Powered by Techcity

Một nhịp thở quê


pham-toan-db-dx-ket-noi-bang-nhip-cau.jpg
Điện Bàn và Duy Xuyên kết nối bằng nhịp cầu Ảnh Phạm Toàn

1. Tôi nhớ bữa uống rượu ở nhà chị Ba Sắc (xã Duy Phú, Duy Xuyên). Khi tôi hỏi chuyện cúng kính thổ thần đất đai, anh Hai Chơi – người nhà chị Ba Sắc nói, cũng khấn vái như các nơi, và phải khấn thần linh Mỹ Sơn, bởi mình sống ở đất Chăm xưa, răng không có được.

Chỗ nhà chị Ba Sắc đi mấy bước là vô tháp Mỹ Sơn.

Nghe tới đó, tôi sực nhớ cũng đêm uống rượu ở An Lương (Duy Hải). Ông già thằng bạn cùng lớp cấp 3 nói khấn vái phải nói có Bà… đỡ, xin Bà đỡ. Nơi đây một thuở, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên, từng tồn tại Hải Phố – một thương cảng trước mặt Hội An, có trước Hội An. Về sau khai quật khảo cổ học, gặp những mỏ neo bự chảng. Di tích Chăm ở đây không thiếu.

Giờ thì tôi đang ngồi với thầy giáo Đoàn Ngọc Ân ở tư gia ông. Hồi đi học, thầy là hiệu phó trường cấp 3 Duy Xuyên. Chúng tôi bất ngờ…thọ giáo thầy, bởi bữa đó môn Sử vắng giáo viên, lớp ồn như Chợ huyện (sát trường Sào Nam bây giờ có Chợ huyện).

Thầy đi ngang qua, tạt vô, “xổ chiêu” luôn, bài về Hội nghị Paris. Tôi nhớ vắn tắt là thầy minh định tại sao hội nghị bàn tròn mà không bàn vuông? Đó là lối dạy… hơi hiếm, không nệ lý thuyết lung tung dài dòng.

Tôi tìm thầy, ngoài việc tin ông có kiến văn sử – địa cứng, thì còn lý do ông là đồng tác giả cuốn “Duy Xuyên – Vùng đất và con người” xuất bản 2016, được tái bản năm 2020.

Thầy nói, em lưu ý Quảng Nam là đất… hợp chủng quốc, bởi dân Thanh – Nghệ – Chăm cùng sống trên một vùng đất. Nói Duy Xuyên ảnh hưởng Champa là dứt khoát không sai, bởi có Mỹ Sơn, mà không cần chi lên tới Mỹ Sơn, thói quen dân mình là nói Bà đỡ, rồi cúng miếu Bà! Tại sao không phải ông mà là bà?

Ngoài yếu tố mang tính Phật giáo, tôn thờ Quan Thế Âm, thì lưu ý Bà là mẫu hệ, là Chăm. Sự hòa trộn máu huyết nhứt định phải có. Chưa nói vùng đông, có yếu tố Minh Hương chạy loạn qua, pha trộn.

le-2.jpeg
Hội làng truyền thống ở Duy Xuyên Ảnh MAI NHI

2. Chuyện Champa ở Duy Xuyên, sách vở đầy ra đó. Nhưng tôi muốn “vặn” một yếu tố khác: Đất quy định con người, vậy người Duy Xuyên, ví dụ khác Hội An, Điện Bàn ra sao? Bởi tôi vẫn ám ảnh chỉ cách cây cầu Câu Lâu, nhưng bên tê cầu nổi tiếng bò thui Cầu Mống, bên ni thờ thần bò Ninga!

Thầy nói, khác Hội An ở chỗ quê mình là thuần nông, bên Hội An là dân buôn bán. Hãy để ý, dân làm nông, nhà cửa cách nhau một cánh đồng, miếng ruộng, nhà này cách nhà khác cái vườn, nên phải nói to mới nghe, và không khôn khéo. Chứ dân bán buôn, ngồi đứng sát nhau, không cần nói to, chưa nói là nói to sẽ… lộ mánh.

Còn khác Điện Bàn thì sao? Tôi nhắn hỏi nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú – anh là dân Duy An, cháu gọi tiến sĩ Hồ Trung Lượng là ông cố.
Anh nhắn lại, Duy Xuyên vốn là đất kinh đô Champa, sau khi vua Lê Thánh Tông thâu phục vào Đại Việt 1471 có nhiều bằng chứng cho thấy họ vẫn ở lại.

Gia phả 13 tộc tiền hiền ở Trà Kiệu cho thấy họ chỉ đến Trà Kiệu sau năm 1550 và chiêu dân lập ấp, với điều kiện dân nào cho họ chiêu nạp thì phải là người Chăm. Tính cách người Chàm/ Chăm mạnh hơn Điện Bàn, khi mãi đến thời Minh Mạng, họ mới chịu chuyển sang nói tiếng Việt, nên giọng nói khác.

Vậy mạnh hơn ở yếu tố cung kính thần linh, không dễ cam chịu, đi liền ẩn ức? Anh Tú nói: dân Duy Xuyên hay cãi hơn. Kín tiếng. Kín kẽ hơn. Không chịu làm thuê. Không chịu vào khuôn phép công nghiệp.

Ai người Điện Bàn, thậm chí Duy Xuyên mà đọc được ý này, nếu muốn cãi thì xin gặp anh Tú.

1v3a4345_10_11zon-1-scaled.jpg
Nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm có từ lâu đời tại huyện Duy Xuyên Ảnh Nhất Tư

3. Đất Duy Xuyên tạm chia có ba vùng khu tây – trung – đông. Tôi để ý, thấy dân khu tây nói ngắn, thậm chí nói ít và khá trầm tĩnh, lại có phần hài hước. Đây là tôi tạm lấy từ Duy Châu đến Duy Phú, Duy Thu…

Đến vùng trung là Duy Trung, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy An, Duy Phước thì ứng xử nhanh hơn, có lẽ họ sớm làm ăn bán buôn. Nhưng ngay cả Duy Sơn, dân vùng Trà Kiệu cũng khác dân sát núi ở Trà Lý.
Còn về cánh vùng đông như Duy Thành, Duy Vinh, Duy Nghĩa, Duy Hải, lối nói năng làm lụng là thô, mạnh. Tất nhiên Duy Vinh như vùng Bàn Thạch thì có khác, bởi ở đó có chợ.

Tôi nói điều này, bởi nhớ lại lớp tôi hồi cấp 3, cũng… hợp chủng quốc khu trung khu đông, sau đi đại học cũng gặp mấy ông khu tây. Chưa nói sau này đi làm, đọng lại trong óc những giọng nói và gương mặt đa sắc đa màu.

Thầy nói, ngay cả chợ, dù Duy Xuyên sát sông Thu Bồn, có chợ Thu Bồn, Bàn Thạch, Nồi Rang, nhưng yếu tố thương mại cũng ít, phần lớn là vật đổi vật, trừ chỗ chợ Thu Bồn và Bàn Thạch hàng hóa có đa dạng hơn. Ngay cả vùng tơ lụa như Mã Châu, Duy Trinh, một chút tơ tằm cũng từ nông nghiệp mà ra. Và cả kinh đô Trà Kiệu một thuở, có chợ Hàm Rồng, nhưng tư liệu thương mãi mờ nhạt. Tính chất thị dân không nhiều, không quyết liệt bằng Hội An.

Nhân tiện, tôi kể thầy Ân nghe chuyện bữa tôi cùng anh Văn Công Dũng, làm ở VTV8 về quê anh ở Tiệm Rượu (Nam Phước). Đây là nơi có làng Mỹ Xuyên Đông nức tiếng sắc phong nhiều nhất Việt Nam, với 32 sắc phong được người làng giữ đến bây giờ.

Anh Dũng cũng là đồng tác giả cuốn sách địa chí “Mỹ Xuyên Đông – Đất và người” vừa mới xuất bản năm 2024. Anh nói có tư liệu khẳng định Cần Húc là ở đây chứ không phải Điện Phương. Tôi nghĩ đó là nghi án! Thầy Ân gật, rằng ngày xưa có tàu ngựa ở đó, mà đã vậy thì có lính tráng tụ tập, ăn chơi, lập đình, lập quán, nhưng cơ sở để nói Cần Húc ở đây là khó thuyết phục, bởi bên Điện Phương mạnh hơn về sử liệu.

4. Một lần khác, tôi đọc từ bài nghiên cứu của tác giả Lê Thí, nói rằng hình thế đất Duy Xuyên có hình con dơi, mà con dơi theo quan niệm xưa chính là chữ Phúc. Tôi nghĩ, ủa Phúc là phúc gì? Để phúc đức, tiền bạc, điền trang thái ấp cho mai hậu hay sao, khi tôi nghĩ quê tôi đâu có giàu bằng nơi khác?

Thầy Ân cười, theo thầy, chữ phúc đó một thuở sống bằng toàn nông nghiệp. Và ông hỏi: Duy Xuyên tự hào là nơi chôn táng hai nữ nhân nổi tiếng thời nhà Nguyễn là Mạc Thị Giai và Đoàn Quý Phi, vậy xin hỏi thời đó tại sao chúa Nguyễn chọn đất này táng hai bà đó, mà không đem về Huế hay nơi khác? Ý đồ của họ là chi, yếu tố phong thủy khi táng đây là chi?

Chịu.

Viết về quê, dễ sa vào bệnh ngợi ca – bởi chỉ có con bất hiếu mới chửi cha mẹ mình. Nhưng ca cho đúng, không thì ăn đòn ở chính quê, lại bị người xứ khác cười cho.

Duy Xuyên vừa tổ chức hội thảo 420 năm cái tên Duy Xuyên ra đời. Lịch sử đất này gắn với tên bao người đi vào lịch sử đất nước, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội, cổ kim đều có.

Sử làng, sử quê, lắm khi là một nhịp thở khi ngồi trước hiên nhà. Nhớ cha nhớ mẹ, cái rộc cái ruộng trước làng giờ đã thành ký ức. Những điều tôi nói ở trên, tôi nhắc lại, là cũng nói về tính cách thuộc cách một thuở, chứ bây giờ xem ra nơi đâu cũng… nhạc và lời như nhau. Không đúng, xin mọi người cho qua!

Nhớ, để rồi thấy đất quê từ bi như trang kinh đâu đó vẳng ra từ chùa làng…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/mot-nhip-tho-que-3139310.html

Cùng chủ đề

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Duy Xuyên

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Công Dũng - Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên tin tưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy sẽ sớm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ để hoạt động hiệu lực,...

Ông Nguyễn Văn Khánh được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Duy Xuyên

Hội nghị đã thông qua các tờ trình đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Duy Xuyên về việc hiệp thương cử bổ sung Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện khóa XI...

Hoạch định chiến lược cho du lịch Mỹ Sơn

- Vấn đề xã hội hóa trong hoạt động du lịch tại Mỹ Sơn được xúc tiến ra sao?* Ông Đặng Hữu Phúc: Vấn đề xã hội hóa là cần thiết nhưng phải hài hòa, tuân thủ cam kết...

Chuyển biến mạnh mẽ cả lượng và chất

Hằng tháng rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, các hội, đoàn thể đổi mới phương thức hoạt động, tạo điều kiện cho quần chúng ưu...

Cử tri Duy Xuyên kiến nghị đảm bảo an toàn cầu Bà Ngân khi cấm xe qua cầu Câu Lâu

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Duy Xuyên và Tổ đại biểu HĐND tỉnh lần lượt giải trình, trả lời các kiến nghị của cử tri; đối với nội dung vượt thẩm quyền sẽ được Tổ đại biểu HĐND...

Cùng tác giả

Dự kiến sau sắp xếp Điện Bàn còn 82 đơn vị trực thuộc UBND thị xã

Tính đến ngày 31/12/2024 Điện Bàn có 11 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã gồm Văn phòng HĐND&UBND; Phòng Nội vụ; Phòng VH-TT; Phòng LĐ-TB&XH; Phòng GD-ĐT; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng...

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Nam Trà My

Chiều ngày 11/2, Huyện ủy Nam Trà My tổ chức hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nam Trà My – Lê Thanh Hưng chúc mừng sự ra đời của Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy và các cá nhân được bổ nhiệm, đồng thời tin tưởng khi đi vào hoạt động, Ban Tuyên giáo và Dân vận sẽ hoàn...

Nam Trà My thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy

Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy Nam Trà My công bố Quyết định số 1628 của Huyện ủy Nam Trà My về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy trên cơ...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Cao hơn, chuỗi sự kiện này là một trong những yếu tố then chốt tạo nền...

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết thăm các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Nội

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng ngày 11/2, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP. Hà Nội. Tham gia đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông.Bí thư Tỉnh ủy Lương...

Cùng chuyên mục

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất