Powered by Techcity

Hấp lực từ bảo vật văn hóa Champa


bv2.jpg
Phù điêu Đản sanh Brahma luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khác bởi tính nghệ thuật rất cao

Cẩn trọng trưng bày

Ngắm hồi lâu bức phù điêu Đản sanh Brahma, nhóm du khách đến từ Anh ngạc nhiên khi phù điêu có tạc một người đội mũ với chóp uốn lượn trông khá giống cổ phục của nhiều nước Đông Á.

Khi được nghe hướng dẫn viên thuyết minh đó là hình ảnh của một vị đạo sĩ trong văn hóa Chăm đang thực hiện nghi thức chúc tụng, nhiều người gật gù, tỏ ra thích thú.

Thời điểm hiện tại, phù điêu Đản sanh Brahma cùng với phù điêu Apsara và tượng thần Shiva thuộc nhóm hiện vật được công nhận bảo vật muộn nhất của bảo tàng.

Trước đó, ngay từ đợt công nhận đầu tiên vào năm 2012, khi cả nước mới có 30 bảo vật thì Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã góp mặt 3 hiện vật, gồm: đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Mỹ Sơn E1 và tượng Bồ tát Tara. Các hiện vật được công nhận bảo vật tiếp theo, gồm: đài thờ Đồng Dương, tượng Ganesha, tượng Gajasimha.

Với chất liệu chủ yếu bằng đá sa thạch, công tác bảo tồn trong môi trường được che chở bởi hạ tầng tốt, đảm bảo ẩm độ, ánh sáng. Các tượng, phù điêu đều đang ở hiện trạng rất tốt. Riêng tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, khi có sự xuống cấp tại điểm trưng bày, cấp quản lý sẽ cho sửa chữa, khắc phục ngay.

Ngay từ khi bước chân vào tham quan bảo tàng, du khách sẽ được tiếp cận hệ thống chỉ dẫn, cảnh báo thân thiện nhằm đảm bảo hiện vật, nhất là các bảo vật không bị xâm hại.

Cùng với việc bảo vệ bảo vật bởi những tấm kính cường lực, bảo tàng cũng trang bị hệ thống camera giám sát. Các nhân viên an ninh cũng thường xuyên lui tới kiểm tra, nhắc nhở nếu du khách có hành vi phản cảm.

Một câu hỏi thú vị mà bảo tàng thường nhận được, đó là: liệu có sợ bảo vật bị đánh cắp nếu trưng bày công khai? Ông Trần Đình Hà – Phó Giám đốc Bảo tàng, cho biết với công nghệ giám sát hiện đại cùng việc trưng bày cẩn trọng, chưa kể có đến 7/9 bảo vật Chăm có kích thước lớn, khối lượng rất nặng nên có thể yên tâm trong chống trộm.

“Chẳng hạn, tượng Gajasimha nặng 2 tấn, các đài thờ cũng nặng hàng tấn… nên có thể trưng bày. Riêng tượng đồng Tara và tượng Ganesha chỉ mở cửa khi đón nguyên thủ các quốc gia, phục vụ công tác đối ngoại hoặc các sự kiện đặc biệt khác” – ông Hà nói.

Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương kể thêm, giai đoạn 1978 – 1998 khi ông làm quản thủ bảo tàng, do đánh giá được giá trị của pho tượng Ganesha nên đã làm 2 phiên bản để trưng bày. Bản gốc pho tượng được đưa vào kho để đảm bảo không bị đánh cắp. Tương tự, tượng đồng Tara cũng đang được trưng bày bằng phiên bản.

Tăng sức hút từ bảo vật

Tại bảo tàng, tùy vào phong cách của mỗi bảo vật sẽ được trưng bày tại các phòng khác nhau, như: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương. Mỗi bảo vật trở thành điểm nhấn của mỗi phòng, do vậy, mỗi bước chân của du khách là một sự hứng thú, mới mẻ.

bv1.jpg
Bảo tượng Bồ tát Tara đang được trưng bày bằng một phiên bản nhằm đảm bảo an toàn

Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm mở cửa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã có báo cáo sơ bộ về lượng khách tham quan kể từ năm 1936 cho đến năm 2018. Trong đó, giai đoạn từ 2005 – 2015, trung bình mỗi năm, bảo tàng đón hơn 200 nghìn lượt khách. Đến năm 2018, bảo tàng đã đón đến hơn 300 nghìn lượt khách/năm, trong đó 90% là khách quốc tế.

Đến nay, du lịch đã phục hồi sau đại dịch, tuy chưa đạt con số như trước đó nhưng du khách đến tham quan bảo tàng đã tăng mạnh trở lại.

Có thể thấy, tính từ dấu mốc trước năm 2012, lượng khách đến bảo tàng ngày một đông. Sau năm 2012, khi bảo tượng Tara gắn với câu chuyện ly kỳ mất 2 vật cầm tay (đã hoàn nguyên vào cuối năm 2023 – pv) cùng 2 hiện vật khác trở thành bảo vật, sức hút du khách của bảo tàng cũng ngày càng tăng lên.

Ông Trần Đình Hà nhận định, chính nhờ thực hiện tốt công tác bảo tồn và trưng bày, triển lãm mà các bộ sưu tập hiện vật, trong đó có các bảo vật quốc gia đã phát huy được giá trị của chúng.

Ông Hà cho hay, cùng với việc giới thiệu hiện vật tại các phòng trưng bày, việc đưa hiện vật đi triển lãm, trưng bày ở các địa phương trong nước cũng như ở nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá phát huy giá trị bộ sưu tập hiện vật cũng được bảo tàng quan tâm. Các cuộc hợp tác triển lãm tại nhiều bảo tàng trên thế giới được thực hiện, từ Bảo tàng Dân tộc học Vienna (Áo); Bảo tàng Lịch sử Hoàng gia Brussels (Bỉ)…

Một điều thú vị khác, đó là trước khi được công nhận bảo vật quốc gia, các hiện vật như: phù điêu Đản sanh Brahma, tượng thần Ganesha… đã từng ra nước ngoài để tham dự các triển lãm với trị giá bảo hiểm lên đến hàng triệu USD.

Ông Trần Đình Hà cho biết thêm, trong số khoảng hơn 3.000 hiện vật của bảo tàng, còn rất nhiều hiện vật xứng đáng được làm hồ sơ bảo vật quốc gia. “Dư địa” bảo vật còn rất lớn nhưng hàng năm, bảo tàng làm hồ sơ theo trình tự ưu tiên.

Ông Hồ Tấn Tuấn – Giám đốc Bảo tàng thông tin, có thêm 3 hiện vật đang được Trung ương nghiên cứu hồ sơ bảo vật. Nếu được công nhận vào đầu năm 2025, Bảo tàng Điêu khắc Chăm sẽ nâng tổng số bảo vật đang lưu giữ lên con số 12. Thông tin này hẳn sẽ tiếp tục tạo sức hút đối với du khách…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/hap-luc-tu-bao-vat-van-hoa-champa-3146936.html

Cùng chủ đề

Ẩn dụ rắn trong thần thoại Ấn và điêu khắc Chăm

Bức phù điêu Đản sinh Brahma tìm thấy ở tháp Mỹ Sơn E1 (trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia) thể hiện hình ảnh thần Brahma được...

Dấu ấn vùng đất nhìn từ bảo vật quốc gia

Đây cũng là sản phẩm đầy trí tuệ, biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên với kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa - nền văn hóa...

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với bộ sưu tập trang sức vàng và mã não hình động vật ở khu...

Các hiện vật phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi, thuộc thôn 7B, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc khối 7B, phường Điện Nam Đông, thị...

Cùng tác giả

Lãnh đạo thị xã Điện Bàn thăm, chúc mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn

Tại các nơi đến thăm, lãnh đạo thị xã thăm hỏi tình hình vui xuân đón tết của bà con đạo hữu và chúc các chức sắc, tín đồ theo đạo một năm mới an lành; đồng thời mong...

Công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Bắc Trà My

Đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy Bắc Trà My đã công bố Quyết định số 1706, ngày 5/2/2025 của Huyện ủy Bắc Trà My về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy trên cơ...

Trao tặng 11 “Vườn cây sinh kế

Hoạt động không chỉ tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ về lợi ích của việc trồng cây tạo bóng mát cho đô thị mà còn hướng đến tạo sinh kế, đem lại...

Giá xăng xuống dưới 21 nghìn đồng mỗi lít

Hôm nay (6/2) là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong kỳ điều hành hôm nay, giá xăng dầu tăng giảm trái chiều.Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 51...

Lãnh đạo huyện Quế Sơn thăm, chúc mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn đạo Cao Đài

Tại những nơi đến thăm, lãnh đạo huyện Quế Sơn thông tin tình hình kinh tế - xã hội và những định hướng lớn của huyện đến các vị chức sắc, bà con tín đồ đạo Cao Đài.Lãnh đạo...

Cùng chuyên mục

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất