Powered by Techcity

Kết nghĩa Kinh – Thượng: Thầm lặng “người trung gian”


ket-nghia-hxh.1(1).jpg
Những mặt hàng đồ gốm đồ đồng có xuất xứ từ vùng xuôi

Quý của, tin người

“…Nhà anh rộng lớn và đầy những ché,/ Anh là thợ săn giỏi nhất xứ/ Và các rẫy của anh là những rẫy đẹp nhất/ Gà trống sẽ thỏa thuận cho chúng ta/Và anh sẽ đưa em vào trong rừng/Bất cứ ai muốn ngăn cản anh/Sẽ bị mũi giáo của anh đánh hai mươi lần”.

Bài hát ca ngợi ché (jớ/chớ) của đồng bào Cơ Tu được nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương dẫn theo tài liệu của Le Pichon (tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hué đăng từ năm 1938) đã hé lộ gia sản “đầy những ché” của họ. Nhưng cung đường mà ché phải “đi” qua, từ miền xuôi lên miền ngược, trước khi được xếp ngay ngắn và trang trọng bên trong ngôi nhà của người Cơ Tu thì đang “ẩn giấu”. Sau này, ché và các mặt hàng gốm sứ còn hiện diện nhiều hơn trong sinh hoạt động cộng đồng của đồng bào thiểu số vùng cao.

Để có được ché đẹp, người Cơ Tu phải xuống các chợ vùng xuôi trao đổi với những bạn hàng thân thiết/kết nghĩa (pr’đì noh) người Kinh. Trong công trình “Nghệ thuật Champa – Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền – tháp” (NXB Thế giới 2021), nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cho rằng mỗi gia đình Cơ Tu đều có nhu cầu sưu tập nhiều ché, cho nên họ có những mối buôn bán thân quen riêng được xem như bạn bè/anh em để thường xuyên trao đổi sản vật này.

Cộng đồng ở vùng cao khác cũng có nhu cầu tương tự. Nhưng trước hết, họ phải có sản vật tương đương để đổi chác, hoặc có tiền. Trong câu hát ru của bà mẹ Ca Dong ở Quảng Nam do nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn (Tần Hoài Dạ Vũ) sưu tầm được, thấy có công đoạn kiếm tiền để mua hàng, mua quà:

“…Con đừng khóc nhiều lắm/ Đau miệng của con/ Con đừng khóc nhiều/ Cha của con đi chặt quế/ Đi bán ở Trà My Mua đồ về cho con”. (Nguyễn Văn Bổn, Văn học dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập 3).

Khảo tả của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương về mạng lưới trao đổi hàng hóa miền xuôi – miền ngược, trong quá khứ, người Cơ Tu gùi hàng xuống các chợ lớn như Hà Tân, Ái Nghĩa, Túy Loan… để đổi các loại ché, chiêng. Ngược lại, các bạn người Kinh cũng thường mang hàng lên tận các làng xa để bán, đổi. Thông thường, việc tiếp thị mặt hàng cao cấp như ché quý được các “mối lái” trung gian giới thiệu.

Tất nhiên, họ là người được tin cậy. “Vì ché là mặt hàng cao cấp, cho nên muốn trao đổi ché, thông thường phải qua người trung gian. Họ là những người có thể giao tiếp bằng tiếng Cơ Tu hoặc tiếng Kinh. Người Cơ Tu gọi người trung gian là “ador lướt dơl”, nghĩa là người đi bán hàng. Người trung gian có thể là người Kinh hoặc người Cơ Tu. Khi biết tin có người cần mua ché thì họ sẽ trực tiếp hướng dẫn người cần mua đến gặp người cần bán để xem ché, sau đó hai người thảo luận việc trao đổi với nhau” (Trần Kỳ Phương, Sđd).

“Người vận chuyển” ở đại ngàn

Trên sông Cái thượng nguồn của sông Vu Gia, cách Bến Giằng khoảng 30km có bãi cát lớn mang tên “Bãi Trầu” – từng là chợ phiên sôi động, nay thuộc địa phận xã Đại Đồng (Đại Lộc). Có nhân chứng cho hay người miền xuôi mang lên đây các mặt hàng thông dụng như mắm muối, chiếu, vải… để đổi lấy trầu nguồn, mật ong, vỏ cây chay (để ăn trầu). Còn với người Cơ Tu, nếu muốn có được mặt hàng giá trị hơn như ché, chiêng, nồi đồng, mâm đồng… họ phải gùi hàng xuống tận các chợ trung du Hà Tân, Hà Nha, Ái Nghĩa để đổi hoặc mua.

ket-nghia-hxh.2.jpg
đã trở thành tài sản riêng và hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam Ảnh HXH

Theo thời gian, mối quan hệ Kinh – Thượng càng gắn kết, nhất là qua con đường giao thương. Cũng chính vì vậy, từ đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp lập đồn An Điềm (khu vực giáp ranh giữa vùng trung du Đại Lộc với vùng cao Hiên – Giằng) để đưa ra chiêu bài nới rộng tự do giao lưu buôn bán, âm mưu dụ dỗ đồng bào thiểu số miền núi. Sâu xa hơn, kẻ địch muốn giảm thiểu tầm ảnh hưởng của giới thương lái người Kinh tại các ngõ nguồn sông Bung, sông Cái.

Đến giữa những năm 1950, một số thương lái Kinh được người Cơ Tu tôn xưng “cha” hay “bác” do có mối quan hệ mật thiết. Như “cha Lạc”, “cha Bốn” ở chợ Ái Nghĩa; “cha Sương”, “cha Lâu”, “cha Trường” ở chợ Hà Tân và Hà Nha; “bác Đề” ở chợ Túy Loan. Cũng theo công trình nghiên cứu của tác giả Trần Kỳ Phương (đã đề cập), người được gọi “bác Đề” ở chợ Túy Loan có tên đầy đủ là Mai Đề, sinh năm 1913.

Tháng 4/1975, khi biết tin ông bị triệu tập làm việc với chính quyền cách mạng (vì từng là nhân viên an ninh của chế độ cũ), nhóm người Cơ Tu ở vùng Trung Man kéo xuống xin. Họ lập luận rằng, trong thời kỳ chống Mỹ, nếu không có sự trợ giúp của “bác Đề” thì họ không thể mua được thực phẩm, thuốc men để tiếp tế cho cán bộ cách mạng hoạt động trong vùng… Sau lần thỉnh nguyện đó, “bác Đề” được trả tự do, thậm chí làm việc cho một hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ở Hòa Vang và tiếp tục mua bán lâm sản với người Cơ Tu ở Trung Man cho đến khi mất (năm 1988).

Đôi khi, “người vận chuyển” cũng gặp chút ít rủi ro do có mâu thuẫn về quyền lợi, chủ yếu vì giá cả trao đổi hàng hóa không sòng phẳng. Từng có vụ trả thù xảy ra vào khoảng những năm đầu 1920 (theo lời kể của cụ Quách Xân, một cán bộ lão thành cách mạng) đối với một thương lái tên là “mụ Tâm” ở chợ Hà Nha. Nhưng mâu thuẫn kiểu này không nhiều, mà phần lớn “người trung gian” luôn được tôn vinh, tin cậy, gửi gắm. Họ xứng đáng được nhắc tên trong tổng hòa các mối quan hệ kết nghĩa Kinh – Thượng ở xứ Quảng.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/ket-nghia-kinh-thuong-tham-lang-nguoi-trung-gian-3145318.html

Cùng chủ đề

Tựa núi, kết tình anh em…

Các huyện miền núi Quảng Nam đều khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng. Sự không đồng nhất về đặc điểm tự nhiên tạo nên những khác biệt trong cuộc sống thực tế và trong văn hóa ứng xử....

Đông Giang nỗ lực bảo tồn văn hóa Cơ Tu

Đến ngày 25/10/2023, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 28 thông qua “Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu gắn với phát triển du lịch trên...

Kết nối tộc họ trong cộng đồng miền núi

Phát huy tinh thần đoàn kết, ngày nay, hàng nghìn hộ đồng bào DTTS nghe theo chủ trương của Đảng, góp sức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều công trình gươl, moong, nhà sàn truyền...

Người Cơ Tu vui hội nhập làng đón khách

- Cộng đồng Ta Lang cùng vào hội nhập làng: ...

Cùng vui hội làng Aró

Ông Bríu Hùng - Trưởng phòng VH-TT huyện Tây Giang cho biết, địa phương luôn chú trọng đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu,...

Cùng tác giả

Quảng Nam: địa điểm thành lập đội du kích Vũ Hùng được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh  

Sáng 12/12, tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành công bố và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với “Di tích lịch sử địa điểm thành lập đội Du kích Vũ Hùng, tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam”.Ghi nhận ý nghĩa lịch sử to lớn của di tích, ngày 20/11/2024, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định công nhận, xếp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Địa...

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong cựu chiến binh huyện Duy Xuyên

Thực hiện công tác nghĩa tình đồng đội, Huyện hội vận động các cơ quan, đơn vị trong và ngoài huyện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 4 nhà nghĩa tình đồng đội cho hội viên và đối tượng...

Độc đáo tranh gỗ 3D Quế Lâm

Năm 2023, cơ sở của anh Quý được chính quyền huyện Nông Sơn hỗ trợ 120 triệu đồng từ nguồn kinh phí của chương trình khuyến công để mua máy CNC.Theo anh Quý, từ khi ứng dụng máy móc,...

Rà soát, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước trực tiếp quản lý

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 5/12/2024 và thay thế Quyết định số 27, ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ...

Cùng chuyên mục

Đâu hồn xưa phố cũ Hội An?

Cô bảo với tôi rằng, cô đồng ý nhà cổ Hội An, chợ Hội An, lẫn miếu mạo đền thờ còn lưu lại ký ức rêu phong của Faifo - tên cũ của Hội An xưa. Nhưng câu chuyện...

Tựa núi, kết tình anh em…

Các huyện miền núi Quảng Nam đều khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng. Sự không đồng nhất về đặc điểm tự nhiên tạo nên những khác biệt trong cuộc sống thực tế và trong văn hóa ứng xử....

Đông Giang nỗ lực bảo tồn văn hóa Cơ Tu

Đến ngày 25/10/2023, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 28 thông qua “Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu gắn với phát triển du lịch trên...

Xét chọn Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư...

Chiều ngày 10/12, Hội đồng sơ khảo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã họp xét chọn Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2023-2024.Theo Kế hoạch số 37-KH/BTGTU, ngày 23/7/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về phát động Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật,...

Đoàn công tác Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại huyện Duy Xuyên

Tại buổi làm việc, đại diện Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo huyện Duy Xuyên đã thông tin những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; những hoạt động, sự...

Quế Sơn tổ chức hội diễn nghệ thuật tuồng, dân ca

Hội diễn nhằm tạo sân chơi cho người yêu mến loại hình nghệ thuật sân khấu tuồng, dân ca, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống; đồng thời chào mừng...

Công nhận thêm 7 nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. Thời gian qua, Quảng Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm tìm...

Bảo quản văn khắc trên đá

Tại Việt Nam, có thể nghiên cứu bảo tồn bằng công nghệ nano. Đây là công nghệ còn mới mẻ, mới đưa vào ứng dụng mang tính thể nghiệm tại vài di tích của nước ta.Tạo ra các bản...

Ca dao, dân ca – nhìn từ giao thoa vùng Nam Ngãi

Từ phương ngữ...Theo chiều dài lịch sử dân tộc, dễ thấy sự giao thoa văn hóa - ngôn ngữ các địa phương thường diễn ra theo chiều từ Bắc vào Nam. Nhưng với Quảng Nam và Quảng Ngãi, chúng...

Hội thảo về di tích Nam Thịnh Sơn Trang

Sáng ngày 6/12, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) lấy ý kiến các nhà chuyên môn, các bậc cao niên về thông tin tư liệu liên quan đến di tích Nam Thịnh Sơn Trang ở thôn Quý thạnh 2, xã Bình Quý để hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên xếp hạng di tích cấp tỉnh.Tại hội thảo, đã có 15 ý kiến đóng góp. Một số ý kiến cho rằng: vai trò, vị trí của chí sĩ Tiểu La-Nguyễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất