Powered by Techcity

Ông bà thời mở cõi

5-mai-hoai-thao-sn-1952-goc-qn-o-chi-cong_7.jpg
Các bậc tiền nhân nhà ông Mai Hoài Thảo là người gốc Quảng Nam

Đau đáu quê nhà

Nghiên cứu của PGS-TS. Nguyễn Duy Thiệu – nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: Đầu thế kỷ 17, một luồng di cư mới của người Việt từ các trấn Thuận Hóa, Quảng Nam và phủ Phú Yên vào khai phá và định cư ở vùng đất Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay). Có một bộ phận cư dân tiến vào Nam theo đường biển và đã dừng tại đảo Phú Quý, cộng cư với dân bản địa.

Chúng tôi tìm đến Gành Son (xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) được xem là địa điểm phần lớn các thuyền buồm, ghe bầu hành trình trên biển đều ghé lại. Địa phương này cũng là nơi có những người xứ Quảng dừng chân trước khi ra cù lao Khoai Xứ (thời nhà Nguyễn gọi là đảo Thuận Tình).

Ông Mai Hoài Thảo (sinh năm 1952) sống trong ngôi nhà gắn biển xây dựng năm 1953 ngay tại xã Chí Công, hồi tưởng ký ức được nghe về xứ Quảng.

Thời nhỏ, cậu Thảo thường nghe người cha là Mai Huê kể chuyện ông bà mình họ Mai, gốc ở Quảng Nam, khi đi nghề lưới chuồn thì đã bị trôi vào tận Gành Son (nay là xã Chí Công).

Có 3 anh em họ Mai, một người trôi ra đảo Phú Quý và 2 người ở trong đất liền. Cả 3 anh em đều ở lại lập nghiệp, sinh ra dòng họ Mai cho tới bây giờ.

Tôi trở lại đảo Phú Quý lần thứ 3, giữa tháng 4/2024. Đảo đang vào mùa du lịch, khách ra đảo lên đến hàng ngàn người, không khí tấp nập như phố cổ Hội An. Ông Nguyễn Văn Ba ở xã Tam Thanh của đảo này nói, người ở đây vẫn luôn đặt câu hỏi “ông bà mình từ mấy trăm năm trước đi đánh lưới chuồn và trôi ra ngoài đảo, không biết gốc gác Quảng Nam là ở thôn, xã nào”.

Ông Ba chỉ tôi đến một địa danh trùng tên với xứ Quảng, đó là lăng Hải Châu xây dựng năm 1845. Trên tấm bia khắc đặt ở lăng, có những dòng chữ kể về phận người đầy gian nan một thời ở đảo Phú Quý, đàn bà thỉnh thoảng vẫn phải vượt sóng vào đất liền để làm nghề mót lúa khắp các làng quê. Vì vậy ở đây vẫn giữ phong tục đeo chiếc gùi như người miền núi.

Nằm ở xã Tam Thanh có đình, vạn Hội An được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18. Đình, vạn Hội An là nơi thờ Thành hoàng Bổn cảnh, thần Nam Hải và các bậc tiền hiền, hậu hiền của làng. Hàng năm, tại đình, vạn Hội An diễn ra 3 kỳ tế lễ chính vào dịp xuân thu nhị kỳ theo tập tục “xuân cầu thu báo” và lễ kỵ Cố vào ngày mùng 1 tháng Sáu âm lịch.

4-anh-huynh-van-thuan-sn-1967-dao-phu-quy-4_53-1-.jpg
Đình vạn Hội An ở đảo Phú Quý Người dân ở đảo vẫn giữ phong tục đeo gùi Ảnh Văn Chương

Nguồn gốc qua câu ca

Trong quá khứ, dù sống trên hoang đảo xa xôi, nhưng những người từ đất liền ra vẫn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ. Phổ biến là chương trình hát bội, bài chòi.

Đoàn hát bội Tân Lập (nay đặt tên là Đồng Tâm) được thành lập từ năm 1880, do ông Trần Đời là ban sắc bùa xòe và ca bài chòi sáng lập theo bổn truyền của cô lái buôn Đào Hát và một số ngư dân đi lưới chuồn ở Bình Định cập vào đảo tránh gió.

Ông Trần Thanh Phong, từng là cán bộ xã Long Hải hiện là người nối nghiệp phụ trách gánh hát bội. Ông Phong vẫn đau đáu về nguồn gốc cha ông.

Ông đến từng căn nhà cổ, từng đình, miếu, gặp các bậc cao niên để ghi chép lại những phần lịch sử sau trăm năm đã lùi vào quên lãng. Tất cả tư liệu ghi chép được ông mang về biến hóa vào hơn 200 bài hát bội, bài thơ để kể sử với dân chúng thông qua các buổi biểu diễn.

Ngành bảo tàng tỉnh Bình Thuận thống kê đảo Phú Quý là địa phương có rất nhiều văn bản cổ là sắc phong, đinh bạ, liễn đối, hoành phi, điền bạ, công văn hành chánh, thơ Nôm, tuồng hát bội. Văn tế có 154 bài, sắc phong 93 đạo, 380 câu đối, hơn 2.000 trang chữ Nôm là các công văn hành chính, đinh bạ, điền bạ, giấy thu thuế đinh. Đây cũng là nguồn sử liệu quan trọng để đi ngược về lịch sử tìm nguồn gốc cư dân.

Dáng dấp Đồng Dương

Xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý có ngôi chùa cổ nhất tỉnh Bình Thuận là chùa Linh Quang, xây dựng năm 1747. Năm 1996, chùa Linh Quang được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Cuối thế kỷ 17, chùa bị hỏa hoạn nên nhiều di tích cổ xưa trước đó đã bị thiêu rụi.

Tấm bia ở chùa Linh Quang, xã Tam Thanh ghi: “Nhớ xưa ông cha đi mở cõi, từ đất liền cưỡi sóng vượt trùng dương… giữa sóng gió ba đào, mạng người dường như sợi chỉ treo chuông…”. Trong chùa ngoài bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, Nhiên Đăng, còn có những pho tượng và các nhà nghiên cứu khảo cổ đã thấy sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Đó là các tượng có dáng dấp khuôn mặt bầu, tròn, mũi tẹt, lông mày gần giao nhau, mô típ trang trí khá thoáng, tổng thể của tượng rất giống với các bức tượng được tìm thấy ở di chỉ Đại Hữu, Đồng Dương của Quảng Nam.

Hình ảnh tượng Phật này mang dáng dấp Phật giáo Đại thừa của Champa. Được biết, tượng Phật Đồng Dương là pho tượng tạc hình Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tìm thấy bởi nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier vào tháng 4/1911 tại Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá đại dương diệu kỳ với du lịch lặn biển

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Cùng tác giả

Các ngành, địa phương của Quảng Nam nỗ lực kích cầu tiêu dùng cuối năm

Đáng chú ý trong bức tranh mua sắm, bán lẻ, tiêu dùng Quảng Nam trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm là tiêu dùng nội địa phục hồi chưa cao.Điều đó đã phản ánh khó khăn của người...

Điện Bàn, “điểm sáng” phát triển đảng viên

Theo đó, Thị ủy Điện Bàn chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng báo cáo, tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên mới theo cụm địa bàn và theo ngành, lĩnh vực.Trên cơ...

Thơm ngon bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ

Trong một tháng, cơ sở sản xuất khoảng 5.000 cái bánh, thu lãi 5 triệu đồng, tương đương với lãi 60 triệu đồng/năm. Đây là cơ sở để chị Trang và chị Linh mở rộng cơ sở sản xuất...

Ước cả năm 2024, Quảng Nam vượt và đạt 14/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế

Kinh tếTR.NGUYỄN - A.HUY • 28/11/2024 06:43(QNO) - Báo cáo (số 257, ngày 25/11/2024) của UBND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, cho thấy trong số 17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra trong năm, ước sẽ có 14 chỉ tiêu vượt và đạt kế hoạch đề ra. Nguồn: https://baoquangnam.vn/uoc-ca-nam-2024-quang-nam-vuot-va-dat-14-17-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-3144935.html

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất