Powered by Techcity

Người Quảng “hay cãi trong học thuật


dsc_5338.jpg
Những người già ở làng với vốn am hiểu về dân gian chính là mạch nguồn nối quá khứ hiện tại Ảnh TẤN LẠC

Truyền thống sĩ phong

Mặc dù giáo dục khoa cử Quảng Nam hình thành muộn do yếu tố lịch sử, địa lý, nhưng lại có sự phát triển rất nhanh chóng. Những danh xưng “ngũ phụng tề phí”, “tứ hổ”, “tứ kiệt”, “ngũ tử đăng khoa”, “phụ tử đăng khoa” như chứng minh cho sự kết tinh, thăng hoa của giáo dục khoa cử đất Quảng.

Học đi đôi với hành. Những người đỗ đạt đất Quảng được triều đình bổ dụng, trở thành rường cột quốc gia. Sở học của họ được đem ra kinh bang tế thế và dùng để… dạy vua, thậm chí “cãi” với vua.

Những người đỗ đạt này khi làm quan luôn được khen là thanh liêm, công minh, chính trực, quả cảm, nghĩa khí, khẳng khái, thương dân, có học hạnh. Đặc biệt, 4 chữ kim khánh “Liêm – Bình – Cần – Cán” mà vua Tự Đức ban cho Nguyễn Tạo – Đốc học Quảng Nam, là niềm tự hào của người Quảng.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Giới trí thức Quảng Nam luôn ý thức tiếp nhận tư tưởng, học thuật mới, như phong trào tân thư, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục.

Khi đi sứ hay công cán ở nước ngoài, họ luôn chú ý, quan sát sự tiến bộ khoa học kỹ thuật để mang về nước áp dụng như trường hợp Phạm Phú Thứ; hay chủ động tham vấn, cầu học để mở rộng kiến văn như trường hợp Nguyễn Thuật hỏi các trí giả Trung Quốc và gốc Anh quốc.

Vốn liếng để cãi

Hoạt động khoa học dựa trên nền tảng vốn kiến thức đã có. Vốn kiến thức này được truyền tải qua những trang sách.

1937_img_81.jpg
TS Huỳnh Công Bá một nhà nghiên cứu có tinh thần khoa học phản biện mạnh mẽ Ảnh KIM HOA

Đất Quảng từ thế kỷ 17 đã có gia đình ở Hội An tích chứa rất nhiều sách, đến nỗi học giả nổi tiếng Trung Quốc và nổi tiếng ở Nhật Bản là Chu Thuấn Thủy cũng hết sức ngạc nhiên về sự việc này.

Hầu như toàn bộ số sách (ấn bản từ Trung Quốc) mà Chu Thuấn Thủy đề cập, gia đình kia đều có sẵn trong nhà. Đây là một minh chứng cho thấy người Quảng quan tâm đến vốn liếng học thuật – tài sản tri thức.

Vốn liếng khoa học còn thể hiện ở sự sở đắc về học vấn và tri thức. Các nhà nghiên cứu đất Quảng có một vốn liếng tri thức phong phú, là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nổi tiếng như GS.Hoàng Tụy, GS.Huỳnh Lý, GS.Lê Trí Viễn, GS.Lê Đình Kỵ, GS.Nguyễn Quang Hồng, TS.Huỳnh Công Bá…

Ngoài ra, đất Quảng còn một lớp nhà nghiên cứu không học hàm học vị nhưng kiến thức về địa phương học hay một mảng học thuật nào đó hết sức sâu rộng.

Đức tính khoa học cũng là một vốn liếng khoa học. Nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá được nhiều giáo sư Bắc Hà khen ngợi về đức tính khoa học.

GS.Chương Thâu đã nhận xét về ông: “Với một hệ thống tư liệu hết sức phong phú được dẫn dụng (…), có rất nhiều tư liệu rất mới, được phối kiểm công phu…, đủ thấy tác giả đã làm việc một cách thận trọng, nghiêm túc và đạt hiệu quả cao”.

Phải cãi cho chính

Mạnh Tử từng dặn “Tận tín thư bất như vô thư” (Quá tin vào sách chi bằng không có sách). Người làm khoa học phải luôn có tinh thần phản tư, phản biện, hoài nghi về tri thức hiện có để tìm kiến giải mới.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá đã đính chính lại những cách giải thích sai về nguồn gốc địa danh “Đà Nẵng”, hay những cách phiên âm sai về nhiều địa danh làng xã trong các bản dịch của sách “Ô châu cận lục”, “Phủ biên tạp lục”, đính chính nội dung sách của học giả Đào Duy Anh. Thậm chí, ông còn đính chính một số chỗ hiểu sai và dịch sai về tư liệu văn bia trong công trình Văn khắc Hán Nôm Việt Nam.

Khi GS.Trần Quốc Vượng đặt nghi vấn: “Tôi (tức GS.Vượng) đã đi điền dã từ Quảng Bình – Quảng Trị (nam sông Gianh) đến Quảng Nam – Khánh Hòa, trừ địa danh Ấp Bắc ở Mỹ Tho châu thổ Mê Kông, không thấy ở đâu có địa danh mang tên Bắc.

Thí dụ (…): Trà Kiệu Đông, Trà Kiệu Tây, Trà Kiệu Nam, Trà Kiệu Trung… (Duy Xuyên); Cẩm Nam, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Thanh, Cẩm Châu… (ngoại vi Hội An). Vì sao họ kỵ tên Bắc?”

Nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá (lúc đang là “học trò” – nghiên cứu sinh) đã “phản biện”: “từ Quảng Trị vào đến Quảng Nam, không hề có sự “kỵ” tên Bắc.

Ví dụ: Ở “Ô châu cận lục” (thế kỷ 16): Thuộc châu Minh Linh có xã Bắc Bạn. Ở “Phủ biên tạp lục” (thế kỷ 18): Tại tổng Phúc Long (huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn) có xã Bắc Lâm. Tại thuộc Biệt Nộp (phủ Thăng Hoa) có xã Yêu Bắc”.

Ngoài ra, nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá còn dẫn dụng các bản đồ cổ để nêu các địa danh khác của đất Quảng có yếu tố “Bắc” như xã Bắc Thôn (2 lần), Ấp Bắc, Phong Lệ Bắc, Cẩm Lệ Bắc, Bắc Ấp (3 lần), Làng Bắc, Chính Bắc, Bắc Lâm, Bắc Mỹ…

Ông còn lý giải về sự ít xuất hiện yếu tố “Bắc” trong địa danh ở đất Quảng: “Người dân Việt cứ tiếp tục di cư vào Nam. Khi đến một nơi họ lập làng mới và đặt tên cho nó một cái tên (ví dụ: tên X). Về sau, khi dân làng này mở đất tiếp về phía nam và đặt tên là “X Nam”. Còn làng cũ, do tập quán không thay đổi và người ta vẫn gọi là “X”, chứ không phải là “X Bắc”…

Tinh thần phản biện khoa học không chỉ thường trực trong giới hàn lâm đất Quảng mà còn luôn chảy trong người của những nhà nghiên cứu địa phương không có học vị.

Trường hợp nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo là một ví dụ. Ông từng có nhiều bài viết phê bình, phản biện các đề tài, công trình nghiên cứu về đất Quảng của các tác giả có học hàm, học vị.

Tiêu biểu ông phản biện công trình Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng, phản biện cách lý giải địa danh “Nại Hiên” của các nhà nghiên cứu tên tuổi ở đất Quảng, đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng.

Nhà nghiên cứu trở thành “thầy cãi” dân gian. Họ có vốn liếng tri thức làng xã, am hiểu tư liệu Hán Nôm. Chính điều này đã giúp cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết tranh chấp Tiền hiền, Hậu hiền ở nhiều làng xã trên dải đất miền Trung.

Đây chính là uy tín học thuật của những nhà khoa học đất Quảng.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nguoi-quang-hay-cai-trong-hoc-thuat-3139044.html

Cùng chủ đề

Thăng Bình phản biện Đề án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp

UBND huyện Thăng Bình hiện có 11 cơ quan chuyên môn và có 4 đơn vị sự nghiệp công lập với 150 biên chế công chức được giao. Theo đề án, sau khi sắp xếp, kiện toàn, huyện Thăng...

Ăn nửa buổi giữa cánh đồng

Thời ấy nghèo nên các món nước nhưn mỳ Quảng được nấu bằng cá chuồn, một loại cá “quốc dân” ngon, bổ, rẻ, hay cá tràu (cá lóc) vừa mới câu được hôm qua. Nhà nào khá khẩm thì...

Nghệ thuật dân gian của người Quảng

Văn nghệ dân gian như những khúc hát của thời gian, lịch sử con người và đất nước. Sự giao lưu của nhiều luồng văn hóa trong lịch sử để lại những dấu vết đậm nhạt ở từng vùng...

Người Quảng… “bạo nói”

Sĩ phu có khí tiết cứng cỏi, bạo nói, nóng nảy và hay cãiChính tinh thần nghĩa khí, cương cường nên người Quảng Nam thường sẵn lòng lao vào nguy khó để phò vua, giúp nước.Tinh thần “sốt sắng...

Chuyện từ làng vô hình

Còn với thế hệ con cháu Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, sẽ có những cái tên khác lạ như Terry, Trianna, Harry… dù còn giữ được cái gốc họ, nào Hoàng, nào Nguyễn, Trần... Cái họ theo...

Cùng tác giả

Quảng Nam chuẩn bị cho Lễ bế mạc Năm Đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024

Chiều ngày 10/2, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương chuẩn bị tổ chức Lễ bế mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024.Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia được tổ chức tại Quảng Nam là sự kiện môi trường có quy mô tầm quốc gia và quốc tế. Từ tháng 3 đến tháng 11/2024,...

Đến cuối tháng 1, dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại Quảng Nam đạt 117.037 tỷ đồng

Ông Phạm Trọng - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam cho biết, đối với các lĩnh vực cho vay ưu tiên, đến ngày 31/1, cho vay nông nghiệp, nông thôn có dư nợ 33.050 tỷ...

Xử lý 5 trường hợp liên quan đến thiết bị giám sát hành trình

Lực lượng thanh tra cũng đã kiểm tra hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ hỗ trợ vận tải tại Cảng Hàng không Chu Lai. Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về...

THACO AUTO đẩy mạnh xuất khẩu xe thương hiệu THACO và quốc tế

Để đạt được các mục tiêu đề ra, THACO AUTO chú trọng đầu tư chuyên sâu cho hoạt động R&D, nghiên cứu các xu hướng sản phẩm mới, nhu cầu của khách hàng và điều kiện hạ tầng giao...

Rà soát, phòng chống lãng phí công trình, tài sản công… trên địa bàn Quảng Nam

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và chủ tịch UBND cấp huyện được yêu cầu tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất