Powered by Techcity

Những “trái tim” có… sẹo

gieng-troi-con-nguyen-o-nha-co-quan-thang.jpg
Giếng trời lung linh ở nhà cổ Quân Thắng 77 Trần Phú

“Chú từng ở nhà bà cô trên đường Nguyễn Thái Học năm 1952, có giếng trời mát lắm. Người ta gọi giếng trời là thiên tỉnh, lấy nắng gió, sống trong nhà đó mát lắm”. “Bão lớn có hút xoáy không?”. “Xung quanh nhà cửa bao bọc hết, không hề chi”.

Vẫn lối kiệm lời của người đã biết… đủ, cụ ông Tăng Xuyên (Ban Quản lý Tụy Tiên đường Minh Hương, Hội An) ậm ừ rằng chú có nghe vài nhà người ta làm mái che giếng trời, rứa là sai công năng kiến trúc.

Tôi nhớ lời anh Phong – Chủ tịch UBND phường Minh An chớp nhoáng qua điện thoại, là cũng có trường hợp vi phạm quy định bảo tồn nhà cổ về giếng trời. Người ta làm bạt, nhựa kéo che hết, nếu nghe bà con hoặc bên di tích báo lên thì phường lần thứ nhất nhắc nhở, lần 2 sẽ lập biên bản xử lý. Mà nói thiệt phường quá ít người theo dõi về quản lý đô thị, địa chính…

Cụ Tăng Xuyên lắc đầu: “Họ làm ở trong nhà, kín đáo răng mình biết”. Nghe ông nói, tôi nhớ lời anh Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Hội An, là quản lý phố cổ phải là quản lý bên trong chứ không phải đứng khơi khơi ngoài đường!

…Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú). Giếng trời chừng 20m2 còn nguyên vẻ đẹp trầm mặc tháng năm. Đây là di tích tham quan. Chủ nhà là ông Diệp Bảo Hùng. Dưới giếng trời, một bức phù điêu hoa, chim, thú đắp sành rơi rụng vài miếng.

Hoa, đôn sứ tôn màu xanh của bonsai. 9 giờ sáng, nắng hắt nhè nhẹ chưa chạm đến mảng tường tuổi đã cố cựu. Chúng phản quang trên mái thứ ánh sáng thiệt trong, như màu rượu vang nhạt đang cố bốc hơi.

Khí xuân lành lạnh. Tôi đứng nhìn hai ông già nói chuyện tế xuân, rồi chuẩn bị họp hội cúng bái chi đó giữa khoảnh sân. Cảnh không khác chi cảnh phim cổ trang với thế sự nghiêm trang, như thật chứ không hề diễn.

“Sành sứ, đồ đạc ni trước chừ còn nguyên đó, hơn 300 năm rồi”, lời ông Hùng nhỏ nhẹ. Tôi hỏi ông : “thoát nước ở đâu chú?”. “Đồng xu ngay góc đó…”. À, hai góc giếng có hai viên gạch hình đồng tiền Tiến Bảo.

gieng-troi-54-nguyen-thai-hoc-thanh-quay-bar-phan-tren-lop-mai-nhua-di-dong.jpg
Giếng trời 54 Nguyễn Thái Học thành quầy bar phần trên lợp mái nhựa di động

Mưa lớn vẫn tạt ướt, nên chủ nhà cho làm bên mái dài ra 1 mét nữa bằng tôn để giữ khung gỗ trong nhà. Nhưng đại thể, nó vẫn lung linh với công năng lẫn sự diện hiện như một nguyên tắc kiến trúc mà người xưa không phải ưng là làm.

Giếng trời vẫn còn, ngay khu vực phố cổ. Nó không bị phá đi, nhất là những nhà bán vé tham quan, những nhà đặc biệt, những chủ gia “trăm năm vẫn giữ nếp nhà”.

Nhưng khi con số nhà cho thuê lên đến 40%, nhà bán lại 30% trong tổng số các di tích nhà cổ, thì cơn lốc làm biến dạng hồn cốt, lối sống, cả công năng sử dụng nhà cổ ùa đến.

Người mua lại chưa chắc đã làm hư, làm khác đi, bởi đã đặt tiền mua nhà cổ, nghĩa là họ hiểu giá trị cổ của nó. Chỉ sợ nhất là thuê để kinh doanh với phương châm tận thu, bất cứ giá nào.

Tôi vào nhà hàng Xoài Xanh ở 54 Nguyễn Thái Học. Sáng vắng khách. Cô bé phục vụ nói chủ nhà là người ngoài Bắc. Đây là quán ăn, bán rượu. Khu vực giếng trời coi như mất, bởi ở đó là quầy bar. Tầng trên của giếng, người ta làm khung sắt và lợp tấm nhựa di động.

“Lỗ mũi” đã bị bịt, cho hé hé ra cho chút ánh sáng yếu ớt lọt vào. Chủ không còn, không phải là người của phố, thì khí thở làm chi tồn tại nữa.

Chúng tôi quay lui. Tôi đọc trong mắt ông cụ thoáng tiếc nuối đến ngẩn ngơ. “Trước đây là tiệm Tường Lan chuyên buôn cau, mắm, hàng mã. Chủ là 1 trong 3 tư sản người Hoa ở Hội An”, lời cụ đủ cho tôi nghe.
Đằng sau ngạch cửa, những chai lọ thủy tinh quầy rượu keng leng khi cậu thanh niên làm việc ở đó đang lau chùi chai, ly, tách. Một rụng rơi. Một đổ vỡ. Một ngậm ngùi.

nha-41-nguyen-thai-hoc-phan-tren-gieng-troi-la-he-khung-go-ngoi-da-lam-tu-lau.jpg
Nhà 41 Nguyễn Thái Học phần trên giếng trời là hệ khung gỗ ngói đã làm từ lâu

Còn đây, nhà 41 Nguyễn Thái Học. Là cà phê Trầm Lặng. Phần trên cùng của giếng được lợp ngói âm dương, khung gỗ đã cũ. Phần hông đóng khung bao một bên, phần còn lại là hình tam giác chừng 1m2 dùng lấy ánh sáng. Giữa sân giếng là hai bàn cà phê. Bình phong đã mòn cũ nhợt nhạt. Hai ống thoát nước dây leo, chỗ còn chỗ vỡ. Chủ nhà là người của phố.

Sứ mệnh giao hòa trời đất, hở mà kín, sống trong nhà nhưng nói chuyện với trời đất thông qua cái giếng như một gạch nối, một cột thu lôi trung gian, một thuở, đã bị xếp sang một bên.

Đó là sự khắc nghiệt của đời sống. Xét ở nhu cầu cần, khi con người hiện đại không cần biết đủ, bởi… bao nhiêu cho đủ. Tiền thay thế khí-gió-trời-đất-âm-dương. Nhưng nói đi cũng nói lại, sống trong những ngôi nhà đó, cố giữ nguyên trạng khu vực này, cũng khó.

Thời gian đã thổi bay hết những đắp nổi, vun vắn họa tiết. Cứ ngó bình phong, ống thoát, cách bài trí khu vực này, đủ thấy đâu chỉ là dùng để lấy khí, gió, ánh sáng, mà còn là mà một tiểu cảnh để người ta đặt mình vào cuộc mộng mơ và đối thoại.

“Khó lắm em, hồi nớ nóng quá, tôi làm mái tôn che, vì nóng quá, mưa lớn thì tạt tùm lum, rồi gió hút, nhưng nhà nước không cho”. Chủ nhà nói như để giải thích… chẳng đặng đừng cho một tấm bạt treo lơ lửng trên lưng chừng không gian giếng.

“Phải làm tấm bạt, nếu mưa gió lớn mình giằng kỹ, chứ làm kiểu bạt kéo, gió cũng xé toạc hết”. Tôi nhớ mấy chỗ vừa ghé, nếu giếng trời không che, thì tường gỗ và chân cột sát giếng đều có màu xỉn, ẩm. Nó sẽ mau mục, lại tốn tiền. “Nhà tôi trùng tu đầu tiên đó, hồi nớ sân giếng cũng thấp, nhưng láng xi măng nên chừ cạn rứa”…

Giếng trời không phải là… đặc sản riêng có của Hội An, bởi giải pháp kiến trúc này đã có thời La Mã cổ đại, trong các công trình Pantheon. Nhật Bản Ấn Độ, Ai Cập… cũng có. Nhiều nước khác cũng có.

Nhưng ở Hội An, trong kiến trúc nhà cổ của người Hoa, giếng trời là một cách “tứ thủy quy nhất”. Thủy ở đây chính là nước mưa ngụ ý tài lộc đều quy về nhà mình. Chừng đó chưa đủ, nó giúp cân bằng âm dương, hấp thu nhật nguyệt mưa móc tinh hoa trời đất. Ai đó đã ví von nó như trái tim của ngôi nhà khi nó nằm ở trung cung.

Đặc sản Hội An không phải nhà cổ, bánh trái, mà là người Hội An với cách ứng xử văn hóa nhuần nhị, thuận thiên, kín-hở, luôn giữ nhưng không bao giờ đóng.

Vườn tiểu cảnh, bonsai xanh, dù vài ba chậu phô mình trong mưa nắng, đó là tư duy xanh chứ gì nữa. Xanh, là gắn mình với tự nhiên, sống đủ, từ nghĩ đủ và làm đủ. Đủ theo nghĩa hàm dưỡng cốt cách văn hóa và lý tưởng hành thế thuận thiên và hợp lòng người.

Một ngày làm ăn đối mặt với bao chuyện. Những chiều tắt nắng, những đêm trăng thanh, những sáng mai sương, chốn mấy mét vuông như cửa sổ mở ra trời đất.

Không chỉ làm khí gió trong nhà hanh thông, mọi người nhẹ nhõm, gần gũi, mà đó là chỗ ngồi để nói chuyện với trời đất, độc thoại, một vườn thiền đúng nghĩa để người cân bằng tâm não, kiểm soát chính mình. Ở đó, họ đặt mình trong tư thế của một hạt bụi, có nghĩa rằng trong cơn vần vũ của nắng gió mà sống cho đúng hạt bụi rồi trở về với đất.

Tôi ngồi ở sân giếng nhà cô Thái Hạnh Hương, nhìn viên ngói mấy năm trăm cô quạnh một góc, nhớ Đường thi: “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản…”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ...

Tên làng, đánh mất là có tội với ông bà tổ tiên!

Nhưng ta biết rõ đó là một từ Chăm qua sự kiện Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt qua đám cưới công chúa Huyền Trân. Vì vậy, Ô Gia, Ô Đà chắc chắn phải có...

Giữ ký ức sau mỗi chặng đường…

Đôi khi, chúng ta quên mình từng có nó. Để bữa nọ, lướt qua và bất chợt dừng lại thật lâu trước những món quà lưu niệm đã trong ngăn tủ tự bữa nào. Có món được bạn bè...

Bụi tre và biền bãi

Đến với những nơi này, có lẽ du khách đừng kỳ vọng vào một mô hình chuyên nghiệp hay sự điều hành, hướng dẫn quá chuyên môn.Hãy hòa với giọng nói, tiếng cười chất phác của các cô bác...

Hành hương… về xứ Quảng

Phó Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới - ông Zoltan Somogyu, từng nói, trong xu hướng phát triển của du lịch thế giới, du lịch tâm linh tiếp tục được nhấn mạnh. Lượng khách đi du...

Cùng tác giả

Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII làm việc tại Điện Bàn

Theo báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã Điện Bàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực như: Tổ chức 7 đợt sinh hoạt chính trị; mở...

3 hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 14E trước khi bị cưỡng chế

Trước đó ngày 19/11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành các quyết định về cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình ông Phan Minh Hồng, Lê Khắc Chung và Nguyễn Thiên Quang vào ngày...

Bị sa thải sẽ không được trợ cấp thất nghiệp

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới

2. Quy định về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam – Những sắc màu di sản

Ngày 26/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam cho biết, tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống chủ đề “Việt Nam – Những sắc màu di sản”, Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Nam tham gia 4 tiết mục và cả 4 đều đoạt giải cao.Cụ thể, có 2 giải A cho tiết mục “Diễn xướng dân gian bài chòi” và tiết mục múa độc lập “Hồn gốm”; 1 giải B  cho tiết mục hát...

Quảng Nam đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống toàn quốc

Liên hoan do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra từ ngày 22 - 26/11 tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự tham gia của 11 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Hồi ức khó quên về ca khúc “Chiều Hội An” – Đài Phát Thanh

Một ca khúc có thể gọi là để đời qua sự tồn tại của nó 40 năm qua mà đến bây giờ nhiều người dân Hội An đều nhớ và có thể ngân nga vài câu, vài đoạn hoặc cả bài hát; đó là ca khúc “Chiều Hội An” của nhạc sĩ Hoàng Lân.Khoảnh khắc hồi ứcMình nhớ, những năm đầu thập niên 80, lúc mà khi ai đó ở ngoài thị xã Hội An muốn nối điện thoại...

Bảo tồn di sản tư liệu từ pháp lý

Trong khi đó, dù Việt Nam tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO về di sản tư liệu từ năm 2006 nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác bảo tồn...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Hội An triển lãm 20 tác phẩm tranh màu nước của họa sĩ Lưu Công Nhân

Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và giới họa sĩ cho rằng, với bộ tranh miêu tả Hội An rất điêu luyện đến tuyệt vời, họa sĩ Lưu Công Nhân được cho là “bậc thầy tranh màu nước”.Triển lãm...

Triển lãm “Chuyện phố, chuyện làng” trong Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng

Bên cạnh các triển lãm chính, tại ngày hội còn trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của Đà Nẵng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất