Powered by Techcity

Người lan tỏa niềm đam mê tuồng xứ Quảng


Anh 4 (1)
NSND Phan Văn Quang truyền dạy kỹ năng biểu diễn cho các sinh viên

Trưởng thành từ một nghệ sĩ biểu diễn, đến lúc trở thành đạo diễn tuồng, NSND Phan Văn Quang luôn đau đáu chuyện lan tỏa tình yêu tuồng đến đông đảo công chúng, nhất là người trẻ. Báo Quảng Nam có cuộc trò chuyện với NSND Phan Văn Quang để nghe ông kể về điều này.

Hóa thân vào nhân vật

* Với một môn nghệ thuật khó như tuồng nhưng chỉ sau 9 năm – kể từ danh hiệu NSƯT (năm 2015), ông đã nhận được danh hiệu NSND. Quá trình phấn đấu của ông hẳn rất nhiều gian khổ?

– NSND Phan Văn Quang: Mùa hè năm 1987, tôi đến Trà My thăm người thân thì Đoàn nghệ thuật tuồng Quảng Nam – Đà Nẵng đến biểu diễn. Tôi xem rồi mê tuồng ngay. Lúc đó, tôi đang học lớp 12 nhưng đã thi đỗ vào đoàn tuồng. Nhưng vì còn nhỏ nên chưa được nhận. Sau này thêm vài lần trầy trật nữa, tôi vẫn quyết theo nghề vì quá đam mê.

Từ đầu, tôi may mắn được học và chọn làm kép chính trong các vở diễn lịch sử như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… Quá trình đó buộc tôi phải học rất nhiều. Tôi mãi mãi không quên ơn các thầy cô, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi trong biểu diễn. Bởi vậy, có được thành quả hôm nay, tôi nhận thức mình mang sứ mệnh truyền dạy cho thế hệ sau gìn giữ nghệ thuật tuồng xứ Quảng.

Anh 2 (2)
Nghệ sĩ Phan Văn Quang vào vai Kim Lân thứ 4 từ phải sang trong vở Sơn Hậu

* Sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Nam nổi tiếng với gánh hát Đức Giáo (Quế Sơn), có “người truyền giáo hát bội” GS. Hoàng Châu Ký, ông có nghĩ rằng mình cũng được thừa hưởng mạch nguồn nghệ thuật này?

– NSND Phan Văn Quang: Tôi sinh ở xã Quế Thọ (Hiệp Đức), có lẽ thế mà có phần thừa hưởng “mạch nước”, “gien tuồng” của một trong những “cái nôi” của tuồng xứ Quảng – tuồng núi Quế Sơn. Đây cũng nơi có nhiều nghệ sĩ tuồng nổi tiếng được sinh ra, trong đó, có GS. Hoàng Châu Ký (sinh tại xã Quế Lộc, Quế Sơn, quê gốc ở Hội An). Ông là một tượng đài về tuồng của cả nước chứ không riêng gì mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng.

Nói về cụ phải nói đến 2 từ kính ngưỡng. Chính cụ là tấm gương để các thế hệ như chúng tôi nhìn vào đó học hỏi, ra sức rèn luyện, bổ sung kiến thức.

* Khi vào vai chính các vở diễn, ông thường chuẩn bị những gì? Bản thân là một người Quảng khi vào vai danh nhân xứ Quảng, chẳng hạn như Hoàng Diệu, cảm xúc của ông ra sao?

– NSND Phan Văn Quang: Điều đầu tiên là mình phải tìm hiểu về nhân vật. Người đó ở đâu, xuất thân thế nào, tính cách ra sao? Khi nhận vai Hoàng Diệu, tôi đã ra Hà Nội thắp nhang cho ông, để hiểu thêm khí tiết của người cầm quân. Khi mình vào vai phải diễn làm sao bật lên ông là một quan lớn nhưng cũng là đứa con có hiếu. Diễn ở đất Quảng còn phải để người ta thấy được nhân cách của ông, phải xúc động, phải đề cao hình ảnh của một nhà trí thức lỗi lạc. Để hiểu những đặc trưng đó, tôi cất công nghiên cứu, thu nhặt thêm tư liệu ở gia đình ông. Trên cơ sở đó, tôi tìm cách hóa thân vào nhân vật. Đó cũng là cách mà tôi tiếp cận để nhập vai, sống cùng các nhân vật của mình.

Nghệ sĩ tuồng đa tài

NSND Phan Văn Quang đã đoạt nhiều giải thưởng cấp quốc gia, như: giải vàng vai diễn Thi Sách trong vở “Trưng Vương” (2015); huy chương vàng vai diễn Trần Phong trong vở “Như những tượng đài” (2016), huy chương vàng vai diễn Đổng Kim Lân trong vở “Sơn Hậu”, giải diễn viên tuồng xuất sắc cho vai Lê Đại Cang trong vở “Hoạn Lộ” (2020)… Trong gần 10 năm làm đạo diễn, NSND Phan Văn Quang đã dàn dựng hàng chục vở tuồng, như: “Nàng Tấm”, “Rực lửa hoàng cung”, “Người thầy của muôn đời”. Hiện ông là giảng viên chuyên giảng dạy các môn nghệ thuật biểu diễn, phân tích tác phẩm, lịch sử sân khấu, đạo diễn dàn dựng tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Đà Nẵng.

Biến tấu nhưng không “gieo vừng ra ngô”

* Nghệ sĩ trẻ cần gì để đạt được sự thành công, sự ghi nhận trong nghệ thuật tuồng, thưa ông?

– NSND Phan Văn Quang: Trước hết, các bạn phải yêu nghề. Nhưng tiên quyết phải có năng khiếu. Diễn viên tuồng giỏi phải đầy đủ “thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần”, trong đó đầu tiên cần có “thanh, sắc”.

Anh 3 (1)
NSND Phan Văn Quang truyền dạy kỹ năng biểu diễn cho các sinh viên

“Sắc” ở đây không phải là cái đẹp ngoại hình mà là cái đẹp của nhân vật. Trong “Tể tướng Lưu gù”, Lưu Dung đâu có đẹp về hình thức nên diễn phải phô được cái đẹp của tâm hồn nhân vật. Về “thanh”, có thể hát chưa hay nhưng phải nói cho rõ, đầy từ, đủ ý nhân vật.

Tôi chỉ mong diễn viên trẻ đã yêu nghề thì hãy sống chết với nghề, phải hiểu giá trị của nghệ thuật này. Tuồng thể hiện rõ nhân cách con người “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, làm bề tôi phải trung cho đến cùng, làm bạn bè thì sống có nghĩa… Đó là điều mà các bạn trẻ phải nhớ để hoàn thiện mình, không chỉ lúc biểu diễn mà còn trong cuộc sống.

* Nghệ thuật tuồng vốn dĩ kén người xem, nhất là giới trẻ không mấy mặn mà, mỗi khi biểu diễn trước khán giả, ông thường nghĩ gì?

– NSND Phan Văn Quang: Tôi buồn vì khán giả trẻ không quan tâm nhiều đến nghệ thuật tuồng. Cõ lẽ, vì người ta chưa hiểu về văn học tuồng, giai điệu tuồng khô cứng không trào lưu như ca nhạc tân thời. Buồn là bởi không có nhiều cơ hội để trình diễn như ngày xưa vì ít khán giả, thiếu động lực…

Dẫu vậy, tôi luôn có niềm tin rằng, một ngày tuồng sẽ quay trở lại đúng với vị trí của nó. Tham gia các chương trình đưa tuồng vào học đường, tôi cảm nhận học sinh các trường rất thích nghệ thuật biểu diễn. Đó cũng là ánh sáng, niềm tin cho những nghệ sĩ như chúng tôi.

Anh 1
NSND Phan Văn Quang trong vai Hoàng Phi Hổ vở tuồng Trầm hương các

* Ông vừa đề cập chương trình đưa tuồng vào trường học, vậy với một môn nghệ thuật khó như tuồng, ông làm gì để các học sinh hiểu, cảm được tuồng?

– NSND Phan Văn Quang: Tùy theo độ tuổi mà những vở diễn được chọn giới thiệu đến các em học sinh sẽ tải những nội dung phù hợp. Diễn cho các em học sinh cấp 1 thì chủ yếu tạo sự hào hứng, vui vẻ, như vở “Anh hùng cờ lau”.

Ở cấp 2 thì đưa ra các vở gắn với những nhân vật, như: Lương Thế Vinh, Trạng Quỳnh… Còn với cấp 3, chúng tôi diễn những vở tuồng đồ phê phán thói hư tật xấu trong xã hội như “Nghêu Sò Ốc Hến”, về anh hùng lịch sử, như: Trưng Trắc – Trưng Nhị, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng… Qua đó, các em có được điểm nhìn đối sánh nhận vật nghệ thuật tuồng khác gì với trên phim, nhất là cách đối thoại giữa chính diện và phản diện. Từ đó, dẫn dắt các em hiểu để đến với tuồng nhiều hơn.

* Ông ấp ủ điều gì khi đưa đưa tuồng đến với người trẻ?

– NSND Phan Văn Quang: Tôi mong tuồng ngày càng gần gũi hơn với công chúng. Muốn thế thì trên cơ sở nghệ thuật cổ truyền làm sao biến tấu để các bạn trẻ dễ hiểu. Ví dụ, những vở hoàn toàn bằng chữ Hán thì phải dịch ra. Tác phẩm tuồng của Trung Hoa thì phải Việt Nam hóa để người xem hiểu được nội dung muốn truyền tải là gì, hướng con người về đâu. Tôi sẽ làm được điều đó!

Bác Hồ từng dạy, tuồng cha ông hay lắm “chớ giậm chân tại chỗ nhưng cũng chớ gieo vừng ra ngô”. Nghệ thuật tuồng phải giữ căn cốt truyền thống nhưng phải gần gũi với khán giả trẻ để người ta thấy tuồng sâu sắc, hướng thiện, thấy được chân thiện mỹ ở trong nghệ thuật tuồng rất cụ thể với con người.

* Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nguoi-lan-toa-niem-dam-me-tuong-xu-quang-3145952.html

Cùng chủ đề

Nậm Nhùn (Lai Châu): Truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của dân tộc Cống

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chọn 10 tác phẩm về học tập và làm theo gương Bác gửi Hội đồng sơ khảo chuyên ngành Trung ương

Thực hiện Kế hoạch số 37, ngày 23/7/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về phát động, hưởng ứng Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và...

Sống xanh với nghệ thuật Terrarium

Những sản phẩm của chị Ly được sáng tạo theo cảm hứng và thực hiện thủ công, giá cả dao động từ 200 nghìn đồng đến vài triệu đồng/sản phẩm.Ngoài kinh doanh, chị Ly còn dành thời gian cuối...

Những điệu lý hình thành từ tuồng và ca kịch bài chòi

Sự sáng tạo trong các vở diễnNhạc sĩ Trần Hồng cùng một số tác giả, nghệ sĩ tuồng và dân ca kịch bài chòi thuộc vùng Nam Trung Bộ nhiều năm qua đã ghi chép cẩn thận các điệu...

Lang thang vào thế giới nghệ thuật truyền thống

Một phần đời sống văn hóaViệc giao thương rộng rãi của quốc đảo với các nước đại lục và phương Tây dẫn đến văn hóa của Nhật Bản cực kỳ đa dạng. Điều này được thể hiện khá rõ...

Cùng tác giả

Dự kiến sau sắp xếp Điện Bàn còn 82 đơn vị trực thuộc UBND thị xã

Tính đến ngày 31/12/2024 Điện Bàn có 11 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã gồm Văn phòng HĐND&UBND; Phòng Nội vụ; Phòng VH-TT; Phòng LĐ-TB&XH; Phòng GD-ĐT; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng...

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Nam Trà My

Chiều ngày 11/2, Huyện ủy Nam Trà My tổ chức hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nam Trà My – Lê Thanh Hưng chúc mừng sự ra đời của Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy và các cá nhân được bổ nhiệm, đồng thời tin tưởng khi đi vào hoạt động, Ban Tuyên giáo và Dân vận sẽ hoàn...

Nam Trà My thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy

Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy Nam Trà My công bố Quyết định số 1628 của Huyện ủy Nam Trà My về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy trên cơ...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Cao hơn, chuỗi sự kiện này là một trong những yếu tố then chốt tạo nền...

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết thăm các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Nội

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng ngày 11/2, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP. Hà Nội. Tham gia đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông.Bí thư Tỉnh ủy Lương...

Cùng chuyên mục

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất