Powered by Techcity

Lịch sử và văn hóa truyền thống tỉnh Quảng Nam

Về lịch sử

Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1306 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc

Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị.

Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 – Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.

Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần gốc, người Hoa, còn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc (người Minh Hương).

Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam Quốc. Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng – xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn”.

Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu, nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày càng tăng… Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân Quảng Nam.

Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.

Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước.

Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.

Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm các quận Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và Quảng Tín ở phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và Tam Kỳ.

Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và các huyện Hoà Vang, Ðiện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.

Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng (nay là huyện Nam Giang), Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và 2 thị xã: thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An)

Về văn hóa truyền thống

Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiều thế hệ danh nhân; mảnh đất “Trung dũng kiên cường” giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng. Nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến những di sản văn hoá vật thể tiêu biểu và độc đáo với 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh. Nổi bật nhất là 2 Di sản văn hoá thế giới là khu Phố cổ Hội An và khu Đền tháp Mỹ Sơn; ngoài ra, có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ Trà Kiệu,… Bên cạnh đó, Quảng Nam có nhiều di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có trên 300 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 120 lễ hội dân gian tiêu biểu và nhiều di sản phi vật thể khác có giá trị, như: về âm nhạc có Tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo; nghệ thuật ẩm thực; những tri thức dân gian; làng nghề truyền thống…

Miền núi Quảng Nam, địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… nét đặc trưng trong văn hóa tộc người Cơ tu như Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý… đến các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào Cor, Cadong, Xê đăng… những giá trị văn hoá đặc sắc (phong tục, tập quán, lễ hội…) tạo ra một bức tranh sinh động, đa sắc về văn hóa phi vật thể đang hiện hữu trong đời sống của nhân dân các vùng, miền làm cho văn hóa Quảng Nam thêm phong phú và đa dạng.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Chế độ ăn cho mùa đông khỏe

Bạn cần chú ý vệ sinh, thỉnh thoảng giặt giũ chăn mền, làm thông thoáng, sưởi ấm các góc phòng để loại bỏ những tác nhân gây bệnh. Có thể hỗ trợ thêm tinh dầu và đốt nụ trầm...

Nông dân Quảng Nam  gieo sạ trà 1 vụ lúa đông xuân từ ngày 30/12

Những ngày qua, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tích cực chuẩn bị làm đất, ngâm ủ hạt giống để sẵn sàng cho việc gieo sạ trà 1 vụ lúa đông xuân 2024-2025. Theo kế hoạch, việc xuống giống sẽ bắt đầu từ ngày 30/12/2024 và kết thúc vào ngày 10/01/2025.Vụ đông xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Nam dự kiến gieo trồng hơn 41.500ha lúa, tập trung vào các giống trung và ngắn ngày có...

Năm 2024, Đoàn ĐBQH chuyển 129 kiến nghị của cử tri đến các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết

Trong năm 2024, hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam được tổ chức nghiêm túc, đúng luật định. Với nhiều đổi mới linh hoạt, hiệu quả về hình thức và nội dung, hoạt động TXCT đảm bảo tính dân chủ, công khai, bình đẳng, đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của ĐBQH đối với cử tri.Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường...

Tiệc mừng năm mới giữa mùa hè

Tiếp đến, để mọi người có thể “chắc dạ” hơn, người Úc chuẩn bị thêm món gà nướng rau củ, ăn kèm nước xốt (gravy) sên với nấm mỡ, hành củ băm nhỏ. Hoặc biến tấu từ dòng chảy...

Lan tỏa văn hóa vùng cao sơn ngọc quế

“Chương trình biểu diễn của đoàn Bắc Trà My hài hòa, quảng bá được trang phục, cồng chiêng của người Co, Ca Dong, góp phần vào thành công của hoạt động kỷ niệm” - bà Lập ghi nhận.Khép lại...

Cùng tác giả

Ly kỳ mì Quảng: Đi tìm tô mì Quảng chính tông

Chúng ta đã biết về nguồn gốc, lai lịch và đặc tính “gây tranh cãi” của tô mì Quảng. Nhưng làm thế nào để có thể thưởng thức một tô mì Quảng chính tông? Tô mì Quảng với những nguyên vật liệu bản địa đặc sắc. Ảnh: An Lê Cũng rất đơn giản thôi, tô mì đó phải thể hiện được mọi niềm tự hào địa phương của người Quảng Nam, với những nguyên vật liệu bản địa đặc sắc. Có gì nấu...

Quảng Nam xô đổ kỷ lục, lần đầu đón 8 triệu khách/năm

Quảng Nam vượt mốc đón 8 triệu lượt khách trong năm 2024, vượt qua kỷ lục 7,8 triệu lượt của năm 2019. Ngày 20/12, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, đã công bố những thành tựu nổi bật của ngành du lịch tỉnh trong năm 2024. Theo ông, du lịch Quảng Nam đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra, tiếp nối đà tăng trưởng từ năm 2023. Theo số...

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế đầu tiên về Du lịch Nông thôn

Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai được tổ chức từ ngày 9-11.12 tại Hội An. Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất ngày 10.12.2024 dự kiến thu hút sự tham dự của 300 đại biểu từ cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương các nước thành viên Tổ chức Du lịch Liên Hợp...

Xây dựng tuyến tham quan xanh tại đảo Cù Lao Chàm-Hội An

UBND thành phố Hội An vừa quyết định phê duyệt Đề cương nhiệm vụ xây dựng tuyến tham quan xanh Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp nhằm mục tiêu triển khai vận động, hướng dẫn thực hành du lịch xanh tại các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm, điểm tham quan để hình thành tuyến tham quan xanh Cù Lao Chàm. Hội An xây dựng tuyến tham quan xanh Cù Lao Chàm Năm 2021,...

Quảng Nam có hai điểm thắng giải du lịch thế giới

Quảng Nam thắng giải “Khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới” và “Tổ hợp du lịch, văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới” của World Travel Awards 2024. Buổi trao giải của World Travel Awards 2024 tại Bồ Đào Nha tối 24.11 (giờ địa phương) là gala cuối cùng trong loạt gala của Giải thưởng Du lịch thế giới 2024. Khu phức hợp Hoiana giành chiến thắng ở hạng mục “Khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới”. Ông Steve...

Cùng chuyên mục

Ly kỳ mì Quảng: Đi tìm tô mì Quảng chính tông

Chúng ta đã biết về nguồn gốc, lai lịch và đặc tính “gây tranh cãi” của tô mì Quảng. Nhưng làm thế nào để có thể thưởng thức một tô mì Quảng chính tông? Tô mì Quảng với những nguyên vật liệu bản địa đặc sắc. Ảnh: An Lê Cũng rất đơn giản thôi, tô mì đó phải thể hiện được mọi niềm tự hào địa phương của người Quảng Nam, với những nguyên vật liệu bản địa đặc sắc. Có gì nấu...

Quảng Nam xô đổ kỷ lục, lần đầu đón 8 triệu khách/năm

Quảng Nam vượt mốc đón 8 triệu lượt khách trong năm 2024, vượt qua kỷ lục 7,8 triệu lượt của năm 2019. Ngày 20/12, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, đã công bố những thành tựu nổi bật của ngành du lịch tỉnh trong năm 2024. Theo ông, du lịch Quảng Nam đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra, tiếp nối đà tăng trưởng từ năm 2023. Theo số...

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế đầu tiên về Du lịch Nông thôn

Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai được tổ chức từ ngày 9-11.12 tại Hội An. Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất ngày 10.12.2024 dự kiến thu hút sự tham dự của 300 đại biểu từ cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương các nước thành viên Tổ chức Du lịch Liên Hợp...

Xây dựng tuyến tham quan xanh tại đảo Cù Lao Chàm-Hội An

UBND thành phố Hội An vừa quyết định phê duyệt Đề cương nhiệm vụ xây dựng tuyến tham quan xanh Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp nhằm mục tiêu triển khai vận động, hướng dẫn thực hành du lịch xanh tại các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm, điểm tham quan để hình thành tuyến tham quan xanh Cù Lao Chàm. Hội An xây dựng tuyến tham quan xanh Cù Lao Chàm Năm 2021,...

Quảng Nam có hai điểm thắng giải du lịch thế giới

Quảng Nam thắng giải “Khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới” và “Tổ hợp du lịch, văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới” của World Travel Awards 2024. Buổi trao giải của World Travel Awards 2024 tại Bồ Đào Nha tối 24.11 (giờ địa phương) là gala cuối cùng trong loạt gala của Giải thưởng Du lịch thế giới 2024. Khu phức hợp Hoiana giành chiến thắng ở hạng mục “Khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới”. Ông Steve...

Lễ hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam hút hơn 10.000 lượt khách

Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 - năm 2024 tại Quảng Nam thu hút hơn 10.000 lượt khách tham quan, mua sắm, giúp người trồng sâm thu gần 6 tỉ đồng. Sáng 3.8, lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam với chủ đề “Ngọc Linh - Mãi mãi tự hào”, đã chính thức khép lại. Lễ hội diễn ra từ ngày 1-3.8 với 5 hoạt động chính gồm: Chương trình khai mạc...

Xem lại màn pháo hoa lung linh đưa Phần Lan lên ngôi vương ở Đà Nẵng

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã khép lại sau gần 2 tháng tranh tài, với màn trình diễn ấn tượng của đội Phần Lan trong đêm chung kết. Pháo hoa rực sáng bầu trời sông Hàn - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG Đội Phần Lan đã sử dụng 10.000 quả pháo, nhiều hơn gấp đôi so với thông thường, khiến khán giả không thể rời mắt khỏi bầu trời. Đặc biệt ngoài các loạt pháo tầm cao, tầm trung, các...

Hội An vào top 25 thành phố tuyệt nhất thế giới

Tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure vừa công bố danh sách 25 điểm đến tốt nhất thế giới. Trong đó, phố cổ Hội An của Việt Nam xếp thứ 4. Hội An xếp thứ 4 trong danh sách 25 điểm đến tốt nhất thế giới theo Tạp chí du lịch Travel + Leisure 2024 - Ảnh: SHUTTERSTOCK Danh sách điểm đến năm 2024 theo độc giả của Travel + Leisure bao gồm xếp hạng 25 thành phố tốt nhất thế...

Hội An được vinh danh là điểm đến du lịch giá trị nhất năm 2024

Theo nghiên cứu của tờ The Post Office UK (Bưu điện Anh), đô thị cổ Hội An của Việt Nam đứng đầu danh sách 10 điểm đến du lịch giá trị nhất năm 2024. Bài báo nhấn mạnh Hội An từng là một thương cảng buôn bán sầm uất trong nhiều thế kỷ, giờ trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách nhờ giá cả phải chăng tại các nhà hàng hay quán bar địa phương. Trong tổng số...

Chợ biển Tam Tiến lúc rạng đông

Quảng Nam thu hút du khách với những bờ biển trải dài, phố Hội lung linh đèn màu với các hoạt động văn hóa đa dạng. Tới đây, du khách còn thoả sức khám phá đời sống của những cư dân bản địa. Hãy cùng tôi trải nghiệm những phiên chợ cá trên bãi biển Tam Tiến.

Tin nổi bật

Tin mới nhất