Powered by Techcity

Nghe chuyện gốm sứ tái sinh


VPLG 01
Nghệ sĩ nhiếp ảnh kiêm nhà sưu tập cổ vật Nguyễn Long Giang

Dựng… không gian cư trú truyền thống

Quê gốc của Giang ở làng Trũng (xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), là quê hương của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913). Anh về quê, lập Việt Phủ Linh Giang, cách khu di tích lưu niệm danh nhân Hoàng Hoa Thám chừng 500m.

Vừa làm khu du lịch sinh thái, vừa biến nơi ở trở thành chốn trưng bày những cổ vật mà anh sưu tầm trong mấy chục năm qua cho bằng hữu, du khách chiêm ngưỡng.

Việt phủ Linh Giang là tổ hợp những ngôi nhà cổ điển hình ở vùng trung du Bắc Bộ. Không gian với ao hồ, đình tạ, vườn cây lưu niên, nhà hàng… đủ để bạn bè và du khách phương xa đến thăm quê hương của Đề Thám có chỗ nghỉ ngơi, vãn cảnh và tham quan bộ sưu tập cổ vật của anh.

VPLG 04
Đồ án Đông bích đồ thư đắp trên bình phong ngoại ở Việt phủ Linh Giang

Giang cất một một nhà gỗ 3 gian 2 chái, lợp ngói mũi hài. Một ngôi nhà ngang ở chính giữa Việt phủ, tuân theo truyền thống dựng nhà – lập vườn của người dân địa phương, nhưng quy mô và bề thế hơn.
Nơi đó, anh trưng bày những cổ vật gốm, sứ, gỗ, đá, đồng, dụng cụ làm nông, các bộ phận trang trí, kiến trúc đình chùa cổ, xe hơi…

Ngôi nhà gỗ cũng là một cổ vật có giá trị kiến trúc, mỹ thuật và là nơi “trình diễn” không gian cư trú truyền thống của người dân làng quê vùng trung du Bắc Bộ. Và ai đến thăm cũng đều thích thú.

Nghệ thuật khảm đồ gốm

Điều ấn tượng nhất với tôi, khi hai lần đến thăm Việt phủ Linh Giang là “bộ sưu tập gốm sứ mosaic” của anh. Từ bình, chóe, lọ, đôn, chậu, bát dĩa đến những bộ đồ trà bằng gốm thời Lý – Trần – Lê của Việt Nam, bằng sứ thời Nguyên – Minh – Thanh của Trung Quốc… được triệu về từ khắp nơi trưng bày trong ngôi nhà gỗ.

Nguyễn Long Giang còn sở hữu những đồ gốm, đồ sứ – mà thiên hạ bỏ đi – nhưng lại trở thành những hiện vật đặc sắc trong sưu tập của anh. Đó là những món gốm sứ được Giang khảm lên bình phong, bể cạn, chậu cây, hoành phi, cửa gỗ… và “khảm” lên chính những món gốm sứ hàng trăm năm tuổi.

Nghệ thuật khảm đồ gốm lên kiến trúc xuất hiện ở Huế vào khoảng triều Minh Mạng (1820 – 1841). Chúng ta thường thấy trên các công trình kiến trúc bên trong Hoàng Thành như Thái Hòa Điện, Thế Tổ Miếu, Duyệt Thị Đường, đặc biệt là ở trên các miếu môn nơi Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu…

Những người thợ nề ngõa (kỹ thuật xây dựng cổ) thời Nguyễn khi xây đắp phần nền móng của các cung điện, đền miếu… trong Hoàng thành Huế, đã dùng những mảnh gốm sứ, chủ yếu mua từ Trung Quốc, đắp lên mặt ngoài của nền móng kiến trúc để trang trí. Cách này vừa che lấp những khiếm khuyết khi thi công, vừa giữ cho công trình luôn được tươi sáng, thay vì chỉ làm bằng nề vữa thì phải quét vôi hàng năm.

VPLG 09
Đồ án ngựa qua cầu khảm trên bể cạn

Họ cũng dùng những mảnh gốm sứ vỡ để tạo thành các đồ án phong cảnh sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, muông thú… trang trí trên các ô hộc và cổ diêm của các miếu môn dẫn vào những khu miếu thờ các vị vua chúa triều Nguyễn.

Đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ lên kiến trúc thời Nguyễn là vào triều Khải Định (1916 – 1925), với các công trình tiêu biểu như: Hiển Nhân Môn, Chương Đức Môn, Duyệt Thị Đường (trong Hoàng thành), Cửu Tư Đài (trong An Định Cung), và đặc biệt là Thiên Định Cung (trong Ứng Lăng – lăng vua Khải Định), mà nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật từng ví von là “mosaic of Vietnam” (tranh khảm Việt Nam).

Nguyễn Long Giang từng tới Huế nhiều lần để tham gia các cuộc trưng bày cổ vật trong các kỳ Festival Huế. Anh tỏ ra thích thú với nghệ thuật khảm sành sứ “mosaic of Vietnam” hiện hữu trên nhiều di tích ở cố đô.

Vậy là khi trở lại với Việt Phủ Linh Giang, anh áp dụng nghệ thuật đó để trang trí cho các công trình kiến trúc ở đây, làm gia tăng giá trị cho các món gốm sứ bị sứt vỡ, mà thiên hạ thường chê bai, không thèm sưu tầm.

Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang Đỗ Tuấn Khoa cho biết: “Ông Giang là một trong số ít người am hiểu sâu văn hóa, dày công sưu tầm được nhiều cổ vật phản ánh các thời kỳ phát triển của đất nước. Không chỉ dừng lại ở niềm đam mê của cá nhân, trong vai trò là hội viên Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, ông Nguyễn Long Giang còn tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, cung cấp nhiều thông tin quý báu cho các nhà nghiên cứu cũng như hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng tỉnh”.

Gần đây Việt phủ Linh Giang mở cửa đón học sinh, sinh viên, khách đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm và trở thành điểm hẹn của những người đam mê cổ vật trong toàn quốc.

Độc đáo “bộ sưu tập gốm sứ mosaic”

Trong khi nghệ thuật “mosaic” ở cố đô Huế chỉ khảm gốm sứ lên các bộ phận kiến trúc làm bằng vôi vữa, thì tại Việt phủ Linh Giang, gốm sứ không chỉ được khảm trên vôi vữa, mà cả trên đồ gỗ và đồ sứ.

VPLG 14
Đồ án mai tước song thọ khảm trên bình phong ngoại

Ngoài ra, trong khi thợ thuyền ở Huế thời Nguyễn thường dùng những mảnh vỡ để khảm với mục đích làm cho công trình được phong quang, tươi sáng… thì Nguyễn Long Giang lại “lẩy” những chi tiết trang trí bằng men màu trên những món gốm sứ bị vỡ, sứt… Giang tái hiện chúng trên những chất liệu khác, hiện vật khác, theo đúng với đồ án trang trí nguyên thủy, mà tôi tạm gọi là tái sinh những cổ vật hàng trăm năm tuổi. Đây là nét độc đáo của “bộ sưu tập gốm sứ mosaic” ở Việt phủ Linh Giang.

Anh đã tái hiện các đồ án “mai hạc”, “ngựa qua cầu”, “mai cài thọ”, “song lân triều thọ”, rất phổ biến trên đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn và đồ sứ Trung Hoa lên thành bể cạn. Giang cũng khảm các đồ án “Đông bích đồ thư”, “mai tước – song thọ”, “long mã”, “mai điểu”, “long lân triều thọ”, “sen cua” lên các bức bình phong trước tòa nhà chính.

Các đồ án “liên điệp” và “hoa điểu” có trên đồ sứ ký kiểu thời Lê – Trịnh được khảm lên bộ cửa chính của tòa nhà gỗ 3 gian 2 chái. Anh cũng tạo hình các chữ Hán “Đức Lưu Quang” bằng sứ gắn lên hoành phi treo trong nhà trưng bày cổ vật…

Đặc biệt, anh đã tỉ mẩn tách từng chi tiết trong đồ án “bọ ngựa vờn mây” trên một chiếc dĩa sứ Trung Hoa thế kỷ 18 bị vỡ nát, để khảm lên lòng một chiếc dĩa gốm cùng thời, tái sinh một hiện vật có giá trị mỹ thuật nhưng có số phận không may…

Những kỳ công của Nguyễn Long Giang đối với nghệ thuật khảm sành sứ “kiểu mới” này đã giúp tái sinh những món đồ gốm sứ bị hư vỡ – dân trong nghề thường gọi là “thương binh” – trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu thẩm mỹ, có giá trị văn hóa. Nhờ anh mà những món đồ “thương binh” này đã có một thân phận mới, giá trị mới.

“Không có món cổ vật nào đáng phải bỏ đi. Chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác và vẫn giữ nguyên giá trị. Tùy vào người chơi cả thôi”. Đó là lời của Nguyễn Long Giang nói với tôi, khi tôi thăm Việt phủ Linh Giang và chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm sứ “tái sinh” độc đáo của anh trong một ngày cuối thu.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/nghe-chuyen-gom-su-tai-sinh-3142286.html

Cùng chủ đề

Chuyện về thanh kiếm thời Minh Mạng được đấu giá tại Ireland

Dòng văn tự khắc trên đốc kiếm có chữ 寸 (thốn), là đơn vị đo trọng lượng của vàng, chỉ được sử dụng dưới triều Nguyễn. Tôi đã tiếp xúc với nhiều cổ vật bằng vàng của thời Nguyễn,...

Một chuyến tham quan lịch sử

Nếu biết quý trọng, gìn giữ những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của các bậc tiền nhân trong từng món cổ vật thì tự thân người sưu tầm đã tĩnh tâm hướng thiện.Cổ vật mang...

Cecile Le Pham Nữ doanh nhân làm văn hóa

Địa chỉ để lan tỏa giá trị văn hóaDi sản không chỉ để giữ gìn mà còn để lan tỏa giá trị. Đó là tâm nguyện của Cecile Le Pham. “Tôi muốn thành lập bảo tàng tại Huế vì...

Lang thang vào thế giới nghệ thuật truyền thống

Một phần đời sống văn hóaViệc giao thương rộng rãi của quốc đảo với các nước đại lục và phương Tây dẫn đến văn hóa của Nhật Bản cực kỳ đa dạng. Điều này được thể hiện khá rõ...

Cái kết đẹp cho một câu chuyện văn hóa

Năm 2019, sau khi biết Bảo tàng Quảng Nam đã thu hồi được 2 pháp khí người dân cất giữ sau 41 năm, chúng tôi tham mưu UBND TP. Đà Nẵng ký công văn gửi UBND tỉnh Quảng Nam...

Cùng tác giả

Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2025 tại Quảng Nam

Cơ quan chủ quản: ...

Tam Kỳ bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 116 quần chúng ưu tú

Lớp bồi dưỡng diễn ra từ 11-17/2, học viên được giảng viên Trung tâm Chính trị TP.Tam Kỳ và các báo cáo viên Thành ủy truyền đạt 5 chuyên đề: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam;...

Dư nợ cho vay xây dựng xã nông thôn mới ở Quảng Nam đạt 32.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực hiện chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.Đồng...

Quảng Nam: các hoạt động lễ hội và Lễ hội xuân phải bảo đảm văn minh, an toàn, tiết kiệm

Thực hiện Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 03/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025, ngày 10/2/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký công văn yêu cầu:1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan:...

Tiên Phước phát động tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam

Sáng 11/2, Huyện ủy Tiên Phước tổ chức hội nghị phát động tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam; lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam” trên Internet.Cuộc thi do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức từ ngày 10/2 đến 10/3/2025, gồm 4 kỳ thi, mỗi kỳ diễn ra trong một tuần. Đối tượng tham gia là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh...

Cùng chuyên mục

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất