Powered by Techcity

Những dòng sông trong bia ký Chăm


DSC03636_PHUONG THAO
Dòng sông xứ Quảng Ảnh PHƯƠNG THẢO

Câu chuyện dòng sông

Sông, trong tiếng Phạn gọi là Nadī नदी, trong tiếng Cham cổ gọi là Krauṅ /krɔ:ŋ/. Vết dấu Campa (Chămpa) để lại ở Quảng Nam – Đà Nẵng cùng lịch sử hình thành vương quốc hơn 1.000 năm, không chỉ là các đền tháp. Hệ thống thủy lợi đồ sộ với những cánh đồng, kênh mương, đê đập đã gầy dựng từ thời xửa xưa. Và câu chuyện dòng sông vẫn còn tiếp diễn.

Dòng sông Lớn (mahānadī) được định trong 3 văn khắc thuộc địa bàn Quảng Nam: C.72 ở Mỹ Sơn, C.105 ở Hòn Cụt, C. 147 ở Chiêm Sơn.

Thời vương triều Campapura (kéo từ thế kỷ 4-7), văn khắc C.72 phát hiện gần đền A1, Mỹ Sơn, được L. Finot xem là bản hiến chương đầu tiên của khu vực.

Cạnh đó, văn khắc C.147 ở Chiêm Sơn, cho biết, phía bắc có sông Mahā (mahānadī). Vương triều Campapura chỉ nhắc tới tên sông Lớn, thuộc địa giới của Mỹ Sơn, hiện là một phần của sông Thu Bồn.

Đến các vương triều sau, vương triều Indrapura trải từ thế kỷ 8 đến 10, có 3 hệ thống sông được nhắc tới. Trong đó, ranh giới của các đền thần được xác nhận có giáp với sông Nayauna, sông Luvu và sông Bhauk Śirā tương với hệ thống sông Thu Bồn, sông Ly Ly.

Văn khắc C. 106 được phát hiện ở làng Bàn Lãnh (xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn) cách văn khắc C.66 ở Đồng Dương khoảng 12 dặm về phía Bắc.

Trước đó đền thần Śrī Rudramaddhyeśvara cũng được nhà hiền triết Śrī Kalpa dựng lên ở nơi đây. Trải từ cánh đồng Ṅauk Rayā đến cửa sông Nayauna, từ cửa sông đến bờ nam của đền thần có hơn 100 cánh đồng, làng mạc, ao hồ với địa danh bằng tiếng Chăm cổ. Tất cả đều chịu sự chi phối hệ thống thủy lợi của 2 nhánh bắc nguồn từ sông Thu Bồn, tách ra từ Cổ Tháp đi theo 2 hướng: hướng Đông Bắc và Đông Nam.

Theo địa hình của làng Bàn Lãnh, sông Nayauna được văn khắc C.106 nhắc tới chỉ có thể là 2 nhánh của sông Lớn (mahānadī) chảy xuống theo hướng Đông – Bắc và Đông – Nam.

Hậu vương triều Indrapura

Cũng trong khoảng thời gian này, vua Śrī Jaya Siṅhavarmadeva cho xây dựng các đền tháp và phân chia hệ thống làng mạc, cánh đồng thuộc Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng bây giờ). Các chứng tích còn được nhận biết qua văn khắc C.211 ở Khuê Trung và C.142 ở Hóa Quê. Về mặt khảo cổ, phế tích Phong Lệ cũng được xem là một trung tâm tôn giáo thời vương triều này.

qna_0982-1-1.jpg
Một đoạn thượng nguồn sông Thu Ảnh VÕ THỊNH

Cạnh đó, địa điểm văn khắc C.140 ở Hương Quế, Quế Sơn hướng về phía đông là sông Ly Ly – lãnh thổ của các lãnh chúa có thể vươn tới dòng Thu Bồn, dòng Bà Rén, dòng Trường Giang và cả các vùng cao.

Tới vương triều Yāṅ Põ Ku Śrī Jaya Harivarmadeva Ciy Śivānandana vào đầu thế kỷ 13, có 2 con sông được văn khắc C. 100 nhắc tới: dòng sông chảy qua kinh thành Siṅhapura (Trà Kiệu) và dòng sông Yāṃ – 2 con sông thuộc hệ thống sông Thu Bồn (nhánh phía nam).

Văn khắc C. 100 được phát hiện ở đền G5, Mỹ Sơn – vị trí sông Yāṃ ở phía đông đền thần Guheśvara – một ngôi đền được văn khắc C.106 thời vương triều Indrapura nhắc tới.

Trước đó, vào Śaka 1010 (1088), thời vua Śrī Jaya Indravarmmadeva Yãṅ Devatāmūrti đang trị vì, văn khắc C. 89 được phát hiện ở đền D1, Mỹ Sơn cũng liệt kê các cánh đồng, làng mạc và sông hồ nơi đây trong cuộc tái dựng đất nước do chiến tranh tàn phá.

qna_1024.jpg
Hội làng thượng nguồn sông Thu Bồn Ảnh VÕ THỊNH

Văn khắc C.64 ở Chiên Đàn cho biết, cuối thế kỷ 11, vua Śrī Harivarmadeva đánh chiếm toàn bộ phía nam, từ con sông Tam Kỳ đến điện đền Campeśvara, thuộc Trà Kiệu. Các lãnh chúa ở khu vực này đã thần phục và trở thành chư hầu của ông. Các cánh đồng, sông hồ thuộc hệ thống sông Tam Kỳ cũng được văn khắc C. 227 ở An Mỹ, C.63 ở Khương Mỹ nhắc tới.

Quảng Nam – Đà Nẵng, nơi kinh đô cổ Campa đã trường tồn và lớn mạnh gần 1.000 năm. Thời gian đã phai dần các di tích nhưng tên những con sông, con suối, ao hồ, cánh đồng, làng mạc đến con người, tất cả vẫn còn đó. Hình hài có thể khác đi nhưng âm vang của các vương triều vẫn gợn lên lớp sóng, trong đó có những chuyện kể về về đời sông.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nhung-dong-song-trong-bia-ky-cham-3148245.html

Cùng chủ đề

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không...

Dấu tích hoa cỏ trong nghệ thuật Champa

So với phong cách Đồng Dương, nghệ thuật giai đoạn này thay vì nhấn mạnh tính kỳ ảo lại chú trọng hướng đến chủ nghĩa tự nhiên hoàn mỹ, mang nét duyên dáng, trang nhã và mềm mại. Các...

Tiếng thở khẽ của những dòng sông

Hạt nhân để thúc đẩy liên kết Hội An - Điện Bàn - Duy Xuyên chắc chắn là sông Thu Bồn. Một phần quan trọng trong chiến lược thúc đẩy du lịch đường sông của Đà Nẵng giai đoạn...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Bảo quản văn khắc trên đá

Tại Việt Nam, có thể nghiên cứu bảo tồn bằng công nghệ nano. Đây là công nghệ còn mới mẻ, mới đưa vào ứng dụng mang tính thể nghiệm tại vài di tích của nước ta.Tạo ra các bản...

Cùng tác giả

Quảng Nam tăng cường sử dụng tiện ích qua ứng dụng VNeID

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2024 toàn tỉnh đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, ngành để tích hợp dữ liệu thẻ BHYT vào hệ thống VNeID, giúp hình thành Sổ sức khỏe điện...

Sớm khắc phục chậm trễ trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cử tri nhiều địa phương tiếp tục phản ánh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân hiện nay còn chậm, quá nhiều thủ tục, người dân phải đi lại nhiều lần, mất thời...

Quảng Nam sẽ lập đoàn kiểm tra hằng tuần về thực hiện chuyển đổi số

Trong năm 2025, các sở, ngành địa phương được yêu cầu tiếp tục rà soát, đẩy nhanh các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong năm 2024. Trong đó, chú trọng đảm bảo an ninh thông tin, bảo mật dữ...

Quảng Nam tổ chức ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tại TP.Hồ Chí Minh

Sự kiện diễn ra trong 4 ngày (dự kiến trong tháng 12 năm 2025) tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động như: Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam tại phía Nam; gặp mặt doanh...

Quảng Nam: Công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My

Sáng ngày 5/2, Huyện Bắc Trà My công bố Quyết định thành lập  Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy.Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Trà My cũng quyết định điều động ông Phan Công Lương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025,...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Tin nổi bật

Tin mới nhất