Powered by Techcity

Gió thơm miền thổ cẩm


z6072709411112_d37b68b3485372b9f1bd29caebf33662.jpg

Thổ cẩm và trang sức vẫn là một đặc trưng để nhận diện các tộc người miền núi. Ảnh: C.N

Khởi nguồn bản sắc

Với người miền núi, thổ cẩm quý thường được cất giữ trong nhà. Khi có lễ hội quan trọng, họ mới mang ra “trưng diện”. Họ nâng niu bản sắc bằng lòng trân trọng với từng tấm khố, tấm váy thổ cẩm.

Sau mỗi dịp lễ hội, thổ cẩm lại được giặt sạch, phơi khô rồi xếp ngay ngắn vào từng chiếc ché, tủ gỗ, đựng trong các ngăn của chiếc gùi x’năm…

Người Cơ Tu giữ gìn thổ cẩm rất giỏi. Trải qua tháng năm rất dài, nhưng nhiều chiếc xà lùng, tấm khố, khăn choàng… vẫn nguyên mùi thơm đặc trưng của từng sợi chỉ, sợi len.

Một lần hạnh ngộ, chúng tôi tình cờ nghe anh Alăng Phú (ở thôn Bhlô Bền, xã Sông Kôn, Đông Giang) kể về chiếc khố cổ được người thân cất giữ suốt cả trăm năm.

Đây là chiếc khố cổ “độc nhất vô nhị” trong vùng, gần như “độc bản” của đồng bào Cơ Tu còn sót lại, được dệt thủ công hoàn toàn bằng chuỗi hạt của một loại cây rừng.

z6072709405940_ab1533a3c2357ac362d342a68d546851.jpg
Nhiều gia đình vẫn cất giữ thổ cẩm truyền thống như một thứ tài sản qua nhiều thế hệ Ảnh CN

Anh Alăng Phú nói, loại thổ cẩm này rất hiếm bởi giá trị rất cao, lại ít người dệt được. Trong văn hóa may mặc của người Cơ Tu xưa, chiếc khố (loại dành riêng cho đàn ông) có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Từ những chiếc khố được làm bằng vỏ cây, qua quá trình phát triển, người Cơ Tu đã biết đến công thức dệt thủ công, tạo ra các sản phẩm thổ cẩm như bây giờ.

Tấm khố, được trao truyền cùng lời dặn dò của nhiều thế hệ trước, đến tay anh Phú cũng đã 5 đời. Anh Phú nói, chuỗi hạt cây rừng dùng để dệt nên tấm khố mà anh đang giữ, giờ ít người thấy nữa.

anh-xuan-10.jpg
Trẻ em Cơ Tu trong bộ thổ cẩm truyền thống Ảnh CN

Loại cây ấy có “tuyệt chủng” không, không ai dám chắc, nhưng chiếc khố trở thành độc bản, như một gia tài quý giá của gia đình anh. Đó là niềm tự hào của người đàn ông Cơ Tu, của gia đình đối với người làng, khi chính mình sở hữu được một thứ “đồ cổ” gia truyền.

“Ngày trước chỉ có những người giàu có mới có thể mua sắm hoặc đặt hàng nghệ nhân dệt nên những loại thổ cẩm độc đáo này, trở thành món quà sính lễ rất có giá trị…

Dù hoa văn không mấy sặc sỡ, năm tháng cũng làm chiếc khố phai bớt màu, nhưng nó đã được truyền đời qua nhiều thế hệ, trở thành kỷ vật vô giá của gia đình mình” – anh Phú chia sẻ.

Hôm trước, chúng tôi hòa cùng lễ mừng gươl mới của người Cơ Tu làng Aró (xã Lăng, Tây Giang). Hội bắt đầu. Không gian sân gươl rộng lớn phủ kín bằng sắc phục truyền thống lộng lẫy.

z6073040707703_d2f32030be8de20bbe4c4bed8c5bc222.jpg
Thổ cẩm được đồng bào Cơ Tu ở Đông Giang cất giữ như một tài sản quý

Sau thời gian chuẩn bị, ngày hội chung thu hút rất đông người làng Aró, từ già đến trẻ. Họ tìm đến lễ hội bằng tất cả niềm tin cộng đồng. Già làng Hôih Dzúc nói, thổ cẩm như một thứ “của nổi” của cộng đồng người Cơ Tu.

Vì thế, chỉ có những sự kiện quan trọng, người dân mang ra các loại thổ cẩm quý, có tuổi đời lâu năm. Ngày trước, mỗi tấm tút như vậy có giá trị bằng cả chục con trâu, nên chỉ khi con gái lấy chồng, người Cơ Tu mới dùng làm quà tặng hồi môn.

“Thổ cẩm trở thành bảo vật của cộng đồng, làng nào nhiều thổ cẩm đẹp, cũng là một cách để thể hiện sự giàu có, chăm chỉ làm ăn của người làng đó”, già Hôih Dzúc tâm sự.

Mùi thơm thổ cẩm

Sắc thổ cẩm tràn ngập hội làng Aró. Thổ cẩm xúng xính trên váy áo các cô gái, các bà các mẹ. Những chàng trai đóng khố thổ cẩm, khoe lưng trần rám nắng. Trẻ con cũng được bố mẹ chọn cho bộ thổ cẩm đẹp nhất. Bước vào gươl, những tấm tút (tấm choàng) lớn bằng thổ cẩm được căng ra.

z6071567511298_a296d334080700daaf4b960e155504e8.jpg
Bề mặt chiếc khố cổ dệt bằng chuỗi hạt một loại cây rừng của gia đình anh Alăng Phú Ảnh CN

Chúng tôi nhìn thấy những hân hoan trên mặt người. Từng bước chân nhảy múa. Họ hát. Bàn chân trần các thiếu nữ nhịp theo tiếng chiêng, tiếng trống. Đậm đặc sắc núi để có thể cảm nhận bằng nhìn, nghe, lẫn chạm vào những tấm thổ cẩm được nâng niu. Và bằng cả mùi thơm nữa.

Mùi của khói trong gian bếp, mùi ché, mùi men rượu cần. Những thứ ngọt ngào và mê đắm gói trong một không gian nhỏ nơi gươl làng mới dựng, thơm theo từng con gió. Mùi thơm thổ cẩm…

Mười lăm năm trước, đi ngang qua một lễ cúng mừng gươl mới của đồng bào Cơ Tu ở xã A Ting (Đông Giang), chúng tôi cũng đã ghé chân vào lễ hội.

Đồng bào đứng thành vòng tròn lớn, chuẩn bị đâm trâu, phía sau là mái gươl mới. “Khung hình” quá đẹp cho một hoạt động văn hóa truyền thống, nhưng lại vô tình có một khoảng trống mênh mông để tiếc: chỉ lác đác vài cụ bà diện sắc phục truyền thống. Quần jean, “áo hộp” tràn ngập sân gươl…

z6072707846993_c0ec9c6e999b372562405d18020b6695.jpg
Bức ảnh hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy mặc trang phục truyền thống Cơ Tu bỗng viral trên mạng xã hội suốt vài tuần qua Ảnh NVCC

Vậy nên, hội làng Aró như một chỉ dấu cho thấy những nỗ lực bảo tồn, ít nhiều đã tác động đến những đối tượng quan trọng và cần tác động nhất: người trẻ.

Những bạn trẻ người Cơ Tu nay không còn ngại ngùng khi phải mặc đồ truyền thống, mà thay vào đó là niềm tự hào. Những bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội từ các cô gái, chàng trai Cơ Tu trong ngày hội, như một tín hiệu gửi đi từ niềm yêu với văn hóa dân tộc mình.

Đâu chừng vài tuần trước, cộng đồng người Cơ Tu ở Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang chia sẻ đến chóng mặt bức ảnh của Huỳnh Thị Thanh Thủy (nhân vật vừa đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024), mặc váy thổ cẩm Cơ Tu đứng trước nhà moong truyền thống làng Bhơ hôồng. Cũng là một tín hiệu đầy lạc quan. Để thấy, người trẻ các tộc người miền núi đã bắt đầu lần tìm về với bản sắc, với cội nguồn, thông qua thổ cẩm…

467781263_938031991572382_4927390400063268762_n.jpg
Bạn trẻ với trang phục cách tân từ thổ cẩm Ảnh CN

Ông Hồ Xuân Tịnh – nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, người có nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa các tộc người miền núi ở Quảng Nam chia sẻ, việc trang phục thổ cẩm xuất hiện ở lễ hội, kể cả trong các tiết mục sân khấu hóa không chỉ là để biểu diễn.

Nó cho thấy cộng đồng đã có sự chú ý, tiếp nhận các giá trị văn hóa truyền thống. Từ trong chủ thể trình diễn cũng có nhu cầu quảng bá, giới thiệu nét đẹp văn hóa dân tộc mình.

bf4cf0f0d6d86d8634c9.jpg
Trang phục thổ cẩm trở thành linh hồn của các lễ hội truyền thống Ảnh CN

Khi ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống được nâng lên, sự tham gia của lớp trẻ sẽ ngày càng nhiều, trang phục truyền thống càng có cơ hội tiếp cận với số đông. Niềm tự hào bản sắc sẽ bền bỉ đưa vốn liếng vô giá của người ở đại ngàn Trường Sơn đi qua lớp lớp thế hệ, lớp lớp cuộc đời.

“Đồ thổ cẩm, các trang sức của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn, bảo tàng, mà còn giúp thế hệ trẻ các tộc người biết được trong quá khứ ông cha đã sử dụng trang phục, trang sức đó.

z6073040336590_79d466c24d9061717199c46e1bfa0a67.jpg
Thổ cẩm được đồng bào Cơ Tu ở Đông Giang cất giữ như một tài sản quý

Hiện tại, người trẻ đã quay trở lại sử dụng các trang phục truyền thống nhiều hơn, có sự cách tân để tôn lên vẻ đẹp thổ cẩm. Tôi gặp rất nhiều bạn trẻ miền núi diện lên mình bộ ghi lê, váy áo, áo dài từ thổ cẩm, đẹp, hiện đại, nhưng nhìn vào vẫn có nét đẹp riêng của tộc người. Quan trọng là việc gìn giữ từ gốc, gìn giữ niềm tự hào về bản sắc văn hóa, truyền thống tộc người ở lớp trẻ” – ông Hồ Xuân Tịnh nói.

Mong chờ thật nhiều những lễ hội mà nơi đó, đồng bào vùng cao được sống trong hân hoan, trong cuộc chơi của chính lũ làng, nơi gió còn thơm hương ở miền thổ cẩm…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/gio-thom-mien-tho-cam-3145072.html

Cùng chủ đề

Dư nợ cho vay xây dựng xã nông thôn mới ở Quảng Nam đạt 32.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực hiện chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.Đồng...

Kích hoạt tăng trưởng kinh tế, Quảng Nam hướng đến mục tiêu “2 con số”

Theo Cục trưởng Cục Thống kê Lê Quý Đạt, nền kinh tế sẽ có thêm nhiều điểm tựa. Tiêu dùng gia tăng. Doanh nghiệp tìm được đơn hàng, có thể tái gia nhập thị trường. Giải ngân sẽ không...

Xử lý 5 trường hợp liên quan đến thiết bị giám sát hành trình

Lực lượng thanh tra cũng đã kiểm tra hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ hỗ trợ vận tải tại Cảng Hàng không Chu Lai. Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về...

Rà soát, phòng chống lãng phí công trình, tài sản công… trên địa bàn Quảng Nam

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và chủ tịch UBND cấp huyện được yêu cầu tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Những khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh cần đẩy nhanh đầu tư luồng Cửa Lở, quy hoạch trung tâm logistics Chu Lai, nâng cấp quốc lộ 14D, 14B và tham gia phát triển tuyến đường sắt tốc độ...

Cùng tác giả

Dự kiến sau sắp xếp Điện Bàn còn 82 đơn vị trực thuộc UBND thị xã

Tính đến ngày 31/12/2024 Điện Bàn có 11 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã gồm Văn phòng HĐND&UBND; Phòng Nội vụ; Phòng VH-TT; Phòng LĐ-TB&XH; Phòng GD-ĐT; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng...

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Nam Trà My

Chiều ngày 11/2, Huyện ủy Nam Trà My tổ chức hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nam Trà My – Lê Thanh Hưng chúc mừng sự ra đời của Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy và các cá nhân được bổ nhiệm, đồng thời tin tưởng khi đi vào hoạt động, Ban Tuyên giáo và Dân vận sẽ hoàn...

Nam Trà My thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy

Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Huyện ủy Nam Trà My công bố Quyết định số 1628 của Huyện ủy Nam Trà My về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy trên cơ...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Cao hơn, chuỗi sự kiện này là một trong những yếu tố then chốt tạo nền...

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết thăm các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Nội

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng ngày 11/2, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP. Hà Nội. Tham gia đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông.Bí thư Tỉnh ủy Lương...

Cùng chuyên mục

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất