Powered by Techcity

Giữ hồn di sản, những chuyện rời…


dscf6821.jpg
Gươl ở Tây Giang Ảnh XH

1. Một bữa ở Nam Giang, anh Trần Ngọc Hùng – Trưởng phòng VHTT huyện vẻ khó chịu: “Anh có nghĩ người Cơ Tu ở đây mà người ta gán cho ở Đắc Lắc không?”. Tôi sa vào phân tích đặc điểm dân cư, tập tục, địa lý, tóm lại là không thể định vị bản sắc văn hóa.

Và anh mở điện thoại cho tôi xem hình chụp được. Vài gươl được làm mới ở La Dê, Đắc Pring, Đắc Tôi, trên nóc có gắn biểu tượng từ hoa văn thổ cẩm. Anh Hùng nói, đây là sản phẩm của “mấy ông bên dự án”.

Chẳng biết bà con vùng có gươl đó nghĩ gì.

Làm gươl là đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, khiến họ yên tâm sống với chốn tâm tưởng đã được thiết lập từ thuở trong bụng mẹ – bảo vệ di sản trước những bào mòn kinh hoàng của thời hiện đại. Những gươl đó, có như không, sống nhưng thực ra đã chết; thân thì đúng mà mặt thì lệch, chưa nói là mặt khác.

Một lối làm việc tắc trách, xem thường văn hóa kinh khủng.

Chừng ba tháng sau tôi gọi điện lại cho anh Hùng. Vị trưởng phòng nói, anh đã gửi hình cho họ, và chừ thì họ gỡ hết xuống rồi.

2. Chuyện nữa, lâu nay âm ỉ, là làm gươl lợp tôn phản cảm, đa số đổ bê tông, không gọi gươl nữa mà gọi là nhà sinh hoạt cộng đồng.

Gươl là giấy khai sinh, là lý lịch nhận ra gương mặt người Cơ Tu, không có là không được. Nhưng cấm chặt gỗ, thì người ta làm giả gỗ. Còn mái lợp lá cọ – một chìa khóa để nhận biết cánh rừng như tay áo mẹ che đàn con, cũng bị bỏ qua.

Nhìn vô, y hệt nhà ở miền ngập lũ, chỉ có mái là khác bởi độ dốc cao. Cãi nhau giữa bảo vệ cái cũ, tôn trọng ký ức với tuân thủ luật pháp, đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, diễn ra vừa âm ỉ vừa sôi nổi.

Bên nào thắng, đã biết. Nhưng ai rành và yêu văn hóa miền núi, đậm ký ức họ, có kiến thức nhận dạng để suy nghiệm, đều buồn bã.
Không hô hào phá rừng, bỏ qua luật, nhưng đời sống văn hóa tinh thần là một giá trị lớn, bền vững, mà gươl là biểu tượng. Làm khác đi chính là cưỡng cầu, mà giới nghiên cứu mỉa mai chua chát là “làm mới di sản”.

img_9938.jpg
Phố cổ Hội An Ảnh HUỲNH HÀ

Làm kỹ như Chùa Cầu mà còn khiến bão táp dư luận nổi lên, cho thấy vấn đề này vô cùng nhạy cảm. Đừng nghĩ vì nó nằm trong vùng di sản văn hóa thế giới, là thẻ căn cước của Hội An nên mới đáng lo, đáng quan tâm. Di sản không có to có nhỏ. Nó có giá trị ngang nhau, bởi một nhóm, một tộc người hay một quốc gia đều ngang nhau về những giá trị đã làm nên linh hồn, tâm tính, đời sống lẫn niềm tin của họ.

Tôi ước ai đó mạnh dạn tuyên bố: hãy để gươl làm bằng gỗ, lá cọ, nhà nước sẵn sàng bỏ tiền ra mua để làm, bởi đó là làm văn hóa thật!

Rõ ràng, ở một khía cạnh nào đó, từ chuyện gươl, ta đã khiến di sản chết đi, thay phương án mới cho nó sống, cho nó chảy theo cái gọi là yếu tố toàn cầu hóa: Giống nhau hết và giết chết sáng tạo, lãng quên ký ức, và gọi là buộc phải thỏa hiệp. Nhưng chúng ta mâu thuẫn khi luôn nói cái ta cần là phải bảo vệ là giá trị lịch sử – văn hóa, bởi nó sẽ gia tăng giá trị di sản.

Tôi bác bỏ ý nghĩ xây một công trình giả cổ mà nói có giá trị ngang một công trình cổ. Làm gì có chuyện cây ngàn năm tuổi giá trị ngang cây một tuổi, bởi nếu như thế, người ta lập những bảo tàng với những mảnh gốm cổ thời tiền sử sót lại để làm gì?

3. Xu hướng thuận thiên, kinh tế tuần hoàn, sống xanh đã và đang là tất yếu của thế giới. Bảo vệ di sản, nghĩ cho cùng, cũng là sống xanh. Bởi tôn quý bảo vệ di sản, là không dùng quyền lực văn minh “thọc dao” vào tim hay lãng quên quá khứ, buộc người ta quy hồi về với những trân trọng tốt đẹp sót lại, mà hành xử nhân văn hơn.

Một bữa về làng uống rượu, những người lớn tuổi nhắc chuyện làng mình (thôn Thi Thại, Duy Thành, Duy Xuyên) ngày trước có lăng Ông, sát cầu Leo. Hồi còn ở làng, hay đi qua đó, trời nắng gay gắt mà nó thâm u bởi cây cối rậm rạp. Người lớn dặn đi qua cấm nhìn vô. Giờ nó đã biến mất.

Đổi thay của đời sống đã chôn hết những giá trị còn sót lại, dẫu mơ hồ từ tâm thức dân gian. Nhưng nó lại hằn trong ký ức của một lớp người mà khai quật khảo cổ học, nếu cần, sẽ không tìm thấy. Thế nhưng, câu hỏi rằng, từ sau 1975 đến giờ, ta đã sáng tạo những gì có giá trị cho di sản thế kỷ 21, về kiến trúc chẳng hạn?

ảnh Khang Mỹ Sơn
Khu đền tháp Mỹ Sơn Ảnh Lê Trọng Khang

Câu hỏi đó, không dưng vang lên trong tôi, khi tôi về Duy Trinh hỏi chuyện đất và người, rồi men tới trước nghĩa trang liệt sĩ xã ở thôn Chiêm Sơn. Đối diện cổng nghĩa trang là bờ sông có vực cao, sát mép nước là một ghềnh đá. Đó là nơi có vô vàn chữ Chăm, mà khi nước rút người ta sẽ nhìn thấy.

Một ý kiến từ người làm văn hóa địa phương, là các chuyên gia Ấn Độ trước đây đã về đây khảo sát, và họ kết luận là những ký tự đó là tiếng Phạn cổ (Sancrit), vốn khác chữ Chăm ngày nay.

Trước đó nữa, cũng có một nhóm nghiên cứu của Trường Viễn Đông Bác Cổ về đo, chụp, vẽ lại, với nội dung được dịch ra là “Phụng cúng ngài Shiva, tất cả phải thần phục”, “Chúc tụng đấng cao cả, xin cúi đầu”… Họ khẳng định đây là bức lệnh của vua Bhadrarman I vào thế kỷ thứ 4, phát lệnh bắt đầu tiến hành xây dựng các đền thờ Champa tại khu vực phía nam sông Thu Bồn và thánh địa Mỹ Sơn. Năm tháng đi qua, lại chìm trong nước, mọi thứ mài mòn dần.

Vậy tại sao ngành văn hóa không cho làm ở đây một bảng chỉ dẫn, rằng nơi đây đang có một di tích như thế, để người đi đường được biết, khi nó nằm trên tuyến đường đi Mỹ Sơn chứ phải hang hốc chi xa xôi đâu?

4. Lịch sử luôn được đo lường bằng ký ức và sự tái tạo để thỏa mãn cảm xúc. Chính vì thế mới có chuyện thật giả và xung đột văn hóa, khi có sự phục dựng nào đó. Ý tưởng phục dựng khởi phát từ việc làm sống lại giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị.

Âm nhạc miền núi thể hiện rõ nét trong các lễ hội vùng cao. Ảnh: XUÂN HIỀN
Bản sắc văn hóa vùng cao Ảnh XUÂN HIỀN

Hãy nhìn các lễ hội văn hóa, đó là giá trị văn hóa phi vật thể được vẽ lại hình hài trong không gian hẹp, hiện hình dưới con mắt hiện đại với sự hỗ trợ của sáng tạo và công nghệ. Có câu hỏi rằng, những lễ hội truyền thống được tái hiện kia, người biểu diễn, người già, người có kiến thức về nó, hẳn là biết giá trị của nó, còn lại, sẽ có bao nhiêu người xem như xem, trượt qua, trôi đi?

Cộng đồng là những người bảo vệ di sản tốt nhất. Muốn bảo vệ, phải cho họ thấy giá trị đó đi cùng quyền lợi vật chất và tinh thần của họ. Mới đây tôi đi Tri Tôn (tỉnh An Giang) – vùng đất đậm đặc văn hóa Kh’mer khi có đến 37 ngôi chùa mang dấu ấn Phật Giáo. Đây là vùng đất thiêng nằm trong dãy Thất Sơn với bao chuyện huyền bí, cõng lên mình rất nhiều di tích, làng nghề, ẩm thực nổi danh thiên hạ. Chở tôi đi 2 ngày thăm thú, tìm hiểu, bữa chia tay, người dẫn đường là cán bộ ở huyện, thiệt thà rằng đi em mới mở mắt ra nhiều thứ, chứ lâu nay không để ý, nhiều thứ hay quá!

Anh nói, khiến tôi nhớ lại chuyện Chùa Cầu đợt trước trùng tu, khiến người ta ầm ĩ. Tôi hỏi anh Phùng Tấn Đông ở Hội An, anh nói, nó lạ, ngoài một số điều, thì còn là thẩm mỹ. Khi xưa làm chùa, người ta làm bằng thủ công toàn bộ, dân dã, thô mộc nên hoa văn họa tiết mờ, gỗ không láng, dung dị như chính hồn quê. Còn bây giờ, công nghệ quá cao khiến mọi thứ sắc nét đến mức sờ đứt tay, gỗ thì bóng như soi mặt, như cầu vồng lấp loáng, nên người ta lạ.

Vậy, phải chăng xem, coi, thì phải có kiến thức lẫn độ lùi để nhìn giá trị hiện ra thế nào, từ đó mới xác lập quan điểm?



Nguồn: https://baoquangnam.vn/giu-hon-di-san-nhung-chuyen-roi-3144689.html

Cùng chủ đề

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Ngày tết, thơm mùi za rắ…

Ngoài xông khói, người Cơ Tu còn chế biến thịt nướng, thịt ủ chua trong ống nứa, za rắ (thịt thọc nhuyễn trong ống nứa), hay cá, ếch khô cùng với rượu nếp than... để tiếp đãi khách. Người...

Người Cơ Tu kể chuyện rắn thần

Già Bríu Pố cho hay, ngoài giải thích các hiện tượng tự nhiên, thông qua các câu chuyện được kể, người Cơ Tu còn muốn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần giúp đỡ cộng đồng,...

Chung tầm nhìn phát triển du lịch nông thôn

Vấn đề đầu tiên của phát triển du lịch nông thôn là phải giữ gìn nét bản địa, đúng hơn là các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, ngôi làng và cuộc sống người dân nơi...

Trao quyền cho cộng đồng

Điều này rõ nét nhất lại các làng quê, làng du lịch cộng đồng, làng nghề nổi tiếng như gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, kể cả làng dệt Zara (Nam Giang) khi hầu hết người dân đều...

Cùng tác giả

Lãnh đạo TP.Tam Kỳ thăm, chúc mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, lãnh đạo thành phố gửi lời chúc các chức sắc, tín đồ theo đạo một năm mới an lành, hạnh phúc. ...

Lãnh đạo TP.Tam Kỳ thăm, chúc mừng Đại lễ vía Đức Chí Tôn đạo Cao Đài

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, lãnh đạo thành phố chúc các chức sắc, tín đồ theo đạo một năm mới an lành, hạnh phúc. ...

Huyện ủy Đại Lộc kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội điểm Đảng bộ xã Đại Cường

Đảng bộ xã Đại Cường được Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Lộc chọn tổ chức đại hội điểm rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025 -...

Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam thăm, chúc mừng lễ Thánh Đán Đức Chí Tôn của đạo Cao đài

Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã thăm hỏi tình hình vui xuân đón tết của bà con đạo hữu; đồng thời mong muốn với tinh thần “Tôn giáo luôn đồng hành với...

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết thăm và động viên các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Điện Nam –...

Ngày 5/2, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng và đoàn công tác đến thăm và tìm hiểu tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, chủ đầu tư Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc.Thị sát Nhà máy Xử lý nước thải của KCN, lãnh đạo Công ty CP Phát triển đô thị và KCN Quảng...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Mỹ Sơn trên bản đồ “kết nối văn minh” của Ấn Độ

Mong muốn lan tỏa “quyền lực mềm” với nội hàm địa chính trị đã có trước thời của Thủ tướng hiện tại là Narendra Modi, với chính sách “Look East” được nêu ra năm 1991. Kể từ 2003, sau...

Tin nổi bật

Tin mới nhất