Powered by Techcity

Giữ tên cho trăm năm

432085037_2277210152476229_5793238263024242931_n.jpeg
Lễ hội Bà Thu Bồn tại thị trấn Trung Phước Ảnh MINH THÔNG

1. Chú tên Huấn, đã hơn bốn chục năm xa quê. Lập nghiệp Vũng Tàu, dễ chừng phải mươi năm trở lại đây, khi đời sống an ổn hơn, ông mới thường xuyên về quê. Hình như, dự cảm của người kề cận tuổi trời trở thành thôi thúc để có nhiều hơn những cuộc trở về.

Trong các bài viết từ miền Nam gởi về cộng tác cho báo quê nhà – những bài viết ký tên Nguyễn Đại Bường, tôi đọc thấy nỗi nhớ vẩn vơ, không rõ hình hài nhưng day dứt. Đại Bường là tên những người tuổi 50 trở lên ở đầu nguồn Thu Bồn dùng để gọi tên làng mình.

Hình như cũng chỉ có họ mới đủ trải nghiệm để giữ ký ức về một làng Đại Bường tả ngạn sông Thu – nơi có câu chuyện “đào viên kết nghĩa” của 13 dòng họ tương thân tương ái, dựng nên làng quê Đại Bình xanh ngát rau trái.

Đại Bình, với tên Nôm là Đại Bường – là tên làng cũ có cùng thời với những làng cũ nhất của Quảng Nam. Kể từ năm 1602 sau khi chúa Nguyễn Hoàng thiết lập dinh trấn Quảng Nam và phân định hệ thống làng xã, phủ huyện, thì cũng đồng thời có làng Đại Bường, Trung Phước.

432773655_2277210362476208_2418357713795199109_n.jpeg
Hội làng ở Trung Phước Ảnh MINH THÔNG

Đại Bường hay Đại Bình thật ra cũng chỉ là một, nhưng người xa quê lâu năm vẫn cứ mang theo mình tên gọi của quê xứ ngày họ còn ấu thơ.

Ở phía bên này sông, làng Trung Phước, bây giờ định danh thị trấn, có ngôi chợ tuổi đời dài hơn cả tuổi của tên làng. Mấy trăm năm có lẻ, hai ngôi làng Đại Bình – Trung Phước nằm về hai phía dòng sông, chứng kiến những tao loạn, biệt ly.

Cách một con đò, một cây cầu nhưng phong tư người làng khác biệt. Dân Trung Phước lẹ làng, tinh quái vì nếp sống công nghiệp từ mỏ than Nông Sơn, lẫn ảnh hưởng nếp sống thị dân từ đồng bào tản cư các đô thị tìm đến, cũng vì giữa con đất là cái chợ – nơi tập họp sản vật ở mạn nguồn Tý, Sé, Dùi Chiêng chuyển về xuôi và nhận cá mắm từ đò dọc Hội An ngược lên.

Người Đại Bình lại nhẹ nhàng, nói năng từ tốn. Con gái Đại Bình đẹp nức tiếng xứ Quảng. Nhưng đàn bà Trung Phước thì tháo vát, đảm đang.

Hơn 15 năm trước, khi thành lập huyện Nông Sơn, kể cả người dân Quảng Nam vẫn xa lạ với địa danh này. Nhưng nói là huyện có làng Đại Bình, Trung Phước, mỏ than Nông Sơn thì ai cũng ồ à ra chiều… có biết.

Họ nghe, bởi trong cái giai điệu đằm thắm của ca khúc “Quế Sơn đất mẹ ân tình”, nhạc sĩ Đình Thậm và nhà thơ Ngân Vịnh đã nhắc tên “con đò Trung Phước”. Cũng như, người ở xa biết đến làng Đại Bình vì nghe nói về “làng Nam bộ thu nhỏ” giữa lòng xứ Quảng.

Vì từ nghệ thuật và truyền thông, Trung Phước, Đại Bình được gán cho một thân phận cao hơn vị trí địa lý của mảnh đất trên bản đồ.

f26bbc13bfb21eec47a3.jpg
Bến đò Trung Phước Đại Bình Ảnh XH

2. Một bạn trẻ nhắc chuyện về những tên đất, tên làng, nói luôn rằng, có “bao nhiêu cái tên ở Hà Nội, Sài Gòn, không còn trên bản đồ nữa nhưng bất tử trong lòng người?”.

Nó không mất đi, vì những cái tên không tồn tại trong trí nhớ hữu hạn của con người, mà đi xa hơn thế, đó là những trầm tích gói ghém giá trị tinh thần. Không còn trong văn bản hành chính, nhưng nó sẽ ở giữa trang văn, bài thơ, câu hát.

Không còn trong đời sống ngày thường, nó sẽ ở đó giữa những dòng nghiên cứu, trong ký ức con người trao truyền qua các thế hệ bằng cách đặt tên cho những điều mình yêu quý, như tên con cái, tên hiệu sáng tác… Thậm chí, tên làng cũ được mang theo để đặt cho những vùng ở mới. Họ nhân đôi quê hương mình trên những chốn dung thân…

Dự kiến tháng 7 này, huyện Nông Sơn sẽ thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính – quay trở về là vùng đất phía tây của huyện Quế Sơn. Chắc chắn tên gọi thị trấn Trung Phước sẽ được giữ, cùng những khối phố Đại Bình, Trung Phước 1, Trung Phước 2… Còn tên gọi Nông Sơn, có lẽ sẽ “bất tử” trong lòng người bởi tên gọi của mỏ than Nông Sơn, cầu Nông Sơn.

Chú Nguyễn Đại Bường kể, khoảng năm 1963, chú và ba tôi đều là học sinh Trường Trung học Đông Giang, bây giờ là Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.Đà Nẵng).

Những năm sau đó, chiến tranh ác liệt, cả 2 gia đình đều theo dòng người tản cư về Đặc khu Hoàng Văn Thụ – trải dài ở 4 xã Quế Lộc, Quế Trung, Quế Lâm và Quế Ninh bây giờ.

Dòng người tản cư từ các đô thị như Đà Nẵng, Hội An và các vùng đồng bằng lân cận đều ở quanh Trung Phước, Đại Bình. Sau giải phóng, nhiều người quay về lại thành phố nhưng phần lớn chọn ở lại với đất Trung Phước, trong đó có gia đình ông bà nội tôi.

Làng Đại Bình bây giờ có rất nhiều gia đình đang định cư nước ngoài hay sống ở các thành phố lớn. Họ âm thầm làm một cuộc “di cư” như lịch sử đất này từng đón nhận dòng người tản cư. Nhưng khác ngày xưa, họ mang theo tên đất cưu mang cha ông mình, làm nên những tộc Trần, tộc Nguyễn làng Đại Bình ở đất lạ…

Nguồn

Cùng chủ đề

Tựa núi, kết tình anh em…

Các huyện miền núi Quảng Nam đều khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng. Sự không đồng nhất về đặc điểm tự nhiên tạo nên những khác biệt trong cuộc sống thực tế và trong văn hóa ứng xử....

Cùng vui hội làng Aró

Ông Bríu Hùng - Trưởng phòng VH-TT huyện Tây Giang cho biết, địa phương luôn chú trọng đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu,...

Lễ hội Bà Thu Bồn được trao bằng Di sản văn hóa quốc gia

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:50px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:40px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Hơn 500 vận động viên diễu hành xe đạp quảng bá du lịch Đại Bình

Kết thúc phần diễu hành, vận động viên được tham quan phong cảnh, nhà vườn, chụp ảnh lưu niệm, thưởng thức hương vị trái cây, đặc sản Đại Bình, tham gia các trò chơi dân gian…Theo ông Trần Văn...

Cùng tác giả

Năm 2024, Quảng Nam giải quyết đúng hạn 99,76% hồ sơ thủ tục hành chính ở cấp tỉnh

Tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND tỉnh tặng giấy khen 7 tập thể, 11 cá nhân hoàn thành tốt công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC năm 2024.Năm 2024, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri các xã cánh Đông huyện Thăng Bình – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 6/1/2025, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam gồm Đại tá Hoàng Văn Mẫn – Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, ông Phan Thanh Thiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiếp xúc với gần 100 cử tri thị trấn Hà Lam, xã Bình Nguyên và các xã cánh đông huyện Thăng Bình.Sau khi nghe đại biểu HĐND tỉnh thông tin những nội dung kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa X,...

Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam triển khai công tác biên phòng 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều ngày 06/1/2025, Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác biên phòng năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu dự hội nghị.Dịp này, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Nam được Bộ Quốc Phòng tặng cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng”; nhiều tập thể, cá nhân được UBND tỉnh, Chính ủy BĐBP tuyên dương, khen thưởng vì đã...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

Giai đoạn 2020 – 2024 , ngành thanh tra Quảng Nam kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 12 vụ việc

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong 5 năm (2020 - 2024), toàn ngành thanh tra tỉnh tiến hành 1.028 cuộc thanh tra hành chính; đã ban hành 969 kết luận thanh tra; phát hiện sai phạm 214,18 tỷ đồng và 361.555m2 đất; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 131,852 tỷ đồng và 315.737m2 đất.Ngành kiến nghị chấn chỉnh, giảm trừ giá trị quyết toán, xử lý khác 82,328 tỷ đồng và 45.818m2 đất; kiến...

Cùng chuyên mục

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Hấp lực từ bảo vật văn hóa Champa

Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm mở cửa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã có báo cáo sơ bộ về lượng khách tham quan kể từ năm 1936 cho đến năm 2018. Trong đó, giai đoạn từ 2005...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Những bản phả ký đặc biệt ở Tam Kỳ xưa

Mặt trước tấm bia này khắc 24 dòng đứng gồm khoảng 600 đơn vị chữ Nho nhiều kích cỡ khác nhau. Ở vị trí trán bia khắc một dòng ngang chữ lớn “Trần Đại lang tự sở xuất” (tạm...

Phả hệ làng, chuyện của đời người…

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông...

Thành cổ Quảng Nam qua Di sản Mộc bản Triều Nguyễn

Đến năm Bính Dần (1866), Phạm Phú Thứ, một người con của quê hương Quảng Nam đã tâu lên vua Tự Đức rằng, tỉnh Quảng Nam mất mùa mấy năm luôn, có người nói “vì cớ tỉnh thành ở...

Sôi động đêm nhạc hội đếm ngược đón giao thừa 2024 tại Quảng trường 24/3

Sự kiện âm nhạc và countdown (đếm ngược) đón giao thừa hoành tráng diễn ra từ 21h ngày 31/12/2024 đến 0h30 ngày 1/1/2025 với rực rỡ ánh sáng và âm thanh chất lượng cao. Đông đảo người dân đứng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất