nhiều chủ thể, và các sản phẩm của làng nghề không đồng nhất để đáp ứng một đơn hàng. Do vậy, hoàn chỉnh, nâng cấp, phát triển các sản phẩm của làng nghề thành sản phẩm OCOP, lợi thế mỗi bên như vừa nêu sẽ tác động tương hỗ, tạo lợi ích kép giúp nâng cao hơn uy tín làng nghề, sản phẩm.

Có thể nói, trong tình trạng duy trì hết sức khó khăn, nhiều làng nghề thực chất đã không còn hoạt động sản xuất sản phẩm mà phải mua sản phẩm cùng loại của nơi khác về để bán. Nếu có được những chủ thể là các hợp tác xã, doanh nghiệp (có chủ cơ sở nghề tham gia cổ phần) phát triển các sản phẩm của làng nghề thành sản phẩm OCOP chính là một giải pháp hiệu quả để vực dậy và phát triển làng nghề.

Cần cơ chế chính sách hỗ trợ chủ thể xúc tiến thị trường

Ông Lê Muộn, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam cho rằng, không phải tất cả sản phẩm từ những làng nghề đều cần/nên trở thành sản phẩm OCOP.

Việc lựa chọn sản phẩm/làng nghề nào là do chủ thể sản phẩm tự quyết định và thực hiện đúng chu trình OCOP là nguyên tắc cần luôn tuân thủ. Nhà nước nên tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Trong đó, giúp chủ thể OCOP đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kể cả ra thị trường nước ngoài.

Kết nối cung – cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc gắn với văn hóa cấp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế cũng như hỗ trợ phát triển mạnh thương mại điện tử…

Chính quyền cũng cần tăng cường quản lý, giám sát nhằm bảo đảm sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng đúng với các tiêu chí của từng hạng sao cũng như kịp thời phát hiện, thu hồi công nhận với sản phẩm không đạt hạng sao đã cấp.

Thúc đẩy, khuyến khích chủ thể là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ liên kết, hợp tác hình thành các tổ hợp tác/hợp tác xã, góp vốn lập công tuy cổ phần để nâng cao năng lực quản trị sản xuất kinh doanh, đủ khả năng cạnh tranh thị trường.

MỸ LINH (ghi)



Nguồn: https://baoquangnam.vn/phat-trien-san-pham-ocop-tu-san-pham-lang-nghe-3140969.html

Cùng chủ đề

Thăng Bình kỳ vọng lớn vào sản phẩm OCOP

Bà Tiến cho biết, trước đây cơ sở sản xuất hoạt động với quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh. Tham gia chương trình OCOP, được các ngành liên quan, chính...

Làng nghề truyền thống ở Hội An tiếp cận số hóa

Bà Nguyễn Thị Xuân Vui – Phó Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An thông tin, đơn vị thường xuyên tư vấn, hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn nói chung và các cơ sở nghề, làng nghề...

Hạn chế trong phát triển sản phẩm OCOP ở Bắc Trà My

Tập trung rà soát, đánh giá các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn huyện. Từ đó, tư vấn các chủ thể chọn ý tưởng sản phẩm và đăng ký tham gia chương trình OCOP, đồng thời thường xuyên...

Quế Sơn hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Ông Trần Vũ Tánh - Phó Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, từ năm 2018 đến nay, đội ngũ cán bộ các phòng ban liên quan của huyện và 13 xã, thị trấn trên địa bàn tích cực...

Quảng Nam hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Trong đó, nhóm thực phẩm có 302 sản phẩm, nhóm đồ uống có 32 sản phẩm, nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu có 24 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 47 sản phẩm, nhóm...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn

Chiều ngày 08/1/2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn trên cơ sở sáp nhập Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nông Sơn vào Ủy ban MTTQ Việt Nam Quế Sơn.Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn gồm 102 ủy viên, ông Phạm Đình Bảy được chỉ định giữ chức Chủ tịch, ông Đỗ Đình Hà, ông Thái Văn...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Năm 2024 tỷ lệ giải ngân 3 chương trình Mục tiêu quốc gia của Quảng Nam mới đạt 54%

Chiều ngày 08/1/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn – Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Nam chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và xây dựng chương trình công tác năm 2025.Theo báo cáo tại cuộc họp, năm 2024, chương trình Xây dựng NTM ở Quảng Nam có 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch, 1 chỉ tiêu không đạt là...

Thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Nam Giang tăng 82%

Ngoài ra, chi cục đã thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh cho 3.180 tờ khai (tăng 293% so với cùng kỳ) với tổng trọng lượng đạt 1,47 triệu tấn (tăng 457% so với cùng kỳ).Giải quyết thủ...

Lái xe taxi phải lập hóa đơn điện tử cung cấp cho hành khách khi kết thúc hành trình

Theo đó, tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 6 Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi như sau:“Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi...3. Cước...

Kiến nghị bổ sung thêm một lớp bê tông nhựa dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án cải tạo, nâng cấp QL14E (đoạn km15+270 - km89+700) đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1070, ngày 4/8/2022 và Cục Đường bộ Việt Nam (chủ đầu tư) phê...

Quảng Nam rà soát, phân loại nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở

Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai...

Đề xuất làm mới cầu Đăk Mi 1 trên tuyến quốc lộ 14E

Như Báo Quảng Nam đã phản ánh, các đợt mưa lớn cục bộ trong tháng 11/2024 đã làm mái ta luy dương tại trình km85+400 (sau đuôi mố M2 cầu Đăk Mi 1) trên tuyến quốc lộ 14E đoạn...

Tiên Phước: Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 873 tỷ đồng

Sáng ngày 7/1, UBND huyện Tiên Phước tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2024; triển khai kế hoạch năm 2025.Đến nay, toàn huyện có hơn 5.000ha vườn được cải tạo, đầu tư, thâm canh nâng cao hiệu quả kinh tế; hơn 500 vườn đạt tiêu chí xanh – sạch – đẹp hiệu quả. Có trên 100 ha cây ăn quả như chuối, măng...

Khẩn trương khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 14E

Ông Thắng nhìn nhận, thời gian qua, tình hình giao thông qua khu vực thi công dự án rất khó khăn, ảnh hưởng đến người dân, do đó nhà thầu cần túc trực, tạo mặt bằng phẳng để người...

Năm 2024, Nam Giang giảm 693 hộ nghèo, đạt 192,5% chỉ tiêu tỉnh giao

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nam-2024-nam-giang-giam-693-ho-ngheo-dat-192-5-chi-tieu-tinh-giao-3147187.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất