Powered by Techcity

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn


img_20241108_135353-ly-xuong-can.jpg
Đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn chia sẻ về những mong muốn ông sẽ tiếp tục đóng góp cho mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc Ảnh Diệp Trần

Với ông Lý, dù chỉ còn mang một phần rất nhỏ của dòng máu Việt, nhưng tình yêu và sự gắn bó của ông với quê hương tổ tiên – dải đất hình chữ S – vẫn luôn mạnh mẽ và bền chặt.

Khởi đầu của mối lương duyên

Ông Lý đã dùng tiếng Việt để mở đầu những chia sẻ của mình về cuộc di cư từ 8 thế kỷ trước của vị tổ tiên mà ông gọi là “hoàng tử bị lãng quên”.

Hơn 800 năm trước, hoàng tử (hay còn gọi là hoàng thúc) Lý Long Tường (sinh năm Giáp Ngọ – 1174), là con vua Lý Anh Tông (1138 – 1175), lớn lên trong giai đoạn nhà Lý suy tàn và nhà Trần dần thay thế.

Trước bối cảnh binh biến, năm 1226, hoàng tử Lý Long Tường cùng một số tôn thất nhà Lý tìm cách vượt biển, tránh ra nước ngoài để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên. Trên hành trình lưu lạc, vị hoàng tử này đã tìm thấy nơi nương náu an toàn trên bán đảo Cao Ly và quyết định ở lại nơi này.

dsc_6441.jpg
Nghệ sĩ Hàn Quốc trên phố cổ Ảnh Minh Hải

Với lòng biết ơn quê hương thứ hai, hoàng tử Lý Long Tường đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ lãnh thổ Cao Ly, đặc biệt trong những cuộc chiến chống lại sự xâm lăng từ ngoại bang. Qua các chiến công và đóng góp của mình, hoàng tử và gia đình họ Lý dần trở thành một phần của vùng đất Cao Ly. Sau này, dòng họ Lý dịch chuyển dần xuống phía Nam (Hàn Quốc hiện tại) xây dựng nền móng cho mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam – Hàn Quốc.

Dù trải qua nhiều thế hệ, dòng họ Lý ở Hàn Quốc vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa của người Việt. Đối với Đại sứ Lý Xương Căn, tình yêu cội nguồn là một phần không thể tách rời, luôn hiện diện trong cuộc sống của ông.

Góp phần quảng bá Việt Nam

Năm 2024, ông Lý Xương Căn nhận nhiệm vụ làm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc trong nhiệm kỳ thứ 3 (2024-2029). Ở vai trò này, ông lại tiếp tục công việc đã tâm huyết lâu nay: quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới cộng đồng Hàn Quốc cũng như thế giới.

khach-du-lich-han-qu.jpg
Khách du lịch Hàn Quốc tham quan mua sắm tại chợ Hàn Đà Nẵng Ảnh NTB

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện những cơ hội đầu tư tại các địa phương ít được biết đến.

“Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược hỗ trợ, giúp trải nguồn đầu tư nước ngoài đồng đều hơn trên khắp cả nước. Chẳng hạn, một số tỉnh miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, hay một số tỉnh miền Bắc ngoài khu vực Hà Nội hiện vẫn chưa thu hút đầu tư tương xứng với tiềm năng. Những địa phương này rất cần nguồn lực để phát triển, và mỗi nơi đều có lợi thế riêng biệt”, ông bày tỏ.

Ông Lý Xương Căn thường dùng mạng xã hội TikTok và YouTube để tương tác với mọi người, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở cả trong và ngoài nước. Sự kết nối này mang lại trải nghiệm nhiều ý nghĩa với ông.

“Khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, tội nhận được những bình luận ấm áp từ người Việt Nam – như những lời chia sẻ mong muốn được gặp gỡ, hoặc những lời động viên chân thành. Đây thật sự là những tình cảm quý giá, và tôi trân trọng từng lời động viên ấy” – ông Lý Xương Căn nói.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nhan-duyen-viet-han-va-cau-chuyen-cua-ong-ly-xuong-can-3148450.html

Cùng chủ đề

Bí ẩn chữ cổ khắc trên đá nơi nguồn sông A Vương

Tây Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nơi đây còn hiện hữu những dấu tích chưa được khai quạt, giải mã.Hiện nay Tây Giang còn sở hữu 5 chiếc trống đồng Đông...

Khách nghìn đô dừng chân xứ Quảng

* Nhưng nếu chỉ đơn giản như hành trình tham quan mà ông nói thì cũng sẽ na ná các sản phẩm khác. Thay vì đi đường sắt, khách chọn đường bộ cũng sẽ có trải nghiệm tương tự...

“Chuẩn hóa” bộ chữ viết Cơ Tu

Ngoài ra, TP.Huế và tỉnh Quảng Nam - hai địa phương cư trú chủ yếu của đồng bào Cơ Tu cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra một bộ chữ Cơ Tu thống nhất, hoàn chỉnh, đảm bảo...

Sáp nhập, cơ chế nào quản lý di sản đô thị?

Tương tự, bộ máy hành chính được tái cấu trúc, việc ai chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ di sản được đặt ra? Nếu không có hướng giải quyết hợp lý đối với bài toán bảo...

Nâng niu những mảnh ghép văn hóa Cơ Tu

Bởi vậy, không lấy làm lạ khi giai đoạn đầu của dự án là các sự kiện tôn vinh văn hóa giữ rừng của đồng bào Cơ Tu, như: đêm nhạc Hơi thở của rừng; tái hiện lễ hội...

Cùng tác giả

Giá vàng trong nước sát mức 103 triệu

Cập nhật chi tiết giá vàng hôm nay 3/4/2023 mới nhất ở thị trường trong nướcTại thời điểm khảo sát lúc 09h30 ngày 3/4/2025, giá vàng hôm nay 3/4/2025 trong nước đang chứng kiến xu hướng tăng mạnh mẽ,...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì phiên họp thường kỳ quý I-2025

Sáng ngày 03/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp giao ban thường kỳ, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KTXH quý I-2025, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý II.Nổi lên trong đánh giá tình hình KTXH của Quảng Nam trong quý I-2025 là giải ngân vốn đầu tư công. Tính đến 28/3, Quảng Nam giải ngân kế hoạch vốn đầu công năm 2025...

Những miền quê bất khuất trên mảnh đất Điện Bàn

Ở phường Điện Dương, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, trong đó có khối phố Hà My Trung. Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang kinh doanh thương mại, dịch vụ, công nhân công nghiệp, tiểu...

Những hoạt động nổi bật tại lễ hội “Tam Kỳ

Sự kiệnPHAN VINH - TUYẾT TRINH • 03/04/2025 08:44(QNO) - Từ ngày 10 - 13/4/2025, Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa” với chủ đề "Rực rỡ sắc hoa vàng" diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn. Đây là dịp quảng bá hình ảnh thành phố, tôn vinh vẻ đẹp hoa sưa vàng và giới thiệu điểm đến “Làng sinh thái Hương Trà” đến với người dân và du khách. Nguồn: https://baoquangnam.vn/nhung-hoat-dong-noi-bat-tai-le-hoi-tam-ky-mua-hoa-sua-2025-3152005.html

Quảng Nam nỗ lực “điền tên” vào bản đồ du lịch đường sắt

Đồng thời mở rộng tuyến kết nối “Chuyến tàu di sản miền Trung” giữa các điểm du lịch; kết nối, thúc đẩy liên kết phát triển du lịch giữa đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ...

Cùng chuyên mục

Bí ẩn chữ cổ khắc trên đá nơi nguồn sông A Vương

Tây Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nơi đây còn hiện hữu những dấu tích chưa được khai quạt, giải mã.Hiện nay Tây Giang còn sở hữu 5 chiếc trống đồng Đông...

“Nối mạch” văn hóa xứ Quảng

Duy tân, thực chất là theo mới. “Mà theo mới chủ yếu chính là học các nghề khéo của Tây phương. Chúng ta thua Tây phương không phải vì tinh thần mà chính vì khả năng tổ chức, khả...

Bắc Trà My tổ chức Hội thi văn hóa thể thao dành cho học sinh dân tộc thiểu số

Sáng 1/4, huyện Bắc Trà My tổ chức Hội thi văn hóa thể thao dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS, năm học 2024 – 2025.12 trường THCS trên địa bàn huyện Núi Thành có học sinh dân tộc thiểu số tham gia hội thi, với nhiều nội dung tranh tài phong phú. Ở phần văn nghệ, mỗi đơn vị trình diễn hai tiết mục xoay quanh chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, thầy...

Bảo tàng Đà Nẵng đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1/4

Theo Bảo tàng Đà Nẵng, bảo tàng mở cửa từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần, đón khách ở cổng số 31 Trần Phú. Bảo tàng Đà Nẵng được đầu tư với tổng kinh phí hơn 500 tỷ...

Họa sĩ cùng gây quỹ xây nhà cho người nghèo miền Trung

Các tác phẩm được trưng bày phong phú về phong cách và chất liệu, từ sơn dầu, tranh lụa, giấy dó... Mỗi bức tranh là một câu chuyện, là tấm chân tình mà mỗi họa sĩ cùng gửi gắm...

Cần cốt cách khí khái người Quảng qua năng lực cãi!

Quảng Nam hay cãiSuốt mấy trăm năm, trong dân gian lưu truyền câu “Quảng Nam hay cãi…”. Từ thập niên 1820 đến nay (tức là từ khi xuất hiện đầy đủ bốn địa danh hành chính cấp tỉnh Quảng...

“Chuẩn hóa” bộ chữ viết Cơ Tu

Ngoài ra, TP.Huế và tỉnh Quảng Nam - hai địa phương cư trú chủ yếu của đồng bào Cơ Tu cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra một bộ chữ Cơ Tu thống nhất, hoàn chỉnh, đảm bảo...

Lá thư thời chiến

“Đường ra mặt trận vui ghê lắm”Tháng 4/1968, nữ nhà văn, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý gửi con gái mới 16 tháng tuổi cho bà ngoại để vào chiến trường miền Nam, sau 1 năm chồng chị -...

Sáp nhập, cơ chế nào quản lý di sản đô thị?

Tương tự, bộ máy hành chính được tái cấu trúc, việc ai chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ di sản được đặt ra? Nếu không có hướng giải quyết hợp lý đối với bài toán bảo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất