Powered by Techcity

Ngoại thương Champa nhìn từ Quảng Nam


Phật Thich Ca- Đồng Dương (1)
Tượng Phật Thích Ca tại Đồng Dương Ảnh Bảo tàng Lịch sử TPHồ Chí Minh

Từ cảng thị Sa Huỳnh

GS. Lâm Thị Mỹ Dung cho biết, Biển Đông thời tiền sử và sơ sử là trung điểm trên hành lang văn hóa – kinh tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

Các cảng biển miền Trung Việt Nam có những con đường ngắn nối liền các tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đông với những tuyến đường bộ và đường sông trong Đông Nam Á lục địa. Những phát hiện khảo cổ học ở vùng Đông Nam Á trong thế kỷ qua cho biết, cư dân cổ Sa Huỳnh đã tham gia hoạt động thương mại trên con đường hàng hải nối liền từ Nam Trung Hoa đến các nước vùng Đông Nam Á, sang Ấn Độ và Địa Trung Hải.

Một số sản phẩm đặc sắc của người cổ Sa Huỳnh như khuyên tai 3 mấu, khuyên tai 2 đầu thú xuất hiện ở một số nơi ngoài Việt Nam như Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Campuchia… Ngược lại có những di vật được chế tác bằng nguyên liệu được nhập khẩu như các loại mã não.

Trong chuyên khảo “tiếp xúc Ấn Độ trong văn hóa Sa Huỳnh”, TS.Nguyễn Kim Dung cho rằng “một phần những hạt chuỗi như hạt chuỗi đá Agate có vạch trắng đen (banded agate), hạt chuỗi granet màu tím được phát hiện trong các di tích Sa Huỳnh có nguồn gốc Ấn Độ”.

Như vậy, có thể nói rằng, các hoạt động mang tính chất ngoại thương ở xứ Quảng đã hình thành từ thời người cổ Sa Huỳnh còn làm chủ vùng đất này. Với những thuyền bè thô sơ, nương theo các dòng hải lưu của Thái Bình Dương, họ có thể đến được các miền đất khác trong vùng Đông Nam Á để trao đổi mua bán các sản vật cần thiết.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, khoảng thế kỷ thứ 1-2 trước công nguyên, ở vùng Đông Nam Á đã xuất hiện các “cảng thị” và một loại nhà nước nhỏ được hình thành, đó là các “quốc gia cảng thị”.
Nhà nước này chi phối mọi hoạt động giao thông từ các sông lớn. Vùng hạ lưu trở thành vùng cảng thị, thượng nguồn là nơi khai thác các loại vật liệu rừng để tập trung sản phẩm cung cấp cho các thương gia nước ngoài. Uy thế của các tiểu vương này dựa vào hệ thống thần quyền bên ngoài như đạo Hinđu hoặc Islam.

Vùng đất Hội An cổ, nơi hội tụ các con sông lớn của Quảng Nam, có nhiều bến sông và cửa biển Đại Chiêm, đủ điều kiện để trở thành một “cảng thị”, là cửa ngõ để người cổ Sa Huỳnh vùng Quảng Nam giao thương với bên ngoài. “Cảng thị” này không chỉ giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, mà là nơi du nhập văn minh Ấn Độ khá sớm. Chắc hẳn giới quý tộc Sa Huỳnh đã tiếp thu Ấn Độ giáo để làm tăng uy thế chính trị của họ, hình thành một nhà nước sơ khai, về sau đã trở thành tiểu quốc Amaravati trong vương quốc cổ Champa.

…đến thương cảng Champa

Tiếp nối những hoạt động kinh tế của người cổ Sa Huỳnh, người Chăm đã phát triển mạng lưới trao đổi, mua bán ở các bến thuyền, chợ phiên ven dòng sông Thu Bồn, Vu Gia, Cu Đê…. Họ cũng rất giỏi nghề đi biển.

HiệnvậtBãiLàng 1 (2)
Gốm Islam và thủy tinh màu ở Bãi Làng Cù Lao Chàm Ảnh Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An

Dựa vào tư liệu của các thư tịch cổ Trung Hoa như Văn hiến Thông khảo, Tống sử… G. Maspero đã viết trong tác phẩm Vương quốc Champa: “Người Chăm là những người đánh cá giỏi và thủy thủ dũng cảm, họ không sợ đi xa, dưới thời vua Wen (Phạm Văn), họ đã đi tới những hải cảng Trung Quốc, và những mối quan hệ của họ với Java chứng tỏ rằng tàu thuyền của họ thường hay lui tới những thành phố trên bờ biển của Java”. Triều đình Champa tổ chức quản lý việc xuất nhập khẩu khá chặt chẽ.

Một trong những chứng cứ về hoạt động giao thương Champa – Ấn Độ là pho tượng Phật Thích Ca được phát hiện ở vùng Đồng Dương vào năm 1911. Pho tượng thể hiện Đức Phật Thích Ca đứng trên bệ hình hoa sen, trên thân khoác chiếc áo cà sa để hở vai bên phải, những nếp xếp của chiếc áo uốn cong lên phía vai trái, tay phải thủ ấn thuyết giảng (vitarkamudra) và tay trái nắm vạt áo choàng (katakamudra).

Jean Bosseliercho rằng pho tượng mang những nét của phong cách Amaravati, xuất xứ từ vùng Andhra Pradesh phía Đông Nam Ấn Độ, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 4 – đầu thế kỷ 6. Như vậy pho tượng có niên đại sớm hơn thời điểm xây dựng Phật viện Đồng Dương và được đưa từ nước ngoài vào đất Champa.

Nhờ địa thế thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và hoạt động thương mại hiệu quả, Amaravati đã trở thành một trong những tiểu quốc thịnh vượng nhất của vương quốc Champa. Vùng Amaravati có các thương cảng cửa Hàn – Đà Nẵng, cửa Đại – Hội An, cửa sông Trà Khúc – Quảng Ngãi cùng bến thuyền trên các đảo Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré là những nơi mà các đoàn thương thuyền Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và các nước vùng Đông Nam Á thường xuyên cập bến.

Hội An nằm ở vị trí trọng yếu của tuyến đường biển nối Trung Hoa với các nước vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á đã trở thành một điểm dừng chân, thu mua và trao đổi hàng hóa quan trọng.

Qua các cuộc khai quật hoặc đào thám sát ở Thanh Chiếm, Hậu Xá, Trảng Sỏi, Bàu Đà, Cù Lao Chàm (Hội An), Trung Phường, Trà Kiệu (Duy Xuyên)… đã tìm thấy nhiều đồ gốm sứ và tiền đồng Trung Hoa thời Đường, Tống, Nguyên, bên cạnh đó các hiện vật có nguồn gốc Tây Á như gốm Islam, thủy tinh màu… Hoạt động ngoại thương ở cảng thị Hội An thời Champa nhộn nhịp hơn vùng vịnh Đà Nẵng nhờ nguồn lâm thổ sản phong phú ở đầu nguồn Thu Bồn và Vu Gia, đồng thời lại còn có mặt hàng mà cư dân Tây Á rất thích, đó là tơ lụa nổi tiếng được sản xuất ở vùng Amaravati…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/ngoai-thuong-champa-nhin-tu-quang-nam-3144319.html

Cùng chủ đề

Ngoảnh đầu từ Thái để thấy Chiêm Thành

1. Nói thế không đồng nghĩa tôi đồng hóa văn hóa Thái với văn hóa Champa ở Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh rằng sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này không...

Dấu tích hoa cỏ trong nghệ thuật Champa

So với phong cách Đồng Dương, nghệ thuật giai đoạn này thay vì nhấn mạnh tính kỳ ảo lại chú trọng hướng đến chủ nghĩa tự nhiên hoàn mỹ, mang nét duyên dáng, trang nhã và mềm mại. Các...

Những dòng sông trong bia ký Chăm

Văn khắc C.64 ở Chiên Đàn cho biết, cuối thế kỷ 11, vua Śrī Harivarmadeva đánh chiếm toàn bộ phía nam, từ con sông Tam Kỳ đến điện đền Campeśvara, thuộc Trà Kiệu. Các lãnh chúa ở khu vực...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Bảo quản văn khắc trên đá

Tại Việt Nam, có thể nghiên cứu bảo tồn bằng công nghệ nano. Đây là công nghệ còn mới mẻ, mới đưa vào ứng dụng mang tính thể nghiệm tại vài di tích của nước ta.Tạo ra các bản...

Cùng tác giả

Quảng Nam “3 rõ” trong công tác giải ngân vốn đầu tư công

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Trung ương,...

Xúc tiến ưu đãi, hút khách đến Quảng Nam

Thị trường khách quốc tế trọng điểm hướng tới khi thực hiện chương trình này là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Úc, Anh, Mỹ, Đức, Ấn Độ. Với thị trường nội địa, ngành du lịch Quảng...

Quảng Nam nêu cao quyết tâm hành động và cách làm mới

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngànhBên cạnh kết quả, một trong những tồn tại, hạn chế của năm 2024 được Ban Chỉ đạo CCHC, CĐS và Đề án 06 tỉnh chỉ ra, đó là vấn đề kết...

Thanh niên Hội An đối thoại với Đảng

Dịp này, Thành đoàn Hội An đã tổ chức tuyên dương 10 đảng viên trẻ tiêu biểu thành phố học tập và làm theo Bác. Hoạt động nhằm lan tỏa giá trị tốt đẹp của thanh niên Hội An...

Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ UBND tỉnh

Sáng ngày 07/2, Tỉnh ủy Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh và công tác cán bộ.Dự hội nghị có các đồng chí: Lương Nguyễn Minh Triết Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Quảng Nam; Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất