Powered by Techcity

Khoai lang mắm mạy Kim Bồng

z5288393212418_d4f6673d0a772a23cf5c10df47b2711a.jpg
Khoai lang mắm mạy món thời thương khó Ảnh NH

Hơn 20 năm trước, xã Cẩm Kim hãy còn là ốc đảo. Con đò ngang chòng chành đưa tôi qua vùng đất bãi bồi đầy những ruộng lác vào lưng chiều đầy nắng. Những cây lác mọc tự nhiên đến khi sợi đủ già được cắt về dệt chiếu. Tôi đi dọc triền sông cát ướt. Từ những chỗ trũng rất nhỏ trên cát, những con mày mạy (cũng viết là mài mại) nhỏ xíu chui lên ngơ ngác nhìn. Nó giống loài cua đồng nhưng bé bằng mút đũa nên trông thật ngộ nghĩnh.

Gió nồm… đánh mạy

Theo mô tả của người dân địa phương, mày mạy giống như con còng con, thường sống ở vùng nước lợ cuối các dòng sông, Loài này có chân nhỏ, thân bằng đầu đũa màu trắng bạc. Thông thường, người dân bắt khi nó chạy lên bờ lúc nước cạn.

Ông bạn là dân Kim Bồng thứ thiệt ra vẻ… bí mật: “Còi trong câu ca dao kia nghĩa là còi cọc, là nghèo khổ. Còn khoai lang mắm mạy là thứ chi thì chút nữa sẽ biết”.

Những hàng dừa nước ngả nghiêng soi mình trên sóng nước. Có lẽ do gần cửa sông nên Kim Bồng nổi tiếng là vùng đất có nhiều loài thủy hải sản sinh trưởng. Điều này đã ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, nét văn hóa ẩm thực của cộng đồng dân cư tại đây. Món mắm mày mạy được xem là sự sáng tạo của vùng đất nghèo bốn bề sóng nước.

Ở làng Kim Bồng, không ai gọi là bắt mạy cả, phải gọi là đi đánh mạy mới đúng kiểu quê mình. Khi cơn gió nồm thổi suốt triền sông, nhà nào cũng chuẩn bị đồ nghề đi đánh mạy. Chủ yếu về muối mắm ăn quanh năm. Nếu có dư thì đem ra chợ bán…

Những gò bãi rộng ven sông thường là nơi có nhiều mạy sinh sống. Mà cái cánh đánh mạy của dân làng nơi này cũng độc đáo lắm! Chỉ mang theo chiếc cuốc để móc mương, đặt cái máng bằng bẹ chuối vào đó để hứng, làm rào và cái thúng lớn để đựng mạy. Mỗi lần đi xa hơn, thì dùng ghe chèo qua sông. Mỗi chuyến ghe chở chừng 2-3 người đi cùng.

Khi con nước trên sông bắt đầu rúng cạn làm lộ ra những gò bãi lấp xấp nước là lúc bọn mày mạy ngoi lên khỏi mặt đất, bò ra mép nước. Nắm được đặc tính này của bọn giáp xác tí hon, người đánh mạy đào một cái rãnh sâu khoảng gang tay, lấy bẹ chuối cắt đoạn dài khoảng 1m, bẻ gập và ghim lại hai đầu đặt xuống rãnh. Khi con mày mạy từ hang bò lên đi uống nước ngang qua sẽ rơi xuống bẹ chuối và không bò lên lại được do bẹ chuối trơn.

Mắm của thời khó

Cái máng hứng làm từ bẹ cây chuối sứ già ngó rứa mà cũng lắm công phu. Thông thường, buổi sáng phải đốn chuối, tách lấy bẹ, bó lại để chuẩn bị trưa đi đánh mạy. Người Kim Bồng cắt bẹ chuối hai đầu và gập lại một cách khéo léo để làm máng.

Sau khi đặt máng chuối xuống mương, tiếp tục lấy bẹ chuối đã chẻ đôi làm rào khum khum để đón mạy bò về phía máng. Thế là đã bày xong trận đồ đánh mạy. Chỉ còn ung dung vuốt râu ngồi chờ mạy rơi vào máng nữa mà thôi…

Quả nhiên tối hôm ấy, tôi được chiêu đãi món mắm mạy – món mắm mà người dân Kim Bồng, Cẩm Kim “coi hơn vàng”. Ông bạn tôi còn nói nhỏ: “Dạo ni mạy hiếm lắm, phải chạy quanh làng xin mới được chừng nớ đó”. Cả mâm cơm bốn người, chỉ có chén mắm nhỏ xíu nên ai nấy đều ăn dè để nghe vị giác dậy hương.

Cũng giống như làm mắm cua đồng, mày mạy đem về cho vào cối đá giã nát vắt lấy nước. Sau đó, hỗn hợp này được cho vào hũ, bỏ thêm chút muối và gừng tươi xắt nhỏ.

Những người làm mắm kinh nghiện đều cho rằng dùng nước mưa để lọc mắm thì mùi vị mắm mới đặc biệt thơm ngon.

Nếu muốn ăn xổi thì đem dang vài ba nắng hoặc đặt trên giàn bếp, sau vài ngày, mắm chín sực nức mùi của nắng vàng, lửa đỏ.

Nếu muốn để lâu, đem chôn mắm sâu dưới đất góc vườn; độ hai, ba tháng thì đào lên để ăn dần… Mắm mạy ăn với bún, cá hấp, với cơm đều “ngon nghẹn”, nuốt không kịp thở. Đặc biệt là đến mùa giáp hạt, gạo trong thùng không còn thì món khoai-lang-mắm-mại được liệt vào hàng… đặc sản.

Dễ chừng đã lâu lắm rồi, tôi chưa về lại Cẩm Kim. Ốc đảo bốn bề bao bọc bởi sông Thu Bồn giờ đã khoác chiếc áo du lịch. Làng quê bây giờ trù phú và hiện đại. Cây cầu bắc qua sông đã đưa những chuyến đò năm xưa trở thành quá vãng.

Có quá nhiều lý do để món mắm mạy gây thương nhớ một thời biến mất trong bản đồ ẩm thực đất Kim Bồng của Cẩm Kim. Hôm đón tôi về nhà chơi, ông bạn giờ đã lên lão gật gù tiếc nuối: Bữa ni mà tìm được chén mắm mạy để ăn e hơi còn khó hơn… lên trời!

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội An công nhận 16 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Theo đó, các sản phẩm được công nhận gồm đèn tre để bàn; bơ hạt dẻ cười; khay gỗ “Ý vị nét sen xưa”; ngũ cốc sen quê rang củi; bộ trang sức thẻ bài chòi từ gốm; bình...

Du khách Tây thích trải nghiệm ở làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng nằm ở hữu ngạn sông Thu Bồn, chỉ cách phố cổ Hội An có mấy nhịp bơi chèo. Ngôi làng của những người thợ mộc trứ danh xưa vốn là một gò nổi trên sông...

Cùng tác giả

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn

Chiều ngày 08/1/2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn trên cơ sở sáp nhập Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nông Sơn vào Ủy ban MTTQ Việt Nam Quế Sơn.Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn gồm 102 ủy viên, ông Phạm Đình Bảy được chỉ định giữ chức Chủ tịch, ông Đỗ Đình Hà, ông Thái Văn...

Ban Dân vận Thị ủy Điện Bàn triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 08/1/2025, Ban Dân vận Thị ủy Điện Bàn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Dân vận năm 2025.Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động năm 2024. Theo đó, năm 2024, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị đẩy mạnh thực hiện, phối hợp trong công tác dân vận. Cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả công tác...

10 sự kiện nổi bật THACO năm 2024

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Cùng chuyên mục

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Hướng mở từ ga Trà Kiệu

Trong năm 2024, đã có thời điểm Sở VH-TT&DL và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đặt quyết tâm khai trương, đón chuyến tàu đầu tiên ghé Quảng Nam nhưng vì một số lý do nên chưa thể...

Hội An đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan khu phố cổ

Theo đó, UBND TP.Hội An đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép thành phố được mở rộng đối tượng miễn phí tham quan khu phố cổ Hội An với đại biểu đến từ các địa phương trong nước...

Kết nối và lan tỏa

Hạt nhân lan tỏaVới danh hiệu Làng du lịch tốt nhất dành cho Làng rau Trà Quế và Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO đã mang đến cơ hội và đòn bẩy thúc đẩy du lịch Hội...

Hội An vào tốp 5 điểm đến tại châu Á có chi phí hợp lý nhất dành cho dân du mục kỹ thuật số

Theo đó, Travel Off Path nhận định, Hội An là vùng đất có sự giao thoa văn hóa, đặc sắc và là đô thị sở hữu nhiều tiệm cà phê với không gian thư thái, thích hợp làm việc...

Trao quyền cho cộng đồng

Điều này rõ nét nhất lại các làng quê, làng du lịch cộng đồng, làng nghề nổi tiếng như gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, kể cả làng dệt Zara (Nam Giang) khi hầu hết người dân đều...

Du lịch ” cộng sinh” nông nghiệp

Cách đây khoảng chục năm, khi du lịch nông thôn chưa được cổ xúy mạnh mẽ, Quảng Nam đã có những sản phẩm kết hợp hài hòa hai lĩnh vực này, như “Một ngày làm nông dân” tại Trà...

Trà Quế, từ cú hích làng du lịch tốt nhất

“Tuy nhiên làng du lịch tốt nhất không đồng nghĩa với việc Trà Quế đã là làng du lịch hoàn hảo. Việc được đưa vào mạng lưới các làng du lịch tốt nhất sẽ giúp Trà Quế có thêm...

‏Du lịch Đà Nẵng kỳ vọng thu hút gần 12 triệu lượt khách năm 2025‏

Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú Đà Nẵng phục vụ năm 2024 ước đạt 10,9 triệu lượt, tăng 32,4% so với năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 4,1 triệu lượt (tăng hơn 35%); khách...

Xây dựng đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm là một cụm đảo cách bờ biển Cửa Đại, Hội An khoảng 15km, gồm 7 hòn đảo với cảnh quan độc đáo và sự đa dạng sinh học vô cùng nổi bật. Năm 2005, Cù Lao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất