Powered by Techcity

Làng đại học Đà Nẵng bao giờ thôi “treo”?

20240325_083849.jpg
Ông Lê Tài một thợ chuyên phá dỡ nhà cửa nói không biết bao giờ mới có thể nhìn thấy sự thay đổi của Làng đại học Đà Nẵng phía Quảng Nam Ảnh TDŨNG

Quy hoạch vẫn “treo”

Hai hình ảnh trái ngược nhau diễn ra trên khu vực quy hoạch Làng đại học Đà Nẵng. Phía Hòa Quý (Đà Nẵng), trên mặt đất ngổn ngang đất, đá, xà bần từ những cụm nhà bị đập bỏ. Người dân nhận tiền bồi thường, chuẩn bị chuyển sang nơi ở mới.

Còn phía Điện Ngọc (Quảng Nam) không có bất cứ dấu hiệu gì của một cuộc chuyển dời. Chính quyền thị xã Điện Bàn không thể đầu tư xây dựng công trình dân sinh mang tính lâu dài.

Hơn mấy nghìn hộ dân Câu Hà, Tứ Câu, Ngọc Vinh nằm trong vùng dự án không thể lập kế hoạch sản xuất, đầu tư dài hạn. Không được tách thửa, chia đất cho con, không được bán mua, cầm cố, thế chấp… Họ sống khổ sở ngay trên mảnh đất của mình bởi “đất quy hoạch”.

Một số người không chịu được cảnh bị “mắc kẹt” giữa vùng quy hoạch đã bỏ xứ ra đi, để lại trên vùng cát những căn nhà hoang. Người ở lại trong các căn nhà xập xệ, chen chúc nhau, không tính toán được gì cho tương lai…

Ông Lê Tài (người dân Câu Hà) được thuê phá dỡ một ngôi nhà ở Hòa Quý nói, từ thời trai trẻ tới tuổi sắp già vẫn không thấy sự thay đổi nào. Tụi trẻ phải “dạt” sang xứ khác sinh sống, tìm kế sinh nhai. Không biết ngày nào quy hoạch “treo” này mới được gỡ bỏ!.

Làng đại học Đà Nẵng bị “treo” suốt 1/4 thế kỷ từng nóng trên các diễn đàn, công luận.

20240325_084038.jpg
Dự án Làng đại học Đà Nẵng phía Hòa Quý đang được giải tỏa mặt bằng Ảnh TDŨNG

Sau các cuộc giám sát về quy hoạch tại Quảng Nam, ông Vương Quốc Thắng – Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam nói, “trăm hoa đua nở” về số lượng lẫn loại hình quy hoạch, dẫn đến quy hoạch treo sẽ là mối nguy ảnh hưởng cho sự bình ổn của những hộ dân sống trong khu vực này. Phải tính đến lợi ích của người dân. Không thể bắt họ chờ trong vô vọng!

Ông Nguyễn Xuân Hà – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, thị xã đã kiến nghị chủ đầu tư chuyển tiền. Địa phương cam kết sẽ giải phóng, bàn giao mặt bằng khi đầu tư.

Hơn 25 năm đi qua, không thể chờ thêm được nữa, không thể để người dân mãi sống trong cảnh khốn đốn mà không có cách gì tháo gỡ. Tuy nhiên, chủ đầu tư (Bộ GD-ĐT) nói khó khăn tài chính. Họ nói sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy câu trả lời.

Chính quyền Quảng Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gỡ bỏ khó khăn quy hoạch Làng đại học Đà Nẵng. Kết luận của Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 135/TB-VPCP ngày 6/5/2022) yêu cầu Sở KH-ĐT chủ trì, phối hợp Bộ GD-ĐT, UBND TP.Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan liên quan tổ chức đoàn công tác, trực tiếp rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng, khó khăn, vướng mắc của làng đại học, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4/2022.

Không ít cuộc làm việc của các bộ, ngành trung ương diễn ra sau đó. Tuy nhiên, sau gần 2 năm đi qua, dự án treo Làng đại học Đà Nẵng cũng chỉ mới dừng lại ở việc tổng hợp các kiến nghị. Thông tin mới nhất vào tháng 9/2023, Đại học Đà Nẵng đã lên tiếng kêu cứu về dự án làng đại học lên Bộ GD-ĐT, nhưng vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng.

Chờ đến bao giờ?

Ông Trần Úc – Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, cách đây vài tháng, Bộ GD-ĐT có công văn gửi Bộ KH-ĐT đề nghị tìm vốn triển khai 50ha phần lõi ít giải phóng mặt bằng nhất để xây dựng các khu chức năng, nhà ở lưu trú cho cán bộ, nhân viên của làng đại học. Thế nhưng hiện tại vẫn chưa có động thái nào về việc triển khai xây dựng, đầu tư của làng đại học phía Quảng Nam.

20240325_082906.jpg
Nhiều cư dân Điện Ngọc đành rời quê đi nơi khác sống vì không chịu nổi cảnh bị mắc kẹt trong vùng quy hoạch suốt nhiều năm Ảnh TDŨNG

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xin ý kiến Thường vụ Tỉnh ủy (và đã thống nhất), đề xuất theo hướng điều chỉnh lại quy hoạch 1/2000 (đã được Thủ tướng phê duyệt, Quyết định số 986 ngày 9/7/2020), giảm diện tích Làng đại học Đà Nẵng tại phường Điện Ngọc còn khoảng 50ha (phần thuận lợi cho giải phóng mặt bằng), đầu tư từ nay đến năm 2030. Phần diện tích còn thiếu (140ha) chuyển về đầu tư tại Điện Tiến, Điện Bàn, (tiếp giáp xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng).

Chính quyền Quảng Nam đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất giao nhiệm vụ cho Bộ GD-ĐT làm việc với địa phương để rà soát lại quy hoạch 1/2000 Làng đại học Đà Nẵng.

Xác định tính khả thi của phạm vi có khả năng đầu tư trên phần đất Quảng Nam, từ nay đến năm 2030. Đây là cơ sở để đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm diện tích ranh giới, các khu chức năng phù hợp, phê duyệt lại vào cuối năm 2024 và bổ sung kinh phí thực hiện hoàn chỉnh theo quy hoạch chi tiết được duyệt từ năm 2025 đến năm 2030. Phần diện tích điều chỉnh giảm được bổ sung thực hiện tại xã Điện Tiến.

Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Điện Bàn giai đoạn đến năm 2030 và năm 2045 công bố tháng 4/2023 không còn những quy hoạch phân mảnh (làng đại học là một trong loại hình này).

Quy hoạch chung Quảng Nam công bố tháng 3/2024 thống nhất khu vực Điện Tiến có không gian phát triển các trường đại học là điều hợp lý. Khu vực này thuộc vùng cao, không ngập lụt, kết nối thuận lợi với Đà Nẵng theo hệ thống giao thông vành đai phía bắc Quảng Nam và Đà Nẵng.

Ông Trần Úc nói, khu vực Điện Tiến hội đủ yếu tố hình thành khu đại học trong tương lai, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thị xã Điện Bàn, có thể thực hiện được.

Còn để giải tỏa liên quan khu vực Điện Ngọc sẽ không khả thi. Thị xã Điện Bàn đã chuẩn bị tất cả nội dung, tài liệu để lãnh đạo tỉnh làm việc với Bộ GD-ĐT khi có yêu cầu.

Kiến nghị của chính quyền Quảng Nam trong chuyện điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch Làng đại học Đà Nẵng khu vực Hòa Quý – Điện Ngọc vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y. Dự án Làng đại học “treo” chưa biết bao giờ sẽ được gỡ bỏ?

Kế hoạch giải tỏa 190ha đất quy hoạch phía Quảng Nam của Làng đại học Đà Nẵng bất khả thi. Theo các cuộc rà soát của Quảng Nam, phần diện tích cần giải phóng mặt bằng là 170,28/190ha, liên quan đến 1.845 hộ dân. Trong đó, 1.375 hộ ảnh hưởng đất ở, cần 3.155 lô đất tái định cư trên diện tích hơn 100ha.

Theo tính toán của Quảng Nam, kinh phí xây dựng khu tái định cư (dự tính theo suất đầu tư của Bộ Xây dựng) và bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực này sẽ cần đến gần 4.000 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này rất khó có để có thể thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn

Cùng chủ đề

Điều chỉnh tiến độ thực hiện một dự án ven biển phường Điện Dương đến hết năm 2026

Theo đề nghị của Sở KH-ĐT, ý kiến của UBND thị xã Điện Bàn và Sở TN-MT, UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án này đến tháng 12/2026 sẽ hoàn thành, đưa toàn bộ...

Năm 2024, Điện Bàn kết nạp được 220 đảng viên mới

Năm 2024, Thị ủy Điện Bàn mở 4 lớp lý luận chính trị kết nạp đảng cho 461 quần chúng; 2 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị đảng viên mới cho 201 đảng viên; 7 lớp bồi dưỡng...

Phả hệ làng, chuyện của đời người…

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông...

Vẫn chưa có mặt bằng làm đường dẫn

Thuộc phạm vi đường dẫn địa phận Điện Bàn, việc xét nguồn gốc đất tại xã Điện Quang đã xong, UBND thị xã phê duyệt giá đất cụ thể (đất nông nghiệp, đất ở); hoàn thành niêm yết xét...

Cùng tác giả

Sáp nhập Liên đoàn Lao động huyện Nông Sơn vào Liên đoàn Lao động huyện Quế Sơn

Đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã công bố quyết định sáp nhập LĐLĐ huyện Nông Sơn vào LĐLĐ huyện Quế Sơn kể từ ngày 1/1/2025; chấm dứt hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban...

Năm 2024, Quảng Nam giải quyết đúng hạn 99,76% hồ sơ thủ tục hành chính ở cấp tỉnh

Tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND tỉnh tặng giấy khen 7 tập thể, 11 cá nhân hoàn thành tốt công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC năm 2024.Năm 2024, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri các xã cánh Đông huyện Thăng Bình – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 6/1/2025, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam gồm Đại tá Hoàng Văn Mẫn – Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, ông Phan Thanh Thiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiếp xúc với gần 100 cử tri thị trấn Hà Lam, xã Bình Nguyên và các xã cánh đông huyện Thăng Bình.Sau khi nghe đại biểu HĐND tỉnh thông tin những nội dung kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa X,...

Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam triển khai công tác biên phòng 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều ngày 06/1/2025, Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác biên phòng năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu dự hội nghị.Dịp này, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Nam được Bộ Quốc Phòng tặng cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng”; nhiều tập thể, cá nhân được UBND tỉnh, Chính ủy BĐBP tuyên dương, khen thưởng vì đã...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

Cùng chuyên mục

GDP Việt Nam năm 2024 tăng 7,09%

Theo số liệu công bố sáng 6/1 của Tổng cục Thống kê, GDP quý IV/2024 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước đó.Như vậy, GDP 2024 tăng 7,09% so với năm 2023. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong 15 năm qua, cho thấy kinh tế phục hồi rõ nét.Tăng trưởng kinh tế vượt 7% của Việt Nam là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn khó...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo...

Từ 1/1/2025, dự án đầu tư của Quảng Nam dưới 15 tỷ đồng do Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán

Theo đó, UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.Cụ...

Đưa 600 mặt hàng lên trang sản phẩm của Quảng Nam

Trong đó Sở Công Thương đã xây dựng, đưa vào hoạt động trang sản phẩm tỉnh Quảng Nam (sanpham.quangnam.gov.vn) tích hợp ứng dụng Smart Quảng Nam với 600 sản phẩm của 127 cơ sở, doanh nghiệp. Sở NN&PTNT hỗ...

Tam Kỳ với những động lực mới

Thu ngân sách khởi sắcCũng như nhiều địa phương khác, năm 2024 TP. Tam Kỳ đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách, nhất là khoản thu tiền sử dụng đất phải điều chỉnh giảm...

Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Việc tổng kiểm kê thực hiện theo Quyết định số 213 ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết...

Phát triển kinh tế – xã hội của Quảng Nam năm 2025: Vì mục tiêu tăng trưởng “hai con số”

“Chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để lưu ý và làm tốt hơn trong giai đoạn sắp tới. Không được bi quan trước khó khăn, nhưng cũng không thỏa mãn với những gì đã...

Điều chỉnh tiến độ thực hiện một dự án ven biển phường Điện Dương đến hết năm 2026

Theo đề nghị của Sở KH-ĐT, ý kiến của UBND thị xã Điện Bàn và Sở TN-MT, UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án này đến tháng 12/2026 sẽ hoàn thành, đưa toàn bộ...

Hội An có hơn 100.000 chậu quật cảnh phục vụ Tết nguyên đán Ất Tỵ

Riêng xã Cẩm Hà có hơn 350 hộ trồng quật bán dịp Tết, với khoảng 71.000 chậu các loại. Đến thời điểm này, các nhà vườn trồng quật đã được các thương lái đến hỏi mua và đặt cọc...

Kiệu tết chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất