Powered by Techcity

Khi người Quảng vinh danh mỳ Quảng


to mi quang 2
Mỳ Quảng được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia<br >

Từ Tam Kỳ, một đồng nghiệp lâu năm điện ngược ra và thông tin với kiểu nói “lật đời” quen thuộc: “Cái món ăn dở ẹt đó mà cũng thành di sản rồi mi”.

Nghe đã muốn bật cười, bởi điệu bộ ngúng nguẩy ngang tàng mà con người xứ Quảng quen thể hiện, nó tràn trề trong giọng nói và điệu cười tưng tửng đó, cách “chê bai” không ai giống được nhưng thực sự là tự hào và hớn hở.

Có thể nói, mỗi người dân, mỗi vùng đất, thậm chí đến tận một cái xóm bé xíu xiu, cũng luôn có những niềm tự hào, lạc quan tôn vinh đến bất hủ, về món ăn, thức uống, thậm chí là thói lười biếng nào đó chỉ riêng có. Nét văn hóa bản địa, qua từng chi tiết, từng “mẩu vụn” đời sống ấy, mà tồn tại và thăng hoa hết đời này qua đời khác.

Người Quảng Nam lại là một trong những “xứ dân kỳ quặc” nhất, khi chuyên môn nói ngược, “nói lộn nói lại” về chính những gì mình yêu thích, mình tự hào. Bất cứ cái gì khiến họ vui sướng tận đáy lòng, rưng rưng nước mắt, cũng có thể trở thành câu chuyện tiếu lâm, cách pha trò hề hước làm người khác bật cười, bật cười để rồi cảm động, để rồi cúi đầu ngợi khen.

Như tô mỳ Quảng, món ăn dân dã có thể nhìn thấy ở bất cứ ngóc ngách nào của đời sống người dân xứ Quảng, dù ngay bản địa hay tít mù xa tận cao nguyên và hải đảo. Ở những góc chợ, ngõ phố nào đó, người ta nhìn thấy cái bảng hiệu “Mỳ Quảng” đặt ra, là sẽ thấy ngay một “ông Quảng Nam” nghênh nghênh mộc mạc, giọng nói cà rỡn khôi hài với gương mặt tỉnh bơ như không có gì lạ; một bà cụ, bà chị “Kuảng Nôm” nói từng câu trọ trẹ làm phát hoảng người khác mà bật cười thân ái đến lạ lùng.

Tô mỳ Quảng, bởi thế cũng như con người Quảng, ở đâu cũng giữ nguyên cái hồn cốt thô mộc giản đơn, kiểu gì cũng dung nạp được và cách nào chế biến cũng… ăn được, “không chết được mô mi”. Mỗi tô mỳ, là một biến thể trong vô vàn lựa chọn đậm chất dân dã, với rau lá tự nhiên, với tô chén tưởng như tùy tiện, và hương vị thức ăn đậm đà Trung bộ, chạm vào là đã thấy cả một không gian cuộc sống dí dỏm yêu thương.

nghe nhan mi quang
Nghệ nhân mỳ Quảng

Mỳ Quảng, được nhiều nhà nghiên cứu, các nghệ nhân sách vở, mô tả trong một lịch sử hình thành nhiều năm, rất nhiều năm trong lịch sử khai hoang khẩn đất từ phía nam đèo Hải Vân vào, theo bước chân những đoàn quân chinh phạt xứ Chiêm, rồi bám rễ chan hòa cùng đất và người để thành da thành thịt.

Tô mỳ là chứng nhân cho những giai đoạn gian khó nhất của đời người cơ cực, vỡ đất để mong tìm miếng ăn, với những nồi nước nhưn đầu tiên có thịt cá tôm cua gì đều bỏ vào, sao cho thật mặn, để dễ trộn nhầu với rau, với lá… thành món ăn đầy bụng, no ruột mà làm tiếp.

Sợi mỳ Quảng, là cái bánh tráng phơi còn chưa khô, tính dành cho những ngày mưa lúc đói, nhưng hiện hữu đương có là không còn gì để ăn, nên vơ lấy, xé ra mà trộn với nước nhưn cho qua bữa.

Dần dà, người dân thuần túy, những người mẹ, người vợ đảm đang đã chế biến, tinh tế hơn ở từng nồi nước nhưn, từng nhúm rau sống, từng lá mỳ được cán đầy…

Bao nhiêu mồ hôi công sức, bao nhiêu yêu thương chăm chút, đã đong đầy trong từng chút nâng niu ấy mà thành một món ăn, để người chồng người cha sau ngày dài vất vả, quay về có một bữa ăn no.

Mỳ Quảng, vì vậy có gì nấu đó, là một trong các thức ăn được chế biến tùy nhiên đa dạng nhất, gà vịt cũng có, heo bò cũng xong mà nếu chỉ là sợi mỳ lá chấm nước tương thôi cũng được.

Nhà nghiên cứu văn hóa Lê Tân (Huế), một người “thích đi ăn” tự nhận mình có duyên với nhiều món ăn truyền thống, của nhiều vùng đất, nhận xét rằng mỳ Quảng là một khối đa dạng, biến hóa khôn lường của các kiểu nguyên liệu dân gian, để rồi qua bàn tay khéo léo, tư duy độc đáo và nhất là cái tình thiết tha ở trong con người xứ Quảng, trong người phụ nữ Quảng Nam, trở thành mỹ vị dân gian, trở thành biểu trưng của chăm nom và thương mến.

Người Quảng đã thử đếm có bao nhiêu loại mỳ Quảng được tạo nên trong dòng chảy mấy trăm năm rồi, nhưng đến nay vẫn đang còn đếm, vẫn đang còn được người Quảng “cãi nhau” rằng gọi là mỳ hay mì…

Thời khắc hân hoan của người dân xứ Quảng khi món ăn bao đời của họ được lọt vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể, thật sự đáng ghi nhận, vẫn không phải từ sự tôn vinh ồn ào nào, mà là… cãi nhau, là qua cách thông tin trái khoáy trêu chọc không ngừng.

Phía sau những rổn rảng đó, là cõi lòng nhảy múa tưng bừng của những gì ước ao mong muốn, hy vọng sáng danh ẩm thực quê hương, là nước mắt bất chợt trào ra vì nhớ đến mẹ mình chiều nào nhóm bếp, ba mình trưa nào từ đồng về ngồi tréo ngoe ngay ngạch cửa mà ăn vội vàng tô mỳ cho kịp đã nư cái đói cồn cào.

Rằng mỳ Quảng hay bún bò Huế, rằng bánh hỏi xứ Nẫu hay tô don Trà Khúc, đều là dấu ấn trăm năm xương máu cha ông mà đúc kết nên hình, mà thấm đượm trong lòng mỗi người khi đoái nhớ về quê hương. Để người Quảng hôm nay, ngay giữa quê nhà lại nhắc đến quê nhà, và tận những nơi rất xa, lại tự hào gắp đũa trộn đều nhúm rau cùng nước mắm “rin” nhưn my, hồ hởi nói tếu lâm, hồ hởi khoe, đã có thêm một di sản trong lòng.

Quảng Nam vinh danh mỳ Quảng, hay mỗi con người Quảng Nam tự hào về ẩm thực quê hương, lại là dịp để tình nghĩa chan hòa lan tỏa, để mỗi người tự nhiên nói lại chuyện đã qua, và ao ước sẽ có thêm nhiều nữa, dấu ấn cuộc đời, dấu ấn tình người, với mỗi nơi đặt chân đến, đều chan hòa hai chữ yêu thương!



Nguồn: https://baoquangnam.vn/khi-nguoi-quang-vinh-danh-my-quang-3139409.html

Cùng chủ đề

Ăn mỳ Quảng sao Michelin

Song song với công việc của một người kinh doanh, hướng ra bên ngoài thì hành trình hướng về bên trong cũng gian nan không kém. Khi NU ĐỒ vừa thai nghén - cũng là hành trình của cô...

Trăm năm trong một tô mỳ

Hầu như, bất cứ người con nào sinh ra và lớn lên trên vùng đất Quảng Nam cũng đều yêu thích và biết chế biến món ăn mỳ Quảng. Chính vì vậy, nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh...

Mỳ Quảng, mở để phát triển chính mình!

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hệ nhưn của món ăn mỳ Quảng bắt nguồn từ hệ sinh thái rất đa dạng mà cộng đồng cư dân xứ Quảng sinh tồn từ bao đời nay.Vùng đất Quảng Nam bao...

Mỳ Quảng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trước đó, trong công văn gửi Bộ VH-TT&DL đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam", UBND tỉnh Quảng Nam cho...

Mỳ Quảng dẫn đầu tốp 100 món ăn ngon nhất Việt Nam theo Taste Atlas

Theo Taste Atlas, mỳ Quảng là món ăn đặc trưng gắn liền với người dân Quảng Nam. Đây cũng là một món ăn ưa thích của nhiều người dân ở Việt Nam.Thực khách có thể ăn mỳ Quảng cùng...

Cùng tác giả

Đảng bộ Tiên Mỹ (Tiên Phước) kỷ niệm 75 năm thành lập

Đảng bộ xã Tiên Mỹ khen thưởng cho các tập thể đạt giải tại hội thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử Đảng bộ xã và Giải cầu lông chào mừng Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ...

Đại biểu Quốc hội Quảng Nam góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Khoản 4 Điều 23 sửa đổi quy định quyền của người quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, người phát hành quảng cáo khi giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ...

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Cùng chuyên mục

Đôi tay lục tìm quá khứ

Mỗi ngày tôi thường lướt qua mấy tờ báo quen thuộc. Sáng nay gặp một bài viết về khảo cổ học trên báo Quảng Nam, lướt nhanh xuống tìm tên tác giả, tôi nhận ra một đồng nghiệp trẻ...

Giải bóng chuyền nữ, giải cầu lông chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Sáng ngày 8/11, Phòng GD-ĐT huyện Nam Giang tổ chức Giải bóng chuyền nữ, giải cầu lông chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024).Đây là hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, hưởng ứng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; góp phần nâng cao sức sáng tạo, tinh thần đoàn kết, thúc đẩy...

Đời sống rực rỡ của thổ cẩm

Còn có bộ sưu tập thời trang “Tơ hồng” của nhà thiết kế Thủy Nguyễn từng nhận được nhiều sự quan tâm với các bộ trang phục lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian của dân tộc Thái....

Tổ chức lễ húy kỵ Chánh Đô án vũ sứ lộ Thăng Hoa Phạm Nhữ Dực lần thứ 615

Ngày 21/11/2018, mộ Phạm Nhữ Dực được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2020, UBND huyện Quế Sơn đầu tư hơn 300 triệu đồng, cùng với nguồn kinh phí đóng góp...

Áo dài muôn nẻo

Ông Vắn Nhật Bíu, chủ tiệm, kể chuyện thường gặp: nếu du khách Nhật đến tiệm cùng với bạn người Việt thì y như rằng, người bạn Việt sẽ tư vấn cho bạn Nhật, yêu cầu tiệm cắt may...

Câu hỏi cho thánh Allah

Những ngày xa xứ, thầy cô và bạn bè người Hồi giáo đã dạy cho tôi về tôn giáo này. Thầy tôi thì dạy cả hai trường phái Hồi giáo Sunni và Shia, nhưng tôi được tiếp xúc với...

Cecile Le Pham Nữ doanh nhân làm văn hóa

Địa chỉ để lan tỏa giá trị văn hóaDi sản không chỉ để giữ gìn mà còn để lan tỏa giá trị. Đó là tâm nguyện của Cecile Le Pham. “Tôi muốn thành lập bảo tàng tại Huế vì...

Thầy Phan Đăng vừa đi xa…

Bất ngờ ông hỏi: “Mi còn uống rượu nhiều không?”. Tôi gật. Ông cười “Tau từ ngày nghỉ hưu, vẫn làm việc như lúc đang đi dạy. Hãy làm việc đừng để não đơ, trượt”. Lúc đó, tôi hỏi...

Từ địa văn hóa, nghĩ về Sa Huỳnh

Tuy nhiên, các dấu vết văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện cho thấy mật độ phân bố địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam khá đậm đặc, tập trung vào các gò đất,...

Tìm hiểu danh xưng Đồ Bàn, Chà Bàn

Nhận định của Hoàng Xuân Hãn cũng phù hợp với cách viết của các học giả người Pháp đầu thế kỷ 20. Trong bài nghiên cứu của Louis Finot (1904), khi nói đến các “tỉnh lớn” của Champa, tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất