Powered by Techcity

Hồi ức của một cựu tù yêu nước kiên trung


du2.jpg
Ông Trần Đình Tư đầu tháng 42025 Ảnh VĨNH LỘC

Ông Trần Đình Tư kể, ông hoạt động cách mạng rất sớm. Từ năm 1956 đã tham gia đấu tranh đòi hiệp thương và quyền lợi cho dân. Năm 1964 vào du kích chiến đấu tại vùng tranh chấp Duy Tân. Năm 1967 được kết nạp Đảng, làm Phó Công an xã Xuyên Phú. Năm 1968 là Bí thư Chi bộ Sông Lô thuộc xã Xuyên Phú. Từ năm 1969 – 1970 làm Trưởng ban vận động “Đưa dân ra kéo dân về” tuyên truyền lôi kéo dân từ khu Đức Dục – An Hòa (bị địch đẩy vào đó nhằm cắt đứt liên hệ với cách mạng) trở lại làng.

Sa vào tay giặc

Giữa tháng 10/1970, nghĩ địch đã hành quân về đồn, ông Tư cải trang làm nông dân đầu đội nón lá, vác cuốc đi thăm lúa. Lúc ngang qua cánh đồng bỗng nghe tiếng bọn địch nằm trên gò cách đó khoảng 60m gọi giật ngược. “Ê thằng kia lại đây – Tôi biết mình bị phục rồi” – ông Tư nhớ lại. Trong người ông khi đó mang 1 súng ngắn và lựu đạn. Nhìn về phía địch ông giả bộ nói “Chờ tý”, rồi đột ngột vứt cuốc chạy nhanh về hướng khe núi, vừa chạy vừa la lớn “tôi bị phục” để du kích gần đó biết bắn yểm trợ. Được khoảng 200m thì ông bị chúng bắn gãy chân, ngã quỵ xuống ruộng. Máu me chảy nhiều trên thân thể nhưng ông Tư vẫn cố bò đến bờ ruộng nằm, tay cầm lựu đạn thủ thế. Do mất máu nhiều, lát sau ông Tư lả đi, chỉ kịp chôn súng và lựu đạn vào bùn. Địch ép một phụ nữ đi thăm đồng xuống lôi xác ông lên bìa gò.

Chúng trói hai tay và chân còn lành của ông lại xỏ cán cuốc khiêng vào khu dồn dân. Nhiều người biết nhưng giả lơ vì sợ liên lụy, kể cả gia đình, vợ con cũng không dám nhận mặt ông. Lát sau lính quận xuống đưa ông Tư vào tiểu khu Đức Dục. Ông Tư bê bết máu me ở chân, bùn đất nhưng địch chỉ lấy 2 miếng ván ép bó vào.

Qua 5 ngày tra tấn liên tục, ông Tư vẫn không nhận mình là Việt cộng, địch đưa ông xuống Hội An giam trong cầu tiêu. Sáng hôm sau, chúng xiềng 2 tay ông vào băng ca khiêng lên hỏi cung, ông cũng chỉ lặp lại lời khai như trước. Không thể khuất phục, bọn chúng ghi dòng chữ “Tù binh cộng sản đội viên du kích thôn” vào mảnh giấy gắn vào túi áo ông và chuyển ra Bệnh viện Duy Tân (Đà Nẵng). Lúc này chân ông Tư nhiễm trùng sưng to. Nằm chờ gần 1 ngày thì được gây tê mổ, đau thấu trời. Gần 2 tháng vết thương lành và bó bột, địch đưa ông Tư về giam tại phòng thương binh Nhà lao Non Nước.

Ông Tư nhanh chóng kết nối những đảng viên trong tù và được bầu làm Bí thư chi bộ với 9 đảng viên, 20 đoàn viên và 23 quần chúng. Chi bộ kết hợp Đảng ủy nhà lao quản lý, động viên tù binh kiên cường đấu tranh chống khủng bố, đòi dân chủ, dân sinh… Kẻ địch điên cuồng đàn áp. “5 đến 7 ngày chúng tôi tổ chức đấu tranh một lần, lúc bạo động, lúc bất bạo động, không cho chúng vào trại điểm danh, tên nào vô thì bắt làm con tin để nêu yêu sách. Địch phản ứng bằng cách bắn đạn vào đàn áp dã man” – ông Tư kể lại.

Trong trại, ông Tư và các tù binh tổ chức dạy học những người mù chữ bằng than củi vẽ xuống đất. Đồng thời, động viên các tù binh không lung lạc tư tưởng mà chiêu hồi, cố gắng chịu đựng đừng để tiếng xấu sau này khi đất nước thống nhất.

du1.jpg
Ông Trần Đình Tư phải cùng một cựu từ Phú Quốc đầu tháng 42025 Ảnh VĨNH LỘC

Giữa tháng 4/1972, địch chuyển tù binh ra Phú Quốc bằng tàu thủy. Cuối tháng 5 thì đến đảo. Ông Tư bị giam ở phân khu 11. Phòng ông Tư chứa 100 người, chật chội vô cùng. Mỗi ngày địch phát tù binh một ca nước nên lúc nào cũng thiếu nước uống, thiếu nước tắm. Trong trại, ông Tư tiếp tục kết nạp đoàn viên và tổ chức đấu tranh như kiên quyết không đi qua cờ ngụy, không chào cờ ngụy… Giặc điên cuồng đàn áp, nhiều người bị thương, thậm chí chết, nhưng ông Tư và các bạn tù vẫn không sợ hãi, nao núng.

Sống sót trở về

Ông Tư tâm sự, suốt những năm tháng tù đày ông không bao giờ nghĩ sẽ có ngày được trở về. Dù vậy, niềm tin Đảng, Bác Hồ, niềm tin về một ngày đất nước hòa bình, thống nhất vẫn luôn cháy bỏng. Ngày 17/3/1973, ông Tư được trao trả tại sân bay Thiện Ngôn (Tây Ninh) cùng 25 người khác. Lúc trao trả, địch phát mỗi tù binh một bộ đồ lính ngụy, một cái túi đựng, một đôi dép, một cái võng, một cái mùng, một cái mền, tuy nhiên lúc lên máy bay tất cả mọi người đều vứt hết xuống đất chỉ mặc bộ đồ tù hoặc ở trần.

Ông Tư được đưa về cơ quan Trung ương Cục Đông Nam Bộ, tại đây các cựu tù nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái. Nửa tháng sau mọi người được phân công về những vị trí từng công tác như trước khi bị bắt. Những ai bị thương nặng thì chuyển ra Bắc điều dưỡng. Mặc dù vẫn đi nạn do chân còn yếu nhưng ông Tư từ chối ra Bắc và xin ở lại chiến trường miền Nam. Ông Tư được phân về làm Trung đội trưởng văn phòng K4. Ở thời gian thì Đặc khu Quảng Đà vào nhận người.

Tháng 1/1974, ông Tư đến công tác tại Nông trường Quyết Thắng (huyện Đông Giang ngày nay) làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa miền Bắc đưa vào. Giữa năm 1974 thì đi học trường Đảng của tỉnh 20 ngày, về làm chánh văn phòng nông dân hoạt động trong căn cứ Hòn Tàu, rồi làm công tác dân vận phụ trách công tác nông dân. Năm 1975, đất nước thống nhất ông Tư về Ban Dân vận Huyện ủy Duy Xuyên đến năm 1988 thì nghỉ hưu.

du.jpg
Ông Trần Đình Tư và tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Trại giam Phú Quốc được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ tranh nhân dân năm 2012 Ảnh VĨNH LỘC

Tròn 90 tuổi đời, gần 60 năm tuổi đảng, ông Trần Đình Tư có lẽ là số ít cựu tù yêu nước vẫn còn khỏe mạnh, mình mẫn. Ký ức về những tháng năm đấu tranh kiên trung giữa chốn ngục tù đế quốc dường như chưa bao giờ phai nhạt trong ông. Nhìn lại chặng đường đã qua và những đổi thay của quê hương sau 50 năm giải phóng, ông Tư khẳng định những hy sinh, gian khổ của ông và các cựu tù yêu nước đã được đền đáp xứng đáng, bây giờ dù có nhắm mắt xuôi tay ông cũng mỉm cười mãn nguyện.

Ngày 27/4/2012, ông Trần Đình Tư và tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tại Trại giam Phú Quốc được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ tranh nhân dân vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/hoi-uc-cua-mot-cuu-tu-yeu-nuoc-kien-trung-3152622.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tiềm năng du lịch biển cao cấp tại Quảng Nam từ Dự án bến du thuyền và khu hậu cần Duy Xuyên

Chiến lược phát triển bến du thuyền tại Quảng NamDự án bến du thuyền và khu hậu cần phục vụ du thuyền tại huyện Duy Xuyên đại diện cho xu hướng phát triển du lịch cao cấp và bền...

Tiếp tục giữ mức 180.000 đồng

Giá sầu riêng hôm nay 13/4/2025 ở miền Tây Nam Bộ Loại sầu riêng Giá (Đồng/kg) Sầu riêng Ri6 đẹp140.000 – 144.000Sầu riêng Ri6 xô60.000 – 70.000Sầu riêng Thái đẹp177.000 – 180.000Sầu riêng Thái xô70.000 – 80.000Giá...

Đặc sản rau rừng Arui

Những năm sau này ở phố, thỉnh thoảng về quê trúng thời điểm Arui đang vào mùa, tôi thường được chiêu đãi món ẩm thực truyền thống mang đậm hương vị quê xứ.Phong vị của người miền núi khá...

Tăng lên đỉnh mới 106,5 triệu

Giá vàng trong nước hôm nay 13/4/2025Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 13/4/2025, giá vàng trong nước có mức tăng lên đỉnh cao nhất mọi thời đại 106,5 triệu đồng/lượng. Cụ thể:Giá vàng miếng SJC được Tập...

Giá cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng do đồng USD suy yếu

Giá cà phê tiếp tục tăngGiá cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng, mức tăng từ 2,000 đến 2,200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua trung bình ở mức...

Cùng chuyên mục

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Về công tác tổ chức xây dựng và thi hành Điều lệ Đảng: Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến và cơ bản thống nhất, thông qua dự thảo Phương hướng công tác nhân sự...

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Trung ương yêu cầu, Bộ Chính trị, cấp ủy, các tổ chức đảng, các cơ quan có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung đã được thống nhất, thông qua. Các Tiểu ban chuẩn bị...

Hiệp Đức khen thưởng 2 tập thể, 5 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Cụ thể, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức tặng giấy khen cho 2 tập thể gồm: Chi bộ Mặt trận - Đoàn Thanh niên huyện và Chi bộ Trường Tiểu học và THCS Lý Thường Kiệt (xã Quế Tân).Tặng...

Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam đề nghị rà soát, kiểm tra hồ sơ xác nhận liệt sĩ đối với ông Trần Văn Quý

Được biết, ngày 31/3/2025, Bộ Nội vụ có Công văn số 776 trả lời Công văn số số 1498 ngày 26/2/2025 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đề nghị công nhận liệt sĩ đối với ông Trần Văn...

Chi bộ Phòng Chính trị Vùng Cảnh sát biển 2 nâng cao hiệu quả tham mưu nhiệm kỳ mới

Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Đại tá Lê Huy ghi nhận tinh thần đoàn kết, sáng tạo và quyết tâm chính trị của Chi bộ Phòng Chính trị; đồng thời yêu cầu nhiệm kỳ tới chi bộ...

Đảng ủy Đồn Biên phòng Tam Thanh phân công đảng viên giúp đỡ 70 hộ dân phát triển kinh tế

Đại hội đã thảo luận và thống nhất phương hướng nhiệm kỳ tới với các nhóm chỉ tiêu trọng tâm, trong đó xác định 3 khâu đột phá: Xây dựng đơn vị chính quy, mẫu mực, tiêu biểu; nâng...

Tam Lộc – 40 năm khơi dậy nội lực dựng xây quê hương

“Chặng đường sắp tới, xã Tam Lộc xác định sẽ tiếp tục xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư. Chúng...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thăm Hội Người Việt Nam tại tỉnh Sê Kông (Lào)

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Dũng đã trao đổi, tìm hiểu đời sống và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của bà con người Việt đang sinh sống tại tỉnh Sê Kông. Đồng...

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam dự kiến tổ chức vào ngày 18/6/2025

Chiều ngày 11/4, Ban tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch chi tiết tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).Theo kế hoạch, lễ kỷ niệm được tổ chức vào chiều ngày 18/6/2025 tại Hội trường UBND tỉnh. Các hoạt động bao gồm: công chiếu phim 100 năm báo chí Quảng Nam, trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí, khen...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam chúc Tết Hội Người Việt Nam tại tỉnh Sê Koong

Nhân chuyến công tác tại các tỉnh Nam Lào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Dũng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn  đến thăm, chúc Tết Hội Người Việt Nam và trường Hữu nghị Lào – Việt Nam tại tỉnh Sê Koong.Tại đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất