Powered by Techcity

Nuôi dưỡng đam mê với văn hóa truyền thống


ng1.jpg
Người trẻ tham gia trình diễn nghệ thuật múa tâng tung da dá tại không gian Liên hoan Âm vang cồng chiêng huyện Nam Giang lần thứ VI năm 2024 Ảnh ĐĂNG NGUYÊN

Ông Đinh Mươk – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh: Chú trọng từ “gốc rễ” văn hóa

Chính sách bảo tồn, phục hồi văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ cộng đồng miền núi phát triển. Quảng Nam không nằm ngoài mục tiêu đó, thời gian qua, tỉnh ban hành nhiều nghị quyết về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của các tộc người.

Trong quá trình phát triển mới, đòi hỏi những người làm công tác văn hóa phải thực sự am hiểu chuyên sâu, tức là vừa phải có nền tảng, vừa có đam mê, tâm huyết trước công việc đặc thù này. Bởi, đói ăn người khác có thể cho, có thể hỗ trợ; chứ đói văn hóa là coi như mất gốc, mất căn bản sống. Điều đó, không phải mới nhưng vẫn không cũ, nhất là đối với văn hóa của các tộc người ở miền núi.

muok.jpeg
Ông Đinh Mươk

Trước đây, tôi từng phát biểu phản biện trước lãnh đạo tỉnh, rằng trong các văn bản báo cáo về công tác bảo tồn văn hóa miền núi, các con số về kinh phí đầu tư, về hệ thống thiết chế văn hóa không thể hiện được câu chuyện cốt lõi của bảo tồn văn hóa. Bởi lẽ, dù kinh phí đầu tư có hàng tỷ đồng, nhưng đó chỉ là bề nổi, đôi khi rất tốn kém nhưng lại không phát huy hiệu quả như mong muốn.

Người dân, họ còn phải đi làm, phát triển kinh tế, không ai đi giữ chiêng trống, giữ nhà văn hóa cả. Trong khi các hạng mục thiết chế cần phải có hơi người, cần có lửa để tồn tại và duy trì. Đó là chưa kể, nhiều nhà văn hóa cộng đồng trước đây được làm bằng nguyên liệu gỗ rất đẹp.

Sau thời gian sử dụng bị hư hỏng, cửa rừng đóng, người dân dù có muốn bảo tồn cũng không làm được, đành phải bỏ, rất bất cập. Do vậy, việc bảo tồn văn hóa phải đi theo câu chuyện thực tiễn của văn hóa; phải tôn trọng văn hóa bản địa của từng tộc người miền núi.

Về lâu dài, theo tôi, Nhà nước cần dành nguồn lực lớn để nâng cao kiến thức cho đội ngũ làm công tác quản lý, bảo tồn văn hóa. Các nghệ nhân lớn tuổi am hiểu văn hóa nguồn cội không còn nhiều, trong khi giới trẻ hiện nay không mấy mặn mà với di sản cha ông.

Vậy nên, để bảo lưu, trước hết là cần phải chọn hướng đi từ “gốc rễ”, nghĩa là chú trọng đầu tư, nuôi dưỡng cho con người, nhất là hỗ trợ và khuyến khích các nghệ nhân vào cuộc. Đồng thời nâng cao kiến thức văn hóa, thúc đẩy sự đam mê, sáng tạo nghệ thuật trong lớp trẻ hiện nay…

Ông Chờ Rưm Nhiên – nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Giang: Truyền cảm hứng cho giới trẻ về văn hóa cội nguồn

nhien.jpg
Ông Chờ Rưm Nhiên

Trong bối cảnh hiện nay, câu chuyện bảo tồn văn hóa miền núi có thể nói đang đứng trước nhiều khó khăn. Các nghệ nhân am hiểu văn hóa ít dần, người trẻ dù có động lực và nền tảng nhưng mức độ am hiểu văn hóa truyền thống chưa sâu. Điều đó gây rất nhiều trở ngại, thậm chí là thách thức trong việc thúc đẩy người trẻ tiếp cận văn hóa, bảo tồn văn hóa của dân tộc mình.

Ở Nam Giang, một số địa phương như xã Zuôih, Tà Bhing đang phát huy bản sắc cộng đồng rất tốt. Nhiều người trẻ có kiến thức về công nghệ, cùng tham gia thực hiện các phần việc của cộng đồng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị trong phát triển du lịch.

Để các địa phương triển khai đồng bộ hệ thống dữ liệu điện tử, số hóa trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa truyền thống, đòi hỏi trước hết phải đào tạo con người, ở đây là nguồn nhân lực đồng bào DTTS có đủ kiến thức, đủ tâm huyết và hiểu biết sâu về bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS.

Nhiệm kỳ tới, khi không còn cấp huyện, thì cấp xã cần ban hành nghị quyết riêng về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các tộc người trên địa bàn. Đặc biệt, chú trọng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của một số tộc người đã được công nhận di sản vật thể và phi vật thể quốc gia.

Trên cơ sở nâng cao chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân – những người làm công tác truyền dạy văn hóa cộng đồng, không chỉ giúp truyền cảm hứng cho giới trẻ, vốn có điều kiện về cộng nghệ số, mà còn góp phần quảng bá giá trị văn hóa ngày càng lan xa.

977a5372.jpg
Đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang vui lễ hội nhập làng đón khách diễn ra cuối năm 2024 Ảnh ĐĂNG NGUYÊN

Thời gian tới, tỉnh cần quan tâm đến chính sách đầu tư hạ tầng du lịch, hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh thành lập các đội, nhóm nghệ thuật cộng đồng. Đồng thời xây dựng một thế hệ mới người DTTS am hiểu về văn hóa và công nghệ để tích hợp các giá trị văn hóa truyền thống vào nền tảng công nghệ số, từ việc sưu tầm và bảo lưu các điệu múa, điệu hát nguyên bản cho đến lễ nghi, nghi thức tổ chức hoạt động văn hóa cộng đồng.

Ngoài ra, hằng năm cần nỗ lực duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, gắn với kết nối phát triển du lịch, đưa các sản phẩm văn hóa cộng đồng miền núi trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách.

Già làng Y Kông – nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Giang: Giữ văn hóa, cái gốc là ở con người

ykong.jpg
Già làng Y Kông

Đồng bào Cơ Tu hay bất kỳ các tộc người DTTS sinh sống ở núi cao đều tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều đó thể hiện tầm quan trọng không thể thay thế của văn hóa truyền thống đối với cuộc sống cộng đồng.

Để cộng đồng giữ được giá trị văn hóa của mình, theo tôi trước hết cần chú trọng yếu tố con người. Bởi đó chính là gốc rễ của câu chuyện, vì suy cho cùng, văn hóa cũng do chính con người tạo ra, bảo lưu qua hàng nghìn năm, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Do vậy, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng – những chủ thể văn hóa của làng, Nhà nước chú trọng quan tâm đến chính sách bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý văn hóa. Trong đó, ưu tiên đội ngũ cán bộ người DTTS am hiểu văn hóa tại địa phương, cộng đồng.

Cùng với đó, đầu tư nguồn lực phục hồi các làng nghề truyền thống, phục dựng kiến trúc, các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ nghệ nhân, những người tâm huyết trong công tác bảo tồn. Đồng thời đưa văn hóa bản địa vào chương trình giáo dục, trong đó có các chương trình học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.

Ngoài ra, khuyến khích lớp trẻ tiếp cận văn hóa truyền thống, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng để trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Văn hóa không chỉ đơn thuần là di sản vật thể và phi vật thể, mà rộng hơn còn nằm ở cốt cách, tinh thần đoàn kết cộng đồng của mỗi tộc người. Vì thế, muốn giữ văn hóa thì phải giữ cho được tinh thần đoàn kết, đặc biệt là các luật tục chung của cộng đồng.

Văn hóa đoàn kết chính là sức mạnh giúp các già làng, nghệ nhân làm tốt hơn vai trò truyền nối, giáo dục con cháu. Như người Cơ Tu, việc dựng gươl, đám cưới, ma chay… cũng đều nhận được sự góp sức của cả cộng đồng. Điều đó cũng nhờ phát huy tốt nhiệm vụ văn hóa đoàn kết ở mỗi gia đình, tộc họ, làng bản, xã hội.

Tôi kể ví dụ câu chuyện này, có thật, vừa xảy ra ở chính địa phương Đông Giang cách đây ít tháng để mọi người cùng ngẫm nghĩ lại làm cách nào để giữ được văn hóa miền núi. Năm ngoái, một già làng người Cơ Tu ở thị trấn Prao đặt tôi 4 chiếc trống để chơi.

Đồng thời gửi gắm ý nguyện là khi nào ông mất, người nhà sẽ “chơi nhạc trống” để tiễn ông về với tổ tiên. Nhưng, đến khi ông ấy mất, những người có mặt trong đám tang không ai đủ khả năng chơi nhạc cụ này nên trống bị bỏ không, lăn lóc trong xó nhà… Rất đau!



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nuoi-duong-dam-me-voi-van-hoa-truyen-thong-3152096.html

Cùng chủ đề

Lan tỏa văn hóa vùng cao sơn ngọc quế

“Chương trình biểu diễn của đoàn Bắc Trà My hài hòa, quảng bá được trang phục, cồng chiêng của người Co, Ca Dong, góp phần vào thành công của hoạt động kỷ niệm” - bà Lập ghi nhận.Khép lại...

Kết nối tộc họ trong cộng đồng miền núi

Phát huy tinh thần đoàn kết, ngày nay, hàng nghìn hộ đồng bào DTTS nghe theo chủ trương của Đảng, góp sức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều công trình gươl, moong, nhà sàn truyền...

Để chính sách cho miền núi được phát huy hiệu quả

Ông Phương cho rằng, đối với khu vực miền núi, kinh tế vườn, kinh tế trang trại, lâm nghiệp và dược liệu là ưu tiên hàng đầu. Và để thu hút doanh nghiệp đầu tư thì cần phải có...

Đa dạng sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên miền núi Quảng Nam

Nắm được thực tế đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể để hỗ trợ. Điển hình, tổ chức tập huấn ứng dụng công nghệ số trong bán hàng; tập huấn khởi sự...

Nhiều nội dung chưa phù hợp

Đó là nhận định của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về dự thảo Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trên địa bàn tỉnh...

Cùng tác giả

Giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh vì thuế quan hạ nhiệt

Giá cà phê tăng mạnh trở lạiGiá cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên đồng loạt tăng mạnh, mức tăng từ 2,000 đến 2,200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua trung bình...

Giá vàng tăng lên đỉnh cao mới

Giá vàng trong nước hôm nay 12/4/2025Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 12/4/2025, giá vàng trong nước có mức tăng lên đỉnh cao nhất mọi thời đại. Cụ thể:Giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm...

Khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ

Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc hoa vàng”.Rất nhiều bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, vẻ đẹp xứ Quảng và quê hương Tam Kỳ dấu yêu được...

Chuỗi 3 ngày phá đỉnh

Cập nhật chi tiết giá vàng hôm nay 11/4/2025 mới nhất ở thị trường trong nướcGiá vàng ngày hôm nay 11/4/2025 chốt phiên lúc 18h30 bùng nổ với đà tăng mạnh mẽ trên toàn thị trường, mang đến một...

Tin tức, dự báo giá cà phê ngày mai 12/4/2025 Tăng liên tiếp 3 ngày

Cập nhật giá cà phê trong nước ngày 11/4/2025Thị trường Trung bình Thay đổiĐắk Lắk123,000+2,000Lâm Đồng121,500+2,200Gia Lai123,000+2,000Đắk Nông123,000+2,000Giá tiêu155,000+5,000USD/VND25,460-150Giá cà phê hôm nay 11/4/2025 tại các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng mạnh, mang lại...

Cùng chuyên mục

Không gian của âm nhạc và tình hữu nghị

Các đoàn sẽ tranh tài ở 11 môn thi thuộc 7 hạng mục. Cụ thể, hạng A (Mức độ khó I) có 2 môn (Hợp xướng nam nữ, Hợp xướng nam/nữ); Hạng B (Mức độ khó II) có 2...

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Phú Ninh có trên 96% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Kết quả này, vượt so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là đạt trên 90%. Các địa phương có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao như: xã Tam Thành (98,2%), xã Tam Phước (97,7%), xã...

Hành hương về miếu tổ nghề yến Cù Lao Chàm

Lễ giỗ tổ nghề yến được tổ chức vào mùng 9 và mùng 10/3 âm lịch hằng năm tại ngôi miếu tổ thuộc thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm (TP.Hội An). Đây là ngôi...

Giỗ Tổ nghề yến Cù Lao Chàm: Tri ân Tổ nghề – Giữ gìn nghề truyền thống

Trong hai ngày 6 và 7/4/2025 (nhằm mùng 9 và 10 tháng 3 âm lịch), tại thành phố Hội An đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghề yến – một nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân nơi đây.Lễ giỗ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính. Trong ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ rước, chuẩn bị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất