Powered by Techcity

Phả hệ làng, chuyện của đời người…


Lang Dien Ban
Một ngôi làng lâu đời ở Điện Bàn Ảnh KL

Công trình đầu tiên về gia phả học ở nước ta là cuốn Gia phả khảo luận và thực hành của cụ Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (1919-2001), xuất bản năm 1972. Bên cạnh đó, còn có một Chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Viễn Đông Bác Cổ, đại học Paris, và Alberta (Canada) sau 1975.

Người làng viết sử

Trong cấu trúc quan hệ giữa họ tộc với làng xóm, tôi chợt nhớ đến một công trình biên soạn công phu, được coi như “lư sử”. Đó là cuốn sử làng chỉ do 4 người tự nhận là tay ngang, đứng ra biên soạn trong nhiều năm.

“Viết sử của một làng cần một đời người” – họ dẫn câu nói nổi tiếng của cố nhà văn Nguyễn Văn Xuân để dựng lại lịch sử làng Quảng Lăng, có tuổi đời 350 năm thăm thẳm. Bốn người đó là các ông Võ Đạt, Đặng Hữu Lý, Võ Như Tống, Đặng Hữu Duyên ở xã Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn từ gần 15 năm trước.

Lang DB2
Gia phả của các họ tộc góp phần lớn trong việc hình thành phả hệ làng Trong ảnh nhà thờ tộc Võ Văn ở xã Bình Giang một trong những tộc họ lớn ở huyện Thăng Bình Ảnh ĐÌNH HIỆP

Thật ra, trước công trình này, chúng tôi đã từng đọc các tác giả Phan Khoang và Li Tana về quá trình lập làng xã ở phía bắc Quảng Nam. Theo đó, giữa hai thời điểm lịch sử mà Ô Châu cận lục (Dương Văn An) và Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn) đã cho chúng ta biết, ngoài 66 tên làng, ở Điện Bàn còn có 7 đơn vị dân cư gọi là giáp và hai trại.

Quảng Lăng trước 1776 chưa có làng. Lê Quý Đôn lần đầu đã ghi rõ trong Phủ biên tạp lục, Quảng Lăng là một làng cùng với Cổ Lưu, An Lưu… thuộc huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa.

Trong 221 năm từ 1555 đến 1776, làng Quảng Lăng được hình thành lúc nào là câu chuyện mà các nhà “viết sử làng” đã phải lần vào gia phả và cả tài liệu “Quảng Nam xã chí” hồi 1944 để xác minh.

Đến đây thì mối quan hệ giữa tộc họ và làng xóm hiện ra.

Manh mối từ gia phả tộc họ

Gia phả tộc Võ được lưu giữ bởi cụ cử Võ Úy lẫn tài liệu ghi chép từ Quảng Nam xã chí cho thấy: “Thủy tổ tộc ta là ngài húy Võ Như Oanh là tiền hiền bổn xã, vào lập làng thời Hiếu Nghĩa Đế tức chúa Nguyễn Phúc Trăn, chiếu theo dương lịch là năm 1667”.

Lang DB3
Đình làng Phong Ngũ phường Điện Thắng Nam thị xã Điện Bàn Ảnh MINH TẠO

Cùng lúc đó, gia phả tộc Đặng Hữu cũng chỉ ra: “Tiền hiền Đặng Hữu Chiếu hiệu Quang Minh, quê quán Thanh Hóa, huyện Nông Cống, vào Nam lập nghiệp thời chúa Nguyễn Phúc Tần, lập điền trang doanh trại Quảng Lãng vào năm 1665…”.

Cả hai tài liệu, dựa vào gia phả hai tộc tiền hiền để tìm ra gốc gác làng Quảng Lăng. Sau đó là các tộc họ anh em khác trong tổng số 16 tộc họ đầu tiên vào khai thác vùng đất mới và sinh cơ lập nghiệp. Như vậy, phả hệ của làng bắt đầu cho thấy xuất phát từ gia phả các tộc họ tiền hiền, là một manh mối khả tín cho mỗi địa phương.

Phả hệ làng Quảng Lăng tiếp tục mở rộng ra những chân trời về địa lý địa hình, các thời kỳ lịch sử, giao thông, khí hậu, dân cư và kinh tế, kể cả văn học dân gian. Tựu trung, Quảng Lăng xuất phát từ đặc điểm địa hình là một làng có nhiều gò đất rộng. Chính nơi đây đã sản sinh ra những câu ca của một thời nghèo khó như: Đủ ăn đủ tiêu nhờ khoai với củ/ Quanh năm khỏi nợ nhờ củ với khoai.

Tuy vậy, từ gia phả của các tộc tiền hiền cho đến lập “xã hiệu” là một bước tiến không dễ gì tìm được, nếu thiếu dữ liệu khả tín. Bởi từ tài liệu Bắc địa tấu từ dẫn đến thành lập các xã hiệu như Nhất Giáp đến Lục Giáp cạnh địa danh Quảng Lăng vẫn còn đó nhiều yếu tố lịch sử cần khảo sát thêm, nhưng dẫu sao, kết luận trên đây cũng là một bước nghiên cứu thật đáng trân trọng!

“Ký ức quê nhà”

Những năm 1980, nhân về vùng bắc Điện Bàn, tôi được gặp cụ Hà Thao – người đau đáu với làng quê Ngũ Giáp của ông. Từ nghiên cứu của TS.Hà Phụng – “Họ Hà vào Quảng Nam từ khi nào?”, làng Phong Ngũ (nay là xã Điện Thắng Nam) đã ấn hành thành cuốn “Ký ức quê nhà” với chất liệu chính từ “phả hệ làng” của TS.Hà Phụng.

DJI_0186_PHUONG THAO
Làng quê xứ Quảng Ảnh PHƯƠNG THẢO

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông Phụng tiếp tục nghiên cứu các gia phả tộc Hà Đức, tộc Võ tại làng Ngũ Giáp và đối chiếu với nhiều gia phả của các tộc họ trong vùng có quan hệ hôn nhân.

Ở các bản Bắc Địa tấu từ thời Bùi Tá Hán vào Quảng Nam năm 1545, xác định làng Phong Niên được lập xã hiệu trong giai đoạn từ 1555 đến 1560 – thời gian Bùi Tá Hán làm trấn thủ Quảng Nam, trước khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ năm 1570.

“Phả hệ làng” Phong Niên sau đổi thành Ngũ Giáp trong nghiên cứu của Hà Phụng được nhiều người ủng hộ. Sau này, họ tiếp tục ghi chép sự thay đổi tên làng.

Kỳ công của ông Phụng còn ở chỗ đã tìm ra những thay đổi địa vực của làng Ngũ Giáp, căn cứ vào địa bạ các thời kỳ Gia Long về sau, kể cả các chi tiết về đất đai, tứ cận, thủy đạo thời Gia Long, Minh Mạng. Địa danh Ngũ Giáp tồn tại từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 còn được tác giả chứng minh từ các văn tự mua bán gạo, mua bán ruộng, cả tên trường Sơ học thời Pháp thuộc, ca dao dân ca.

Ngũ Giáp, Giáp Năm hay Phong Ngũ là tên của một làng được thay đổi theo thời gian. Phả hệ làng Ngũ Giáp sau nghiên cứu của ông Hà Phụng còn có sự tiếp bước của các ông Hà Sáu, Hà Cung, Võ Xuân Quế… Nhờ đó, họ tiếp tục lưu giữ dấu tích của các tộc họ, chùa làng, lai lịch của những nhà khoa bảng, di tích âm linh nghĩa tự, chùa cổ lẫn các di sản về văn học dân gian.

Những “phả hệ làng” là công việc của nhiều đời người nối tiếp nhau. Trong đó, có sự hợp sức, khuyến khích từ các dòng tộc của mỗi địa phương. Phả hệ làng hàm chứa yếu tố về lịch sử, dân tộc học, tâm lý học, giáo dục, văn hóa, nhân khẩu học, kể cả quan hệ hôn nhân trên một địa bàn. Phả hệ của mỗi làng giúp con người nhận thức, tiếp cận các khuynh hướng phát triển của mỗi địa phương, để sau đó quay lại hun đúc tình yêu quê hương, xứ sở.

Nếu mỗi làng Việt Nam đều có một phả hệ như đã dẫn, sẽ tạo cho chúng ta những chứng tích lịch sử vô giá!



Nguồn: https://baoquangnam.vn/pha-he-lang-chuyen-cua-doi-nguoi-3146905.html

Cùng chủ đề

Vận hội ở vùng đất tam quan?

Kiến trúc sư Trương Văn Quảng (Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn) từng phân tích, với vị trí ở cửa ngõ phía bắc Quảng Nam, giao thoa với hai cụm đô thị Hội An, Đà Nẵng, lại...

Điện Bàn dự kiến thu hồi hơn 828ha đất trong năm 2025

Theo đó, Điện Bàn có kế hoạch thu hồi hơn 393ha đất nông nghiệp; hơn 387ha đất phi nông nghiệp; hơn 48ha đất chưa sử dụng.Các địa phương có diện tích đất nằm trong kế hoạch thu hồi lớn...

Điện Bàn bảo tồn hiệu quả các giá trị truyền thống

Ngày 12/3/2024, di tích mộ Phạm Phú Thứ (xã Điện Trung) và địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nâng tổng số di tích quốc...

Những miền quê bất khuất trên mảnh đất Điện Bàn

Ở phường Điện Dương, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, trong đó có khối phố Hà My Trung. Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang kinh doanh thương mại, dịch vụ, công nhân công nghiệp, tiểu...

Điện Bàn tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

Đồng thời tin tưởng, với truyền thống anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó đi lên, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Điện Bàn sẽ tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng...

Cùng tác giả

Tin tức, dự báo giá cà phê ngày mai 11/4/2025 tiếp tục đợt tăng mới

Cập nhật giá cà phê trong nước ngày 10/4/2025 Thị trường Trung bình Thay đổi Đắk Lắk119,000+1,000Lâm Đồng117,300+1,300Gia Lai119,000+1,000Đắk Nông119,000+1,000Giá tiêu150,000+2,000USD/VND25,6100Giá cà phê hôm nay ngày 10/4/2025, thị trường nông sản trong nước chứng kiến...

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa Đại nhiệm kỳ 2025

Với sự đồng thuận cao, đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa Đại nhiệm kỳ 2025 - 2030; bầu Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm...

Quảng Nam: hàng trăm công trình, dự án chậm tiến độ kéo dài

Chiều ngày 10/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương nghe báo cáo và bàn hướng tháo gỡ các vấn đề liên quan đến công trình, dự án chậm tiến độ kéo dài, hiệu quả thấp. Cùng dự họp có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng và Hồ Quang Bửu.Chủ tịch UBND tỉnh...

Giá vàng trong nước sát 104 triệu

Chốt phiên giá vàng hôm nay ngày 10/4/2025 tại thị trường trong nướcVào lúc 16h00 ngày 10/4/2025, giá vàng chiều nay 10/4/2025 trong nước đang bùng nổ với đà tăng mạnh mẽ, đẩy mức giá bán ra vượt ngưỡng...

Giữ nguyên tên gọi các di sản thế giới, khu du lịch quốc gia và các di tích khi thực hiện sắp xếp đơn...

Về lĩnh vực du lịch, Bộ VH-TT&DL đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các khu du lịch quốc gia đã được công nhận; đồng thời cập nhật địa danh gắn với khu du lịch theo đơn...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Phú Ninh có trên 96% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Kết quả này, vượt so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là đạt trên 90%. Các địa phương có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao như: xã Tam Thành (98,2%), xã Tam Phước (97,7%), xã...

Hành hương về miếu tổ nghề yến Cù Lao Chàm

Lễ giỗ tổ nghề yến được tổ chức vào mùng 9 và mùng 10/3 âm lịch hằng năm tại ngôi miếu tổ thuộc thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm (TP.Hội An). Đây là ngôi...

Giỗ Tổ nghề yến Cù Lao Chàm: Tri ân Tổ nghề – Giữ gìn nghề truyền thống

Trong hai ngày 6 và 7/4/2025 (nhằm mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch), tại thành phố Hội An đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghề yến – một nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân nơi đây.Lễ giỗ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Trong ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ rước, chuẩn bị...

Nhiều địa phương long trọng tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức mùng 10 tháng Ba âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Trừng Giang, xã Điện Trung, nhân dân ba xã Gò Nổi gồm Điện Trung, Điện Quang và Điện Phong long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham dự buổi lễ có ông Phan Minh Dũng – Bí thư Thị ủy; lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất