Powered by Techcity

Khám phá tượng đá cổ Champa ở chùa Hòa Mỹ

image001.jpg
Cổng chùa Hòa Mỹ

Lập chùa thờ Phật

Theo các bậc cao niên ở thôn Hòa Mỹ, ban đầu, chùa được lập ra không phải do nhu cầu hoạt động tôn giáo, mà để thờ tượng Phật bằng đá.

Tượng được người dân trong thôn phát hiện tại gò Ông Kế (tên gọi khác là gò Cốc) và được nghinh về chùa. Việc trông nom quét dọn và hương khói trong chùa được cắt cử giao cho một người già trong làng.

Khoảng sau năm 1954, khi chiến tranh chống Pháp chấm dứt, phong trào Phật giáo ở chùa Hòa Mỹ mới được khơi dựng và phát triển, chùa được quan tâm, trùng tu. Tuy nhiên, tới giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa lại bị chiến tranh tàn phá, pho tượng đá cổ bị dãi dầu mưa nắng giữa trời.

Đến năm 1980, một số đạo hữu có tâm huyết đã đem tranh, tre dựng tạm cái lều để che mưa nắng cho pho tượng và có nơi để hương khói. Và tháng 6 năm 1991, chùa được khởi công tu sửa nền móng cũ, xây dựng lại bằng gỗ, lợp ngói, hình thành nơi sinh hoạt, hội họp và tổ chức các lễ trong năm của Phật giáo.

image002.jpg
Chính điện chùa Hòa Mỹ

Hiện nay, ở chính điện chùa có 3 gian thờ 3 pho tượng. Gian chính giữa chùa thờ một tượng đồng khá lớn, gian bên phải thờ bức tượng gỗ tạc tư thế đứng của Quan Thế Âm Bồ Tát và gian bên trái thờ pho tượng Phật bằng đá nguyên khối thời Champa. Đây cũng là pho tượng được phát hiện hơn 150 năm trước tại một gò đất nằm cách chùa 1km về hướng đông nam.

Pho tượng ngồi, chân buông thẳng, bàn tay đặt trên đầu gối, đầu hơi nghiêng, mắt thăm thẳm, đầu có unisa thể hiện bằng mớ tóc.

Tượng mặc một chiếc áo dài rộng, có những nếp gấp bằng và song song phủ xuống tận bàn chân; trên vai trái có thêm một vạt nhỏ. Phía sau pho tượng có bệ điêu khắc hình lá đề, bị nứt nhỏ vị trí tiếp giáp giữa phần bệ đỡ phía sau lưng tượng với tượng.

Nét nhân chủng thể hiện rõ nhân chủng Chăm với cung mày nổi cao liền nhau, mũi to bè, môi dày, có ria mép, khuôn mặt vuông vức. Đặc biệt, bộ tóc tạo bởi các vòng tóc xoáy ốc và chiếc u sọ (unisa), vẫn toát lên mạnh mẽ và dữ dội như các khuôn mặt khác của phong cách tượng đá Champa.

image003.jpg
Tượng Phật bằng đá chùa Hòa Mỹ

Để đáp ứng nhu cầu của dân làng, ông Võ Văn Nhượng đã hiến cả khu đất rộng hơn một mẫu cho làng làm chùa. Ông Võ Văn Nhượng sinh đầu thế kỷ 19, thọ trên 100 tuổi và được vua Thành Thái sắc tứ hai chữ “Thọ dân” hàm Thăng Bình Nhân Thụy.

Năm ông Võ Văn Nhượng hiến đất xây cất ngôi chùa khoảng giữa thế kỷ 19. Bước tượng cho đến nay đã được phát hiện và thờ cũng hơn 150 năm. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu và công bố về bức tượng này.

Gạch Chăm ở gò Ông Kế

Sau khi phát hiện chùa Hòa Mỹ có thờ bức tượng Phật Champa, chúng tôi đã tìm kiếm lại khu vực gò Ông Kế – nơi trước đây phát hiện bức tượng. Tuy nhiên, các cụ cao niên trong làng đều không biết rõ vị trí của khu đất này.

Sau khi tìm kiếm vị trí các khu gò ở giữa làng Hòa Mỹ và Phú Trạch, chúng tôi đã tìm thấy địa điểm khu gò lớn với diện tích khoảng 2,8 ha, nằm cách chùa Hòa Mỹ 1km về phía đông nam.

image004.jpg
Gạch Chăm ở Gò Ông Kế

Trước đây, khu gò có nhiều nhà dân. Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ các hộ dân trên gò đã chuyển đi những khu vực thuận tiện hơn để sinh sống.

Diện tích gò hiện được dùng làm nghĩa địa nhỏ cùng với canh tác keo. Bề mặt gò nhiều cây bụi mọc hoang rậm rạp. Trung tâm là một cây xoài lớn, linh thiêng, người dân địa phương rất sợ, không dám động chạm, chặt phá.

Trên bề mặt gò này, chúng tôi đã phát hiện được nhiều mảnh gạch Chăm vỡ vương vãi trên một diện tích khá lớn. Ông Nguyễn Văn Một – hiện sống cạnh khu gò cho biết, trước đây trong quá trình rà sắt, đào tìm kim loại, khi đào xuống độ sâu khoảng 60-80cm phát hiện ở gò có khá nhiều gạch Chăm (dân địa phương gọi là gạch Hời). Gạch được xây dựng dày thành hàng lối và khu này trước đây có tên là gò Ông Kế.

Đoàn nghiên cứu cho rằng, gò Ông Kế có thể là phế tích của kiến trúc thờ Phật thời Champa. Hiện trong lòng đất còn có dấu tích kiến trúc, vì vậy, thời gian tới cần có những cuộc thăm dò, khai quật để làm rõ hơn quy mô và mối liên hệ giữa kiến trúc này với những di tích khác cùng thời thuộc văn hóa Champa.

Tượng Phật chùa Hòa Mỹ và dấu vết phế tích kiến trúc ở gò Ông Kế là những phát hiện mới quan trọng trong việc nghiên cứu Phật giáo thời Champa trên vùng đất Quế Sơn nói riêng và nghiên cứu lịch sử Champa nói chung.

Trong tương lai, thiết nghĩ cần có thêm những cuộc thăm dò, khai quật, nghiên cứu, lý giải về các dấu tích này và phương án đăng ký cổ vật, bảo vật quốc gia nhằm bảo vệ pho tượng cổ.

Tượng Phật chùa Hòa Mỹ là pho tượng Chăm còn nguyên vẹn, có tư thế tạc Phật ngồi, theo kiểu Âu châu, giống với tượng Phật Đồng Dương, phát hiện trong Tháp trung tâm năm 1902, tượng bằng đá sa thạch cao 158cm; hiện trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (ký hiệu BTC 138-13.5). Tư thế ngồi theo kiểu Âu châu này cũng là tư thế chưa từng có trong các tượng Phật ở Ấn Độ và Nam Á, hiếm thấy trong nghệ thuật tạc tượng của Trung Quốc.

Theo Trần Kỳ Phương – Nguyễn Thị Tú Anh trong bài viết Giải mã Phật viện Đồng Dương – Nhìn từ cấu trúc của Thai tạng giới mạn-đà-la Mật tông lý giải: pho tượng Phật ngồi hai chân buông thõng, có thể suy luận rằng đây là Phật A-di-đà bởi vì ngài có liên đới với Bồ-tát Lakṣmīndra-Lokeśvara là thần chủ của Phật viện Đồng Dương được xưng tụng trong minh văn của vua Jaya Indravarman.

Nguồn

Cùng chủ đề

Sáp nhập Liên đoàn Lao động huyện Nông Sơn vào Liên đoàn Lao động huyện Quế Sơn

Đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã công bố quyết định sáp nhập LĐLĐ huyện Nông Sơn vào LĐLĐ huyện Quế Sơn kể từ ngày 1/1/2025; chấm dứt hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban...

Quế Sơn công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Quế Lộc (mới)

Ông Đinh Nguyên Vũ - Bí thư Huyện ủy Quế Sơn ghi nhận và biểu dương những kết quả Đảng bộ xã Quế Lộc và xã Sơn Viên đạt được thời gian qua; đồng thời cho rằng việc Đảng...

Quế Sơn công bố quyết định thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện

Quyết định thành lập Trung tâm Chính trị huyện Quế Sơn trực thuộc Huyện ủy, biên chế gồm 2 viên chức và 2 hợp đồng lao động. Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hằng được bổ nhiệm làm Phó Giám...

Quế Sơn bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt HĐND và UBND huyện

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Đinh Nguyên Vũ - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quế Sơn và ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cam kết sẽ cố...

Công bố quyết định thành lập Đảng bộ huyện Quế Sơn (mới)

Tại buổi lễ, đồng chí Phan Văn Bình đã công bố Quyết định số 1754 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về việc điều động ông Nguyễn Phước Sơn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Chính quyền và Công đoàn tỉnh Quảng Nam thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phối hợp.Ông Bửu cho biết, năm 2025 Quảng Nam đứng trước nhiều thách thức...

Mặt trận Quảng Nam phát huy kênh truyền thông báo chí

Quan tâm, tuyên truyền đậm nét một số nội dung, chủ điểm lớn như: Hội nghị gặp mặt cán bộ, công chức chuyên trách công tác mặt trận (từ 1997 đến nay); hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ,...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Cùng chuyên mục

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Hai bộ gia phả quý

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.Ông mất năm 1409, táng...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất