Powered by Techcity

Lan tỏa nghệ thuật tuồng

tg3.jpg
Học sinh Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ thi vẽ mặt nạ tuồng Ảnh VL

Khơi gợi tình yêu tuồng

Em Lê Quỳnh Như, lớp 4B Trường Tiểu học (TH) Phạm Phú Thứ (phường Điện Phương, Điện Bàn) cẩn thận tô từng nét vẽ trên chiếc mặt nạ vừa được phát.

Sau khoảng 30 phút, Quỳnh Như hoàn thành chiếc mặt nạ với gam màu đỏ chủ đạo, thể hiện sự cương trực của nhân vật trong nghệ thuật tuồng.

Lê Quỳnh Như là một trong 26 học sinh Trường TH Phạm Phú Thứ tham gia cuộc thi tô mặt nạ tuồng do Phòng VH-TT thị xã Điện Bàn phối hợp với phường Điện Phương tổ chức nhân sự kiện “Ngày hội quê nhà”.

Là quê hương của soạn giả tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nên cuộc thi vẽ mặt nạ tuồng trở thành sự kiện giúp khơi gợi trong mỗi học sinh ý niệm ban đầu về bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Em Nguyễn Hoàng Ngân – lớp 4A, Trường TH Phạm Phú Thứ chia sẻ, dù chưa bao giờ xem tuồng và cũng không hiểu tuồng là gì nhưng em vẫn cảm nhận được tính cách “hung dữ” hay “hiền lành” của nhân vật qua màu sắc chiếc mặt nạ.

“Em thích sự tươi sáng nên đã chọn gam màu xanh để vẽ mặt nạ tuồng của mình” – Hoàng Ngân nói.

Nhìn những đôi mắt trẻ thơ chăm chút từng nét cọ tại cuộc thi, mới thấy được sức hút của tuồng đối với những “họa sĩ” nhí này.

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ được xem là công cụ biểu diễn quan trọng và có tính ước lệ cao, góp phần tạo nên hồn cốt nhân vật, mang đến nhiều ấn tượng cho người xem.

Chính vì vậy, mặt nạ tuồng trên sân khấu thường được tô vẽ đậm nét, rõ ràng nhằm khắc họa cá tính nhân vật thiện, ác/thiện hoặc bi/hề… qua đó tăng sự biểu đạt của nghệ sĩ.

Nhờ những khuôn mặt này, khán giả có thể biết được tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật ngay từ khi diễn viên mới bước ra sân khấu.

Ông Phạm Văn Ba – Trưởng phòng VH-TT thị xã Điện Bàn khẳng định, thông qua cuộc thi sẽ giúp học sinh hiểu hơn về tuồng và yêu những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Từ đó, góp phần hình thành nên cảm xúc về tuồng cũng như gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nghệ thuật tuồng xứ Quảng.

Phát huy giá trị tuồng

Ngược dòng lịch sử, tuồng xứ Quảng (với không gian Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi) xuất hiện và phát triển từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18.

tg.jpg
Điện Bàn sẽ đưa các trích đoạn tuồng vào biểu diễn trong các sự kiện văn hóa của địa phương Ảnh VL

Mở đầu là sự ra đời và hoạt động của 2 gánh hát Đức Giáo (nay thuộc xã Quế Châu, Quế Sơn) và Khánh Thọ (nay thuộc xã Tam Thái, Phú Ninh) vào đầu thế kỷ 19.

Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1920, tuồng phát triển rực rỡ nhất với sự ra đời của rạp hát Chú Châu (Hội An), trường Tuồng Vĩnh Điện (Điện Bàn)… cùng một loạt trường tuồng khác ở Đà Nẵng như Miếu Bông, Chợ Mới, Nam Ô…

Điện Bàn là quê hương của những soạn giả tuồng nổi tiếng như Nguyễn Hiển Dĩnh, Tống Phước Phổ… Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật tuồng không chỉ giúp lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống mà còn hướng đến hình thành một sản phẩm du lịch.

Từ nhiều năm trước, Bảo tàng Điện Bàn đã trưng bày các trang phục, mặt nạ, đạo cụ tuồng… phục vụ khách tham quan nghiên cứu. Hiện nơi này vẫn phát huy tác dụng tốt như là nơi lưu giữ giá trị của một loại hình văn hóa truyền thống dân tộc.

Ngày nay, mặc dù tuồng không còn phát triển như xưa nhưng vẫn hấp dẫn, lôi cuốn đối với một bộ phận người dân và du khách.

Trong chương trình biểu diễn các trích đoạn tuồng diễn ra mới đây tại phường Điện Phương (Điện Bàn), chứng kiến sự quan tâm, hào hứng của người dân và du khách, ông Văn Bá Sơn – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL khẳng định: “Bên cạnh các tiềm năng lợi thế về vị trí, thiên nhiên, văn hóa, làng nghề… tuồng sẽ trở thành một sản phẩm, dịch vụ du lịch độc đáo nếu được trau chuốt, biên kịch gần gũi, dễ hiểu và phù hợp hơn với nhóm khách trẻ tuổi”.

Ông Phạm Văn Ba cho biết thêm, từ thành công của cuộc thi vẽ mặt nạ tuồng và sự đón nhận của người xem qua các vở trích đoạn đã gợi mở những ý tưởng lan tỏa tình yêu nghệ thuật tuồng đến các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ, học sinh.

“Trước mắt, đơn vị sẽ xây dựng báo cáo trình UBND thị xã đề xuất tổ chức biểu diễn các trích đoạn tuồng thường xuyên hàng năm. Ngoài ra cũng sẽ cố gắng đưa tuồng vào biểu diễn trong một số sự kiện văn hóa địa phương.

Đặc biệt, tham mưu UBND thị xã về việc phối hợp giữa Phòng VH-TT với ngành giáo dục thị xã định kỳ tổ chức cuộc thi vẽ mặt nạ tuồng trong trường học, qua đó giáo dục tình yêu nghệ thuật tuồng trong học sinh các cấp.

Đặc biệt, chúng tôi sẽ đưa nghệ thuật tuồng vào nội dung bảo tồn văn hóa phi vật thể trong Đề án văn hóa Điện Bàn đang được xây dựng” – ông Ba nói.

Nguồn

Cùng chủ đề

Quế Sơn tổ chức hội diễn nghệ thuật tuồng, dân ca

Hội diễn nhằm tạo sân chơi cho người yêu mến loại hình nghệ thuật sân khấu tuồng, dân ca, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống; đồng thời chào mừng...

Cùng tác giả

Kiến nghị bổ sung thêm một lớp bê tông nhựa dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án cải tạo, nâng cấp QL14E (đoạn km15+270 - km89+700) đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1070, ngày 4/8/2022 và Cục Đường bộ Việt Nam (chủ đầu tư) phê...

Bế giảng Lớp trung cấp lý luận chính trị K19 hệ tập trung năm 2024

Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Ban giám hiệu, đại diện lãnh đạo Văn phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, quý thầy cô giáo và toàn thể học viên lớp K19.Lớp trung cấp lý luận chính...

Ông Hoàng Thanh Lân được bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Hoàng Thanh Lân gửi lời cảm ơn đến Tổng Giám đốc, các đồng chí trong Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam...

Quảng Nam rà soát, phân loại nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở

Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai...

Cùng chuyên mục

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Hấp lực từ bảo vật văn hóa Champa

Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm mở cửa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã có báo cáo sơ bộ về lượng khách tham quan kể từ năm 1936 cho đến năm 2018. Trong đó, giai đoạn từ 2005...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất