Powered by Techcity

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành


z6055199491133_0e66d150a83f6d5a5cd1297046dfb42c(1).jpg
Chùa Phật giáo Wat Arun Ratchawararam Ratchawaramahawihan theo kiến trúc Hindu ở thủ đô Bangkok Thái Lan Ảnh MM

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không phải ngẫu nhiên, mà Champa xưa đã có một thời thuộc về đế chế Khmer cổ.

Sự hùng mạnh của đế chế Khmer đã thống trị lãnh thổ Campuchia và Thái Lan. Và hơn hết, Thái Lan nói chung và Bangkok nói riêng có một lượng lớn người dân nhập cư từ Trung Quốc sang, tăng thêm sự tương đồng khi Champa dần sáp nhập vào Đại Việt sau khi vua Chế Mân băng hà.

Khi lần đầu đặt chân lên đất Thái, tôi đã không nhận ra Thái Lan đa sắc tộc như thế nào. Tôi thích thú với kiến trúc Thái Lan một, tôi say đắm cộng đồng đất nước này mười. Bởi Thái Lan đâu chỉ có người Thái.

Bước chân vào Pattaya, tôi thấy khách du lịch Trung Quốc, nhà hàng Ấn Độ, quán vỉa hè bán Kebab Thổ Nhĩ Kỳ, tiệm lụa Trung Đông, và gái điếm Nga.

Phố đèn đỏ Pattaya thu hút rất nhiều khách du lịch, và họ đã đưa những cô gái Nga tóc vàng mắt xanh môi trắng nhảy nhót thu hút những vị khách muốn tình một đêm. Đa sắc tộc là có thật, nhưng sự đa sắc tộc của Thái Lan đau đáu giá trị nhân văn khi một bộ phận con người bị mua bán như món hàng không hơn không kém.

Nhìn vào xã hội Thái, tôi không khỏi nghĩ về Champa xưa, khi nền văn hóa giờ đã lùi vào dĩ vãng và từng có một thời vàng son khi đa sắc tộc đi kèm với quyền làm người. Champa đã dạy chúng ta nâng niu phụ nữ. Một xã hội mẫu hệ như Champa đã trao quyền cho phụ nữ được thừa kế tài sản, đặc biệt là đất đai và nhà cửa, con cái cũng sẽ được theo họ mẹ. Người Chăm còn thờ cúng nữ thần Po Nagar, được coi là mẹ của đất nước, người sáng tạo ra thiên nhiên và bảo vệ cộng đồng.

Giao thương văn hóa đã ưu ái cho đất nước Chiêm Thành sự đa dạng sắc tộc khi họ không chỉ có người Chăm, mà còn là Ấn Độ, Malay, Trung Đông. Và cho dù bất kỳ dân tộc nào đến sống ở Champa thì vai trò của người phụ nữ vẫn được đặt lên hàng đầu. Cùng từng là một phần của đế chế Khmer, nhưng khoảng cách trong tôn trọng phụ nữ, Champa đi trước Thái Lan hàng nghìn năm.

2. Là một đất nước có tỷ lệ theo Phật giáo lên tới 94%, nhưng người Thái thờ nhiều nhất không phải là đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà là thần Brahman của Ấn Độ giáo. Thần Brahman có bốn mặt quay về bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, là vị thần mang lại may mắn, bảo hộ và thịnh vượng. Đền thờ Erawan ở thủ đô Bangkok tấp nập người đến dâng hoa viếng thần Brahman, cầu mong cho những điều ước thành hiện thực.

Tôi được biết người dân Thái tin rằng thần Brahman đã đi cùng đức Phật, bảo vệ và khuyên bảo ngài trong suốt những năm tháng tu hành. Cho nên việc thờ cúng Brahman không hề xung đột mà ngược lại, đã làm đa dạng thêm đời sống tu hành Phật giáo của Thái Lan. Bằng chứng là ngôi chùa Thuyền Wat Yan Nawa đặt tượng thần Brahman ngay khi bước vào trước khi người ta được cho phép viếng thăm xá lợi đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Từ Brahman đến đức Phật Thích Ca, tôi được biết nhiều hơn về Phật giáo tiểu thừa hay Phật giáo chính thống, Nam truyền mà Thái Lan đã chịu ảnh hưởng từ người hàng xóm Ấn Độ. Giáo lý nhà Phật đã thấm nhuần vào tư tưởng người Thái, hình thành giá trị đạo đức cao đẹp, đặc biệt là lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Người Thái tin rằng sinh nhật hằng năm chính là dịp tri ân người đã sinh ra mình, nên họ sẽ cố gắng về nhà sớm, chuẩn bị một thau nước để rửa chân cho cha mẹ mình. Sau đó sẽ cùng nhau đi viếng lễ chùa, cầu mong cho cha mẹ được sống bình an, hưởng thọ an vui cùng con cháu.

Bên cạnh Phật giáo và sự ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo, Thái Lan có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo mà tôi ước rằng mình có nhiều thời gian hơn để viếng thăm. Hồi giáo là tôn giáo thiểu số lớn nhất ở Thái Lan, người Hồi giáo ở đây chủ yếu là người Mã Lai, đã sinh sống và duy trì tín ngưỡng của mình từ nhiều thế kỷ trước.

Sự phát triển của cộng đồng Hồi giáo không chỉ dẫn đến sự pha trộn giữa kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc Thái, mà còn là nhu cầu thức ăn halal theo chuẩn Hồi giáo ngay trên đường phố Thái Lan.

Không khó để bắt gặp những phụ nữ Hồi giáo mang hijab trên khắp đường phố Bangkok. Cho dù Thái Lan từng có xung đột tôn giáo, người dân vẫn sống hiền hòa giữa sự khác biệt tôn giáo trên từng cung đường tôi qua.

3.Hầu hết khía cạnh văn hóa Thái Lan đã mang tôi quay về để nghĩ tới Mỹ Sơn. Bởi đất Champa xưa giao thoa Ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo mà người Chăm đến nay vẫn còn duy trì, thực hành và truyền dạy cho thế hệ mai sau.

Tôi nhớ mình đã thấy tượng thần Brahman ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, nơi ngài đứng uy nghiêm sau biết bao lớp bụi thời gian, bên cạnh Shiva vẫn hùng hồn tinh thần hủy diệt và tái sinh.

Và khi đến với những vũ nữ Chiêm Thành, tôi nhận ra sự mềm mại nhưng khỏe mạnh của người Chăm tương đồng với những vũ nữ Thái. Cả chiếc váy quấn quanh người họ cũng được tạc giống nhau đến từng đường nét mảnh vải.

Kiến trúc Ấn Độ giáo trong thẳm sâu Champa vẫn còn đó. Tôi nhìn những chùa chiền Thái mà cứ mãi nghĩ về Mỹ Sơn, về đất Chiêm Thành. Những khối đá trầm mặc, những đường nét hoa văn tinh xảo như bao chuyện kể về thời vàng son của một nền văn minh rực rỡ.

Mỹ Sơn, với những tháp Chàm uy nghiêm, là minh chứng sống động cho sự giao thoa giữa nghệ thuật Ấn Độ và tinh thần sáng tạo của người Chăm. Những ngọn tháp Chăm đứng sừng sững giữa trời đất, như những người lính canh gác, bảo vệ một nền văn hóa đã từng hưng thịnh, mà trên đất Thái vẫn còn dáng dấp.

Ngày lên máy bay trở về nước, tôi ngoảnh đầu nhìn đất nước nghìn voi, bỗng nhớ một đoạn trong bài thơ “Bên tượng vũ nữ Trà Kiệu” của Nguyễn Trác: “… Thế kỷ Mười đã quá xa xôi/thế kỷ Hai mươi cũng là đồ cũ/nhưng dẫu thêm bao điều kỳ lạ nữa/em vẫn là điều kỳ lạ khôn nguôi/em vẫn sống như nghìn năm đã sống/một đôi tay không thực tay người/một tấm thân ngỡ đầy siêu thoát/vẫn vô cùng gần gũi với nhân gian”.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/ngoanh-dau-tu-thai-de-thay-chiem-thanh-3148379.html

Cùng chủ đề

Đề nghị thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích Mỹ Sơn

Theo đó, nhiệm vụ lập quy hoạch di tích gồm nhiều nội dung chính; trong đó về định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại khu...

Mỹ Sơn được tạp chí Anh lựa chọn là điểm đến tôn giáo ấn tượng

Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Mỹ Sơn là một ví dụ điển hình, với một xã hội bản địa thích ứng với những ảnh hưởng...

Sáp nhập, cơ chế nào quản lý di sản đô thị?

Tương tự, bộ máy hành chính được tái cấu trúc, việc ai chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ di sản được đặt ra? Nếu không có hướng giải quyết hợp lý đối với bài toán bảo...

“Cứu” những đền tháp hư hại cuối cùng của Mỹ Sơn

Ngày 1/8/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước đến Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ VH-TT&DL đã được Chính phủ ủy quyền ký và trao Ý định thư về bảo tồn và...

Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ xây dựng tuyến tàu điện trung chuyển khách vào di tích Mỹ Sơn

Riêng với khu nhà hành chính (nay là trụ sở làm việc của Ban Quản lý Di sản văn hoá Mỹ Sơn) cũng trở nên chật chội, một số kết cấu như phần mái và các trang thiết bị...

Cùng tác giả

Thu nội địa tăng nhẹ, Quảng Nam liệu có lạc quan ngân sách?

Doanh nghiệp vẫn còn khó khănTheo thống kê của Sở Tài chính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I/2025 ước tăng 14,8% so cùng kỳ năm 2024. Cả 4 nhóm ngành chính đều đạt mức tăng trưởng khá cao.Ngành khai khoáng tăng 33,6%, ngành chế biến, chế tạo (luôn đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định chủ yếu đối với tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp địa phương) tăng 14,5%,...

Chờ “cộng sinh” phát triển du lịch biển vùng Đông Quảng Nam

Một số khu vực ở vùng Đông đã được Sở VH-TT&DL đưa vào danh mục điểm, làng du lịch nông thôn như: làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh (TP.Tam Kỳ), làng du lịch cộng đồng Cửa Khe (Thăng...

Nam Giang nâng cao chất lượng phát triển đảng viên

Ông Lê Văn Lai - Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Thạnh Mỹ cho biết, năm 2024, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, công tác phát triển đảng viên, địa phương kết nạp 14 đảng viên mới,...

Miên Bắc và miền Nam tiếp tục tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 17/4/2025 tại khu vực miền Bắc Địa phương Giá (đ/kg) Biến động (đ/kg) Giá tại các địa phươngBắc Giang69.000-Yên Bái68.000-Lào Cai69.000▲2.000Hưng Yên70.000-Nam Định68.000-Thái Nguyên68.000-Phú Thọ69.000-Thái Bình68.000-Hà Nam67.000-Vĩnh Phúc69.000▲1.000Hà Nội68.000-Ninh Bình68.000-Tuyên...

Giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng vì cuộc chiến thuế quan Mỹ Trung

Giá cà phê tăng mạnh liên tiếpGiá cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên đồng loạt tăng mạnh, mức tăng từ 2,700 đến 3,000 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua trung bình...

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc thăng hoa của âm nhạc và tình hữu nghị

Văn hóaQUỐC TUẤN - VĨNH LỘC • 12/04/2025 21:22(QNO) - Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII tại TP.Hội An đã khép lại vào chiều 12/4 với nhiều giải thưởng được trao, nhưng dấu ấn...

Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025”

Tối ngày 11/4, tại Làng sinh thái Hương Trà, UBND thành phố Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025” với chủ đề “ Rực rỡ sắc hoa vàng”. Dự khai mạc có Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Phan Thái Bình, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Huỳnh Thị Thuỳ Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng, Bí thư Thành uỷ Tam Kỳ Nguyễn Thị Thu Lan.Lễ hội...

Vẻ đẹp vùng đất Tam Kỳ qua nét vẽ của học sinh

Hội thi Mỹ thuật thiếu nhi thành phố Tam Kỳ năm 2025 với chủ đề: “Tam Kỳ trong tim em” do Phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố...

Không gian của âm nhạc và tình hữu nghị

Các đoàn sẽ tranh tài ở 11 môn thi thuộc 7 hạng mục. Cụ thể, hạng A (Mức độ khó I) có 2 môn (Hợp xướng nam nữ, Hợp xướng nam/nữ); Hạng B (Mức độ khó II) có 2...

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Tin nổi bật

Tin mới nhất