Powered by Techcity

Lá thư thời chiến


di-cao-cua-nha-tho-liet-si-nguyen-trong-dinh-do-nha-bao-tran-mai-hanh-luu-giu.jpg
Di cảo của nhà thơ liệt sĩ Nguyễn Trọng Định do nhà báo Trần Mai Hạnh lưu giữ ảnh HÀ AN

Sống trọn vẹn

Theo tài liệu của cố nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh lưu lại, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Trọng Định là phóng viên Báo Nhân dân. Trọng Định hy sinh lúc mờ sáng ngày 26/8/1968, khi một trái pháo nổ gần, mảnh đạn sắc nhọn đâm thủng ba lô xuyên thẳng vào tim. Máu từ tim chảy theo đường đạn ướt sũng cả ba lô.

Trong ba lô đó, có những bút tích và di cảo, còn lại phác thảo bài thơ “Gửi em” thấm đẫm máu nhà thơ. Không một con chữ nào là không nhòa máu. Không thể nào đoán đọc được, dù chỉ một câu thơ.

Bức ảnh anh và người yêu bị thủng một chỗ ở nơi ngực trái của Định, vết máu loang ở đó. Những dòng cuối cùng trong nhật ký với nét bút vội vã, nguệch ngoạc: “… Em thương yêu! Anh đã xuống đồng bằng và ra mặt trận. Đã hiến thân cho cách mạng thì anh cũng đã hiểu rõ tất cả những gì cần thiết mà mình phải làm trong trận đánh quyết liệt này. Mong em Kim của anh trên đường đời luôn hạnh phúc. Và luôn trong sáng, đẹp đẽ như mối tình giữa đôi ta (….) dù anh có hy sinh thì em hãy coi đó là một niềm vinh dự, tự hào. Bởi lẽ anh thương yêu của em đã sống trọn vẹn với trách nhiệm một người con của Đảng. Hôn em. Anh ra mặt trận đây!”.

Đồng đội chôn vội anh bên dòng sông La Thọ ở xóm bà Dưa. Trước khi vào Nam, anh để lại câu thơ: Nếu phải đi trở lại/ Tôi đi lại đường này/ Cho dẫu con đường đó dẫn tới cái chết.

buc-thu-cua-duong-thi-xuan-quy_n.jpg
Bức thư của Dương Thị Xuân Quý ảnh HÀ AN

“Đường ra mặt trận vui ghê lắm”

Tháng 4/1968, nữ nhà văn, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý gửi con gái mới 16 tháng tuổi cho bà ngoại để vào chiến trường miền Nam, sau 1 năm chồng chị – nhà thơ Bùi Minh Quốc vào chiến trường.

Ngã xuống giữa tuổi 28 phơi phới thanh xuân, Dương Thị Xuân Quý để lại cho đời một số tác phẩm chính như “Về làng” (truyện ngắn đầu tay -1960), “Chỗ đứng” (tập truyện ngắn – 1968), “Hoa rừng”. Trong số kỷ vật của chị, có rất nhiều trang nhật ký kể về lòng trung thành, tinh thần bất khuất của nữ nhà báo kiên trung, xông mình vào lửa đạn, ghi lại những câu chuyện xúc động nhất của thời chiến.

Lá thư đề ngày 2/3/1969, gửi anh Tiến (Trần Tiến – Chu Cẩm Phong): “Tôi đi Xuyên Hòa kịp thời. Chiều 21/2/1969 thì tới Xuyên Hòa sau khi suýt chết vì tàu rà bắn rốc kết… Tôi định không lên Xuyên Phú. Nhưng ta đánh An Hòa như vậy mà mình ở cạnh, không lên thì vô lý quá. Tôi quyết định vượt đường lên Xuyên Phú… Xuyên Phú – Xuyên Hòa đánh mìn, đánh Mỹ đều giỏi. Tôi muốn viết một cái ký về Xuyên Phú, Xuyên Hòa, đợt tiến công đầu xuân này và một cái ký về Xuyên Châu…”.

Đêm 3/3/1969, từ dưới hầm bí mật của vùng đông Duy Xuyên, trong thư gửi nhà văn Chu Cẩm Phong, chị đã viết: “Tôi đã đến H2/K532 sáng nay. Đi xuồng hơi vất vả. Địch vừa phục và bắn chết 1 đồng chí của mình hôm kia và hôm qua bắn bị thương 2 đồng chí lúc qua đường… Nhớ gửi thư ngay cho tôi anh Tiến nhé”.

Nhưng rồi chỉ vài hôm sau, vào đêm ngày 8/3/1969, Dương Thị Xuân Quý anh dũng hy sinh tại thôn Thi Thại, xã Xuyên Tân (nay là Duy Thành), huyện Duy Xuyên, trong một trận càn quét ác liệt.

Thư gửi đồng đội

Nhà văn Chu Cẩm Phong tên thật là Trần Tiến. Năm 1964, tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc, anh về làm phóng viên Thông Tấn xã Việt Nam tại mặt trận Quảng Đà trong những năm chống Mỹ cứu nước. Anh hy sinh để lại cho đời gia tài đồ sộ, những trang nhật ký đầy máu lửa và thư gửi đồng đội, người thân yêu!

Ngày 9/11/1968, trong thư của Chu Cẩm Phong, gửi anh Cước, chị Tâm (bác sĩ): “Dẫu người có gầy và yếu hơn dạo trước, nhưng em vẫn làm việc rất hăng, rất xông xáo và vẫn ôm những hoài bão, vẫn mơ đến một ngày về Đà Nẵng, mơ đến một ngày trở lại những con đường Hà Nội có 2 hàng cây cao vút và những con đường rụng đầy lá sấu vàng… Em vẫn có thể thức trọn đêm, không hề ngủ một giây, để viết một cái truyện ngắn, một cái ký sự hay một bài báo. Và sắp đến em sẽ theo các đơn vị bộ đội viết các đợt tấn công mới ở Quảng Nam – Đà Nẵng”.

Trong thư gửi người yêu Huỳnh Thị Phương Liên ngày 1/4/1971: “…Anh sẽ mang theo hình ảnh đằm thắm, dịu dàng, ngọt ngào và tha thiết của em ra chiến trường cùng với những thương nhớ cháy bỏng trong tim anh. Anh sẽ đi xa, đến nơi đến chốn, sẽ sống xứng đáng. Anh không bao giờ muốn hai đứa mình là những kẻ tầm thường, tình yêu của mình chật hẹp… Yêu nhau chúng ta sẽ chiến đấu không mệt mỏi, suốt đời. Chúng ta càng yêu nhau càng nhìn vào những thằng giặc, đối diện với chúng mà ngang dọc”.

Đúng 1 tháng sau, anh đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và hy sinh bên dòng sông Thu Bồn…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/la-thu-thoi-chien-3151702.html

Cùng chủ đề

Thu Bồn – nguồn thiêng của lịch sử và nghệ thuật

Văn bia Chăm này được một viên Tham tá người Pháp, Edourd Huber, giáo sư tại Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp đã chịu khó Latinh hóa và dịch ra tiếng Pháp.Nội dung dịch nghĩa: Hoàng đế Parkàcdharma, vua...

Khánh thành công trình cổng Khu di tích Bộ Tư lệnh Quân khu 5

Tham dự có Thiếu tướng Đoàn Văn Nhất - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5; Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam - Lê Thị Thủy; đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự...

Cùng tác giả

Tin tức, dự báo giá cà phê ngày mai 7/4/2025 tiếp tụ đi ngang

Cập nhật giá cà phê trong nước ngày 6/4/2025 Thị trường Trung bình Thay đổi Đắk Lắk127,200-3,800Lâm Đồng126,000-4,200Gia Lai127,200-4,000Đắk Nông127,200-4,000Giá tiêu156,000+4,000USD/VND25,570-30Theo thông tin từ Giacaphe.com, vào lúc 18 giờ hôm nay 6/4/2025, giá cà phê...

Tiếp tục chuỗi sóng gió

Cập nhật chi tiết giá vàng hôm nay 6/4/2025 mới nhất ở thị trường trong nướcGiá vàng hôm nay 6/4/2025 ghi nhận một phiên giao dịch yên ắng trên toàn thị trường trong nước, đúng như đặc trưng của...

Quảng Nam thăng hạng chỉ số PAR INDEX, tụt hạng chỉ số SIPAS năm 2024

Sáng nay 6/4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo và công bố kết quả, xếp hạng chỉ số SIPAS, PAR INDEX năm 2024 của UBND các tỉnh, thành...

Đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với cây găng néo

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Cùng chuyên mục

Cây găng néo làng Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông) được công nhận Cây di sản Việt Nam

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với cây găng néo

Theo ông Đặng Huy Huỳnh, khi nhận hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nghĩ đơn thuần chỉ là một thực thể cây cổ thụ....

Cơ chế thuận lợi bảo tồn di sản

Đại diện các tổ chức này chia sẻ, thường họ sẽ dễ dàng đóng góp tài chính cho các dự án bảo tồn di sản văn hóa, trùng tu các di tích… do các cơ quan chuyên môn quản...

Học sinh trải nghiệm dập tranh giấy dó tại Bảo tàng Hội An

Đây là hoạt động trải nghiệm mới lạ, bổ ích, giúp học sinh tiếp cận các di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. ...

Nuôi dưỡng đam mê với văn hóa truyền thống

Đồng bào Cơ Tu hay bất kỳ các tộc người DTTS sinh sống ở núi cao đều tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Điều đó thể hiện tầm quan trọng không thể thay thế...

Điện Bàn bảo tồn hiệu quả các giá trị truyền thống

Ngày 12/3/2024, di tích mộ Phạm Phú Thứ (xã Điện Trung) và địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nâng tổng số di tích quốc...

Cây găng néo tại thôn Trà Tây (xã Tam Mỹ Đông, Núi Thành) được công nhận “Cây di sản Việt Nam”

Theo ông Trần Đình Khánh - Trưởng thôn Trà Tây, cây găng néo (dân địa phương gọi là cây đầu gành) tại khuôn viên lăng cô bác Đầu Gành có từ rất lâu đời, tính đến nay khoảng hơn...

Những đời thường của di sản

Và đó là căn nguyên để gia tài ảnh của Réhahn đặt tại Hội An mang tên “Di sản vô giá”, với phần lớn khung hình là con người cùng đôi mắt thăm thẳm, nụ cười lành hiền. Những...

Người Co gìn giữ bản sắc văn hóa từ bộ chuỗi cườm

“Người Co từ xưa đến nay luôn trân trọng chuỗi cườm, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay rất yêu thích bộ cườm với sắc màu rực rỡ. Trong các dịp lễ hội, phụ nữ Co tự tin...

Nặng nợ cùng văn hóa bản địa miền núi

Ý thức về làng ở đồng bào dân tộc thiểu số, thậm chí còn đậm hơn ý thức về cộng đồng tộc người. Bởi, các đặc trưng của văn hóa cộng đồng được phản ảnh trong không gian này....

Tin nổi bật

Tin mới nhất