Powered by Techcity

Linh sơn gởi bóng


459-202411211434443(1).jpg
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng nơi phong thủy hữu tình Ảnh XH

Những ngọn núi cao, u mặc thường xuất hiện trong văn chương nghệ thuật, có thể là những Linh sơn của Cao Hành Kiện; Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường; Trên đỉnh phù vân của Phó Đức Phương, Brokeback Moutain (Núi Yên Ngựa, phim Mỹ đoạt giải Oscar năm 2006, đạo diễn Lý An)…

Ngược nguồn lên Kẽm

Từ thị trấn Trung Phước, chúng tôi len lỏi theo con đường nhựa nhỏ hẹp, dưới tán những rừng keo trồng xanh mát, rồi tiếp tục đi bộ một đoạn đường đất xuống bến đò. Chuyến đò máy ngược nguồn về phía Hiệp Đức, tất cả đều háo hức. Nước sông xanh trong chảy giữa vùng đồi núi kéo dài. Xa xa ngọn Cà Tang in trên nền trời một sắc chàm kỳ vĩ và bí ẩn.

Cùng chuyến đi với tôi có anh Nguyễn Thanh Lai, tuổi xấp xỉ 70. Anh kể, hồi mới sau giải phóng vùng này hoang vu, đường độc đạo bị cày nát, loang lỗ nhựa, nhiều đoạn chủ yếu cấp phối. Là nhân viên ngân hàng ở tỉnh lỵ, anh nói, gom thu tiền vất vả nhưng không bằng nỗi sợ mang tiền từ đây về Tam Kỳ.

Nhiều lần phải nhờ du kích xã, huyện hoặc chờ xe các đơn vị quân đội đi nhờ… Anh Lai nhớ lại rồi kể tiếp: Mình thanh niên đã thấy khổ nhưng thương nhất là các cô giáo miền xuôi lên đây. Chốn rừng xanh núi thẳm heo hút, mưa cũng buồn, nắng cũng buồn, cô nào cô nấy nhớ nhà khóc sưng mắt.

Hòn Kẽm Đá Dừng đã quá nổi tiếng, bút mực ghi chép về địa danh này cũng không đếm xuể. Tựu trung thì địa danh này có âm Việt, chắc hẳn người Việt đến đây rồi mới đặt tên. Hòn Kẽm là nơi có hai vách núi xô ra giữa dòng sông. Từ điển Việt ngữ chánh tả từ vị của Lê Ngọc Trụ (Nxb Thanh Tân, in lần đầu vào năm 1959) đã giải thích: Kẽm là khe, lối hẹp, hai bên có núi.

459-202411211434431.jpg
Một đoạn trong bản khắc K227 có nhắc đến núi Ka tang Cà TangẢnh TTTN

Đá Dừng có hai cách giải thích. Dừng là động từ kiểu như dừng lại, hoặc dừng là danh từ như trong tai vách, mạch dừng để chỉ bức vách. Cũng không rõ người xưa muốn nói gì, nhưng hiểu cách nào cũng hợp lý. Thiên nhiên tạo lập sẵn ở đây các vách đá cao lớn, như muốn chặn lấy dòng sông.

Bạn đường chỉ vào một vách đá, thì thầm, mùa rặt nước sẽ có khối đá khắc chữ Chăm cổ. Điều này thì tôi biết, cũng qua sách vở. Trong BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Huế – Những người bạn Cố đô Huế), nhà nghiên cứu dân tộc học người Pháp Albert Sallet từng làm việc ở Trung Kỳ đã ghi chép về địa điểm này: Một vách núi đá có khắc chữ, trên thượng nguồn sông Thu Bồn, chỉ bày lộ ra khi nước ròng, vách đá Thạch Bích, là vật lễ bái của nhóm dân chài…

Sau này, vào năm 1911, nhà bi ký học cũng người Pháp tên Edourd Huber, giáo sư tại Trường Viễn Đông Bác cổ đã chịu khó tìm đến nơi và giải mã bằng cách Latinh hóa và dịch ra tiếng Pháp. Nội dung văn bia ngắn gọn: Cri Campecvaro vijayi mahipati Cri. Prakàcadharmmeti sthàpitavàn Amarecam iha. (Dịch: Hoàng đế Parkàcdharma, vua nước Champa vinh quang muôn năm. Chúa đất nơi đây xin dâng cúng đấng Siva này).

Cà Tang ngàn năm mây trắng

Nghĩ về những dòng bi ký Chăm, tôi như thả hồn vào nước sông Thu Bồn ngược nguồn, lòng chợt rung lên mối hoài cảm ký ức ngàn năm. Bao nhiêu con nước đã trôi, bao nhiêu kiếp người phía sông xa núi thẳm này sinh ra rồi từ biệt. Cộng đồng người Việt và người Chăm đã từng nếp tẻ với nhau bao lâu, đến mức hòa huyết thành cộng đồng cư dân mới dưới chân núi Cà Tang?

Ben do Trung phuoc nhin qua Dai Binh
Làng Đại Bình từ bến đò Trung Phước nhìn qua Ảnh PHƯƠNG THẢO

Lúc này, đã chớm trưa, ngọn núi Cà Tang lóe sáng trên chóp đỉnh. Có thật hay là tôi mơ? Chợt nhớ ra ngọn Cà Tang cũng đã ngàn năm gởi bóng xuống thượng nguồn sông Thu, gởi cả những bí ẩn mà người đời sau cố công giải mã.

Mới đây thôi, nhà nghiên cứu tự do, người Chăm tên Thạch Trung Tuệ Nguyên viết về cuộc chiến giữa Angkor và Campa kéo dài từ thời Yàn Põ Ku Srĩ Jaya Indravarmmadeva đã nhắc đến ngọn Cà Tang như sau: Qua bản khắc K.227 (được phát hiện ở đền Banteay Chmar, Campuchia) cho ta biết vua Srĩ Yasovarman II đã tấn công Campa và tự dựng một hoàng thân Campa lên làm vua xứ này. Vua Srĩ Jaya Indravarmmadeva tổ chức cuộc phản công và bao vây quân Yasovarman II trên ngọn núi Katang (có thể là ngọn núi Cà Tang, Quảng Nam bây giờ”.

Nhờ cuộc chiến anh dũng và hy sinh của các chiến binh mang tước hiệu Sanjak mà Yasovarma II thoát được. Theo Thạch Trung Tuệ Nguyên, thời gian trị vì của Srĩ Jaya Indravarmmadeva, dựa trên 3 văn khắc ở Po Ina Nagar (Nha Trang) và Mỹ Sơn (Quảng Nam) khoảng từ năm 1163 đến 1183. Và Thạch Trung Tuệ Nguyên cũng nhận định: Địa danh Katang xuất hiện trong văn khắc K.227, chứng tỏ nó bắt nguồn từ tiếng Chăm cổ. Núi Katang (cek Katan) ta tạm xem là Cà Tang… Núi Katang thì có pháo đài Srĩ Jaya Indravarmmadeva cho dựng, không biết có tàn tích gì không?

Ngót nghét ngàn năm, mây trắng vờn bay trên đỉnh Cà Tang. Những khám phá mới của nhà nghiên cứu Thạch Trung Tuệ Nguyên đã phát lộ nhiều câu chuyện cần được khám phá. Còn lại tàn tích gì không? Tôi chưa một lần đặt chân lên đỉnh Cà Tang dù lòng những ước ao.

Chợt nhớ ra, tôi có những người bạn, người em quê dưới chân núi, yêu văn thơ với tâm hồn nghệ sĩ, đó là Hoa Ngõ Hạnh, Tấn Vũ, Trần Quế Sơn… Hoa Ngõ Hạnh tạm gác lại giấc mộng văn chương nhưng đã có những truyện ngắn neo vào lòng bạn đọc với ngọn Cà Tang như “Tìm trầm”, “Huyền thoại đạm bạc”… Tấn Vũ cũng có những tản văn, bút ký tài hoa, câu chữ thấm đượm tình yêu thôn dã như “Cà Tang – núi như mái ấm quê nhà”.

Còn nhạc sĩ Trần Quế Sơn thì không chỉ yêu quê mà còn dám phổ nhạc lấy ý từ những bài thơ của Trung niên thi sĩ kỳ dị Bùi Giáng. Có lần trò chuyện, Trần Quế Sơn tâm sự, anh yêu thơ Bùi Giáng, cảm thơ Bùi Giáng vì nhiều lẽ, trong đó có một phần đời của thi sĩ chăn dê dưới chân núi Cà Tang – nơi ông có những mật ngôn kỳ lạ của riêng mình: Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng/ Tía hoa cà lỗ đỗ thấu lòng chưa/ Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng/ Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa…

Gió thoảng trên mặt sông, hương thơm những vườn cây trái từ ngôi làng hiền hòa thấm đẫm trong gió. Trong giây khắc nào đó, tôi ngước mắt nhìn lên ngọn Cà Tang. Núi vươn cao, mờ mờ trong đêm tối. Nhưng ánh sáng từ mặt sông Thu Bồn hắt lên mờ ảo, đủ cho tôi thấy một linh sơn huyền thoại đổ bóng. Như là trăm năm, ngàn năm, hay dài hơn thế nữa giây lát hóa thành vĩnh cửu.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/linh-son-goi-bong-3148333.html

Cùng chủ đề

Công trình cầu đường bộ ở Quảng Nam và dấu ấn phát triển vùng đất

Dự án cầu Văn Ly và đường dẫn trong quá trình xây dựng, thị xã Điện Bàn đang mời gọi xúc tiến “Dự án đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Văn...

Tiếng thở khẽ của những dòng sông

Hạt nhân để thúc đẩy liên kết Hội An - Điện Bàn - Duy Xuyên chắc chắn là sông Thu Bồn. Một phần quan trọng trong chiến lược thúc đẩy du lịch đường sông của Đà Nẵng giai đoạn...

Nông Sơn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua yêu nước

Phong trào thi đua “Nông Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới” mang lại hiệu quả, đến nay toàn huyện đạt 92 tiêu chí (5 xã), bình quân 18 tiêu chí/xã; dự kiến xã Quế Lâm về đích...

Nông Sơn vận động gần 700 triệu đồng Quỹ vì người nghèo

Năm 2024, Mặt trận các cấp huyện Nông Sơn phát huy vai trò hiệp thương phân công nhiệm vụ giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua...

Nông Sơn hoàn thành đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu năm 2024

Phát biểu tại kỳ họp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Công Thanh đề nghị HĐND huyện Nông Sơn tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động. Tăng cường hơn nữa việc giải trình các...

Cùng tác giả

Tin tức, dự báo giá cà phê ngày mai 7/4/2025 tiếp tụ đi ngang

Cập nhật giá cà phê trong nước ngày 6/4/2025 Thị trường Trung bình Thay đổi Đắk Lắk127,200-3,800Lâm Đồng126,000-4,200Gia Lai127,200-4,000Đắk Nông127,200-4,000Giá tiêu156,000+4,000USD/VND25,570-30Theo thông tin từ Giacaphe.com, vào lúc 18 giờ hôm nay 6/4/2025, giá cà phê...

Tiếp tục chuỗi sóng gió

Cập nhật chi tiết giá vàng hôm nay 6/4/2025 mới nhất ở thị trường trong nướcGiá vàng hôm nay 6/4/2025 ghi nhận một phiên giao dịch yên ắng trên toàn thị trường trong nước, đúng như đặc trưng của...

Quảng Nam thăng hạng chỉ số PAR INDEX, tụt hạng chỉ số SIPAS năm 2024

Sáng nay 6/4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo và công bố kết quả, xếp hạng chỉ số SIPAS, PAR INDEX năm 2024 của UBND các tỉnh, thành...

Cây găng néo làng Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông) được công nhận Cây di sản Việt Nam

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Cùng chuyên mục

Cây găng néo làng Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông) được công nhận Cây di sản Việt Nam

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với cây găng néo

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Cơ chế thuận lợi bảo tồn di sản

Đại diện các tổ chức này chia sẻ, thường họ sẽ dễ dàng đóng góp tài chính cho các dự án bảo tồn di sản văn hóa, trùng tu các di tích… do các cơ quan chuyên môn quản...

Học sinh trải nghiệm dập tranh giấy dó tại Bảo tàng Hội An

Đây là hoạt động trải nghiệm mới lạ, bổ ích, giúp học sinh tiếp cận các di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. ...

Nuôi dưỡng đam mê với văn hóa truyền thống

Đồng bào Cơ Tu hay bất kỳ các tộc người DTTS sinh sống ở núi cao đều tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều đó thể hiện tầm quan trọng không thể thay thế...

Điện Bàn bảo tồn hiệu quả các giá trị truyền thống

Ngày 12/3/2024, di tích mộ Phạm Phú Thứ (xã Điện Trung) và địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nâng tổng số di tích quốc...

Cây găng néo tại thôn Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông, Núi Thành) được công nhận “Cây di sản Việt Nam”

Theo ông Trần Đình Khánh - Trưởng thôn Trà Tây, cây găng néo (dân địa phương gọi là cây đầu gành) tại khuôn viên lăng cô bác Đầu Gành có từ rất lâu đời, tính đến nay khoảng hơn...

Những đời thường của di sản

Và đó là căn nguyên để gia tài ảnh của Réhahn đặt tại Hội An mang tên “Di sản vô giá”, với phần lớn khung hình là con người cùng đôi mắt thăm thẳm, nụ cười lành hiền. Những...

Người Co gìn giữ bản sắc văn hóa từ bộ chuỗi cườm

“Người Co từ xưa đến nay luôn trân trọng chuỗi cườm, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay rất yêu thích bộ cườm với sắc màu rực rỡ. Trong các dịp lễ hội, phụ nữ Co tự tin...

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Ý thức về làng ở đồng bào dân tộc thiểu số, thậm chí còn đậm hơn ý thức về cộng đồng tộc người. Bởi, các đặc trưng của văn hóa cộng đồng được phản ảnh trong không gian này....

Tin nổi bật

Tin mới nhất