Powered by Techcity

Dưới những gốc thị cổ thụ làng Hưng Mỹ


a.jpg
Dưới bóng mát của những cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi tại làng Hưng Mỹ nhiều thế hệ học trò ở làng Hưng Mỹ tụ tập vui chơi Ảnh HH

Chứng nhân lịch sử

Ngày khai trường, học sinh Trường TH Lê Hồng Phong lại quây quần dưới những gốc thị cổ thụ giờ ra chơi ngày nắng nóng. Chúng tôi gặp bác bảo vệ Hồ Xuân (SN 1946, tổ 3, thôn Hưng Mỹ), người đã gắn bó với mảnh đất, ngôi trường và những cây thị này ngót nghét gần 80 năm.

Nhà cách trường vài bước chân, ký ức thời thơ ấu của người “gác cổng trường, canh gốc thị” ấy là những ngày trèo thị hái bán vài ngàn đồngmột chục.

14.jpg
Ông Hồ Xuân người gắn bó gần 80 năm với ngôi trường và những cây thị xúc động kể lại kỷ niệm tuổi thơ dưới tán thị làng Hưng Mỹ Ảnh HH

Nhắc về gốc tích của những cây thị cổ thụ làng mình, ông Xuân hồi tưởng: “Thuở bé, cứ trưa trưa bọn con nít trong làng lại cùng nhau trèo thị chơi. Những nhánh thị vững chắc, cành đan vào nhau, chúng tôi trèo từ cây này chuyền sang cây kia không hề sợ rơi xuống đất bởi tán cây đan xen vào nhau vững chắc. Tôi cũng từng hỏi ông bà mình về người trồng ra những cây thị này. Nhưng không ai rõ. Từ hồi nhỏ ông bà tôi đã thấy cây cao lớn như vậy rồi”.

Nghẹn ngào kể về quá khứ, ông Xuân cho biết thêm, dưới 16 gốc thị làng Hưng Mỹ trước đây, biết bao chiến sĩ đã hy sinh. Bởi trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là một trại giam của địch, đã có nhiều chiến sĩ bị tra tấn, tử hình.

b.jpg
Những gốc thị cổ thụ đầy rong rêu vẫn đứng vững dù trải qua bao biến cố chiến tranh và thời gian Ảnh HH

Bước sang tuổi 93, ông Bùi Lộc (tổ 6, thôn Hưng Mỹ) cho biết: “Chắc hơn 300 năm rồi. Ba mẹ tôi còn không biết có từ khi nào. Chỉ nhớ trước năm 1975, tôi đã ra những gốc thị cổ ấy chơi, trái non ăn hột, trái chín để bán. Đi đâu xa lại nhớ làng, nhớ thị”.

j.jpg
Hương thị thơm thoảng trong khuôn viên trường những đứa trẻ làng Hưng Mỹ hào hứng trèo thị hái quả gợi nhớ về bao ký ức tuổi thơ Ảnh HH

Theo chân những cụ già làng Hưng Mỹ, chúng tôi bước vào khuôn viên Trường TH Lê Hồng Phong. Hương thị thoang thoảng, dịu nhẹ. Bóng thị che mát cả khoảng sân rộng lớn. Những cây thị cao khoảng 30 mét, 4 – 5 người ôm không xuể. Nhiều cây đã mục thân, rỗng tuếch; có cây còn hằn những vết tích chiến tranh, bị khuyết đi một phần do bom đạn. Nhưng 15 cây thị còn lại, qua bão giông năm tháng vẫn đứng thẳng, xếp thành hàng từ cổng ra tận sau trường.

5.jpg
Một trong những cây thị cổ thụ khổng lồ phải cần đến 4 5 người mới ôm hết một vòng xung quanh thân cây Ảnh HH

Từng có 41 năm giảng dạy và làm hiệu trưởng tại ngôi trường này, thầy giáo Nguyễn Văn Ngọc xúc động kể về thời gian đã gắn bó với những cây thị cổ thụ: “Cha tôi ngày xưa là một trong những người xây trường, nhưng không biết những cây thị này do ai trồng, từ đâu có. Đến thời tôi, giảng dạy, làm hiệu phó, hiệu trưởng gắn bó dưới mái Trường trung học tỉnh hạt Bình Triều, sau đó đổi thành Trường Tiểu học Lê Hồng Phong… Bao lớp học trò đi qua, dưới gốc thị là biết bao kỷ niệm về những tiết chào cờ, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, bao buồn vui của tuổi học trò đều có bóng thị che mát…”

[VIDEO] – Các cụ cao niên chia sẻ về lịch sử và nguồn gốc vườn thị cổ thụ tại làng Hưng Mỹ:

Kỳ vọng thành cây di sản

Đã qua hai cuộc chiến tranh, qua bao lần nâng cấp xây dựng trường, đường giao thông mở rộng, làng xóm chỉnh trang, song những cây thị cổ thụ vẫn sừng sững. Ý thức được giá trị của những gốc thị, người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương vẫn giữ nguyên hiện trạng khuôn viên khu đất, bảo tồn những cây thị, không chặt phá.

4.jpg
Những cây thị cổ thụ với tán lá xanh mát cao lớn mang dấu ấn thời gian trong khuôn viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong Ảnh HH

Ông Huỳnh Viết Tiến – Bí thư chi bộ thôn Hưng Mỹ cho biết: “Những cây thị làng Hưng Mỹ không chỉ là cây di tích mà còn là biểu trưng cho hình ảnh con người Hưng Mỹ dạn dày với thiên nhiên, hiên ngang với quân thù, luôn bám đất giữ làng suốt chiều dài lịch sử.

8.jpg
Một gốc thị với thân cây rỗng và những vết tích còn lại từ thời chiến tranh chống Mỹ Ảnh HH

Để hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới, làng quê văn hóa, đặc biệt là chủ trương bảo tồn, tôn tạo các di tích, di sản văn hóa, chúng tôi đã khảo sát, làm hồ sơ đăng ký những cây thị thôn Hưng Mỹ là Cây di sản Việt Nam”.

Sáng kiến bảo tồn Cây di sản Việt Nam được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động ngày 18/3/2010 nhân dịp năm mở đầu Thập kỷ đa dạng sinh học do Liên hợp quốc khởi xướng.

Để công nhận Cây di sản, cây cổ thụ phải đáp ứng các tiêu chí: Đối với cây mọc tự nhiên, sống trên 200 năm, cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân; cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, si. Đối với cây trồng, sống trên 100 năm, cao trên 30m, chu vi trên 3,5m đối với cây gỗ đơn thân; cao trên 20m, chu vi trên 10 m, đối với cây đa, si. Cây có hình dáng đặc sắc (ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử). Nếu cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, hoặc mỹ quan có thể xem xét.

c.jpg
Những cây thị trở thành biểu tượng tinh thần kiên cường của người dân địa phương Ảnh HH

Theo ông Nguyễn Ba – Chủ tịch UBND xã Bình Triều, cách đây hơn 10 năm, địa phương đã quan tâm, rà soát các cây thị làng Hưng Mỹ. Đến năm 2022, tiếp nhận nguyện vọng của nhân dân, UBND xã Bình Triều làm tờ trình, đề xuất lên cấp trên về việc công nhận cây thị trở thành Cây di sản Việt Nam. Và khi nhận được công văn của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thăng Bình đề nghị UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập hồ sơ đăng ký Cây di sản Việt Nam, UBND xã Bình Triều đã nghiêm túc thực hiện.

“Để nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển đa dạng sinh học và cải thiện môi trường tự nhiên, phát triển du lịch địa phương, chúng tôi đang nghiên cứu kỹ càng kích thước, chiều cao, tọa độ… quy trình làm hồ sơ công nhận cây thị thành Cây di sản Việt Nam. Dự định cuối tháng 9/2024 sẽ hoàn thiện” – ông Ba nói.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/duoi-nhung-goc-thi-co-thu-lang-hung-my-3140918.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam vươn mình cùng đất nước

Khơi thông nguồn lựcSau 27 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, Quảng Nam đã vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung.Năm 2024, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) tăng 7,1%; quy mô nền kinh tế đạt 129 nghìn tỷ đồng, gấp 50 lần so với năm 1997; thu ngân sách tăng gấp 200 lần so với năm đầu tái lập tỉnh....

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Luật để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DI SẢN ĐẶC THÙQuản lý nguồn lực tài chính như thế nào cho các hoạt động bảo vệ di sản, bên cạnh câu chuyện xác lập di sản văn hóa theo từng loại hình sở hữu, cơ chế đối với các di sản đặc thù... đều cần thiết phải có một hành lang pháp lý.“Cây gậy pháp lý” cho Hội AnVới hơn 1.200 di tích,...

Quảng Nam tham gia triển lãm Sắc màu di sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An

Theo ông Trần Văn Đức – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Quảng Nam, sự kiện là cơ hội để Quảng Nam giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa, thiên nhiên, các di tích...

Cùng tác giả

Tam Kỳ bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 116 quần chúng ưu tú

Lớp bồi dưỡng diễn ra từ 11-17/2, học viên được giảng viên Trung tâm Chính trị TP.Tam Kỳ và các báo cáo viên Thành ủy truyền đạt 5 chuyên đề: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam;...

Dư nợ cho vay xây dựng xã nông thôn mới ở Quảng Nam đạt 32.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực hiện chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.Đồng...

Quảng Nam: các hoạt động lễ hội và Lễ hội xuân phải bảo đảm văn minh, an toàn, tiết kiệm

Thực hiện Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 03/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025, ngày 10/2/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký công văn yêu cầu:1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan:...

Tiên Phước phát động tham gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam

Sáng 11/2, Huyện ủy Tiên Phước tổ chức hội nghị phát động tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam; lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam” trên Internet.Cuộc thi do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức từ ngày 10/2 đến 10/3/2025, gồm 4 kỳ thi, mỗi kỳ diễn ra trong một tuần. Đối tượng tham gia là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh...

Quảng Nam với nhiều chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch trong năm 2025

Du lịchMỸ LINH - TUYẾT TRINH • 11/02/2025 09:31(QNO) - Năm 2025, Quảng Nam triển khai nhiều chương trình ưu đã hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế đến Quảng Nam, hướng đến phát triển du lịch xanh, hiệu quả, bền vững. Nguồn: https://baoquangnam.vn/quang-nam-voi-nhieu-chuong-trinh-uu-dai-thu-hut-khach-du-lich-trong-nam-2025-3148806.html

Cùng chuyên mục

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất