Powered by Techcity

Huyền sử những bến sông trên lối về cố quốc


1(1).jpg
Bến ngự trên sông Cổ Cò cạnh chùa Quán Thế Âm ở Ngũ Hành SơnẢnh HXH

Lối về mở dấu…

Đoạn sử chép lại sự kiện từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1307 trong “Đại Việt sử ký toàn thư” kèm lời bàn của sử thần Ngô Sĩ Liên được hậu thế tiếp nhận với không ít điều ngờ. Tháng 5, vua Chế Mân mất, tháng 10 vua Trần sai Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung và An phủ sứ Đặng Văn sang Chiêm Thành tìm cách đón công chúa Huyền Trân về nước.

Đoàn của Trần Khắc Chung mượn cớ làm lễ viếng, lập kế ra bờ biển làm lễ chiêu hồn rồi sẽ lên đàn thiêu. Giới sử học có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong “Việt Nam sử lược”, sử gia Trần Trọng Kim viết ngắn gọn: “(Vua Trần) Anh Tông được tin ấy, sai Trần Khắc Chung giả mượn tiếng vào thăm để tìm kế đưa công chúa về”. Trong một công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, giáo sư Lê Thành Chơn cũng nhắc: “Trần Anh Tông cấp tốc phái một vị tướng tới Vijaya và dùng kế cướp được công chúa đưa về Thăng Long bằng đường biển”…

Đường biển được lựa chọn và chép lại. Nhưng đó là lối nào, ngang qua đâu, dừng đâu? Chính sử không chép càng thôi thúc các nhà nghiên cứu.

Quay về bằng đường biển, gồm cả soái thuyền của Trần Khắc Chung, thì có lẽ không ổn vì “vướng” gió. Ít nhất phải chờ đến khi nồm rộ. Quy luật gió mùa từng được nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường phân tích rõ. Gió mùa đông bắc từ tháng 10 âm lịch đến tháng 3. Gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 9, uốn theo hình dạng bờ biển miền Trung thành gió đông nam (gió nồm). Khoảng giữa là thời lặng yên hoặc gió nồm nhẹ (đông đông nam)… “Tháng giêng động rài, tháng hai động tố, tháng ba nồm rộ, tháng tư nam non”, ngư dân miền Trung cũng thừa kinh nghiệm.

“Dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về”, một nghi vấn treo lơ lửng vì hải quân Chiêm lúc ấy nổi danh thiện chiến. Vậy là có một giả thuyết khác: thuyền lớn của quân nhà Trần vẫn đậu chờ gió nồm, còn thuyền nhẹ cùng đoàn tùy tùng đi theo đường riêng.

Nhưng họ đi theo lối nào? Tương truyền, đoàn giải cứu Huyền Trân công chúa rời kinh thành Vijaya (Đồ Bàn, Bình Định) ra bắc, vào cửa Đại rồi theo Lộ Cảnh giang (sông Cổ Cò) men ra Đà Nẵng, có dừng lại gành đá Nam Ô một thời gian. Nhà nghiên cứu Đặng Phương Trứ, người có nhiều công trình về Huyền Trân công chúa, còn nêu kiến giải táo bạo hơn: Đoàn tùy tùng có thể đi đường bộ, băng qua các động Chiêm trước khi đến Quảng Nam rồi xuôi dòng Trường Giang ra Hội An, theo Lộ Cảnh giang ra cửa Hàn…

Bến sông xưa nay đâu?

Lối về cố quốc, nếu theo đường sông vừa “phác thảo”, đã lưu dấu ít nhất 2 bến đò: trên sông Cổ Cò và gành Nam Ô.

3(1).jpg
Miếu Bà dưới chân ngọn Kim Sơn Ảnh HXH

Đoạn sông Cổ Cò chảy trước chùa Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn từng có bến sông. Dân gian gọi là “bến ngự” – sau 3 lần vua Minh Mạng ngự du Ngũ Hành Sơn bằng đường thủy. Nhưng lùi xa hơn, ngót 5 thế kỷ, nếu đoàn thuyền nhẹ của Huyền Trân công chúa trên đường về có dừng ghé thăm Ngũ Hành Sơn, thì khu vực này hẳn có bến sông lớn. Cũng có giả thuyết bà chúa dừng ở Ngũ Hành Sơn từ trước đó, năm 1306, trên hành trình đưa dâu kéo dài 1 tháng.

Liệu có dấu tích gì cho thấy bến sông này từng đón Huyền Trân công chúa?

Quãng năm 1980, khi ông Đặng Phương Trứ cùng nhóm nhà nghiên cứu đi thăm ngọn Kim Sơn và chùa Thái Sơn, có vị bô lão kể trước đây dân làng lưu giữ chiếc cáng (đòn khiêng), tương truyền là cáng của Huyền Trân công chúa. Tiếc là theo thời gian và chiến tranh, chiếc cáng thất lạc. Gần vách đá ở ngọn Kim Sơn cũng có “miếu Bà”, mà nhiều người tin là miếu thờ Huyền Trân công chúa…

Tôi vừa tìm đến viếng ngôi miếu. Từ bến sông (bến ngự) đang xây cầu tàu cạnh chùa Quán Thế Âm, nhìn về phía đông có ngọn Kim Sơn sừng sững, tựa lưng vào vách núi có chùa Thái Sơn. Lối đi bên hông chùa Thái Sơn, có tấm biển đá khắc chữ “Miếu Bà”. Cuối lối đi ấy khoảng 50 mét là miếu thờ. Theo lời kể, nơi này thờ Huyền Trân công chúa. Miếu cũ xây bằng gạch Chăm cổ, có văn bia, đã hư hại. Miếu hiện tại được trùng tu vào năm 2007.

Gành Nam Ô cũng có ngôi miếu vọng mà nhiều bô lão tin là miếu Huyền Trân công chúa. Tương truyền Huyền Trân công chúa trú ẩn tại đây, chờ đoàn thuyền lớn của Đại Việt thuận gió giương buồm ra Bắc. Đến một ngày, gió nồm trỗi lên, đoàn thuyền lớn ra tới, Huyền Trân công chúa theo thuyền nhẹ rời bến sông… Bến sông ấy không có tên, ông Đặng Phương Trứ bảo thế và nhẩm đọc câu ca xưa như chất chứa tâm tư của nàng công chúa Đại Việt:

Chiều chiều ra ngó Hải Vân
Chim kêu gành đá gẫm thân lại buồn.

Ra “ngó” Hải Vân thôi, tức đứng dưới gành đá này mà nhìn về phương Bắc, vướng núi.

Kể từ năm 2017, hội đua thuyền trong lễ hội Quán Thế Âm tại Ngũ Hành Sơn bắt đầu tái hiện cảnh quân Chiêm Thành đuổi theo đoàn thuyền Trần Khắc Chung, các đội đua hào hứng tranh đoạt cờ để cứu Huyền Trân công chúa. Ngoài gành đá Nam Ô, từng có người nảy ý dựng tượng Huyền Trân công chúa, mượn ngôn ngữ điêu khắc để kể về “mối tình” Huyền Trân – Trần Khắc Chung.

Ông Đặng Phương Trứ thì không nghĩ vậy. Từ huyền sử, ông muốn vẽ lại hành trình rời đất Chiêm của Huyền Trân công chúa trong sự tương quan hợp lý về địa lý, thời gian, thời tiết… “Để làm gì? Để “đẩy” bà chúa của mình ra khỏi những lời đàn hặc thông dâm của sử thần”, ông bộc bạch.

Dòng thời gian mờ mịt quá, chỉ còn lại huyền sử với những bến sông bồi lở, và tấc lòng của hậu thế.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/huyen-su-nhung-ben-song-tren-loi-ve-co-quoc-3148233.html

Cùng chủ đề

Tiếng thở khẽ của những dòng sông

Hạt nhân để thúc đẩy liên kết Hội An - Điện Bàn - Duy Xuyên chắc chắn là sông Thu Bồn. Một phần quan trọng trong chiến lược thúc đẩy du lịch đường sông của Đà Nẵng giai đoạn...

Bến hiền, thuyền đậu…

Lễ cúng thường diễn ra vào buổi chiều, được tổ chức bài bản, có ban tế lễ và sự tham dự của cộng đồng cư dân. Người được chọn làm chánh tế phải là người am hiểu văn hóa...

Góp ý thiết kế đô thị tuyến ven biển, ven sông Cổ Cò

Trong đó, người dân phải là đối tượng thụ hưởng chính những tiện ích từ quy hoạch mang lại. Cụ thể, đồ án cần chú ý đến những tiện ích, không gian sống cộng đồng như công viên, trường...

Mấu chốt là xác minh nguồn gốc đất

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết cho rằng, một điểm thuận lợi khi khởi động lại dự án nạo vét đoạn tuyến này là quy hoạch không chồng lấn hiện trạng với bất kỳ dự án nào...

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết kiểm tra Dự án nạo vét sông Cổ Cò và Khu đô thị Đại...

Dự án này đã bị "treo" hơn 1/4 thế kỷ và khiến hàng trăm hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng, thiệt thòi về các quyền lợi chính đáng. ...

Cùng tác giả

Quảng Nam tăng cường sử dụng tiện ích qua ứng dụng VNeID

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2024 toàn tỉnh đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, ngành để tích hợp dữ liệu thẻ BHYT vào hệ thống VNeID, giúp hình thành Sổ sức khỏe điện...

Sớm khắc phục chậm trễ trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cử tri nhiều địa phương tiếp tục phản ánh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân hiện nay còn chậm, quá nhiều thủ tục, người dân phải đi lại nhiều lần, mất thời...

Quảng Nam sẽ lập đoàn kiểm tra hằng tuần về thực hiện chuyển đổi số

Trong năm 2025, các sở, ngành địa phương được yêu cầu tiếp tục rà soát, đẩy nhanh các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong năm 2024. Trong đó, chú trọng đảm bảo an ninh thông tin, bảo mật dữ...

Quảng Nam tổ chức ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tại TP.Hồ Chí Minh

Sự kiện diễn ra trong 4 ngày (dự kiến trong tháng 12 năm 2025) tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động như: Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam tại phía Nam; gặp mặt doanh...

Quảng Nam: Công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My

Sáng ngày 5/2, Huyện Bắc Trà My công bố Quyết định thành lập  Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện uỷ Bắc Trà My trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy.Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Trà My cũng quyết định điều động ông Phan Công Lương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025,...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Tin nổi bật

Tin mới nhất