Cao Bằng hiện là một trong những tỉnh có nhiều địa bàn khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ nghèo cao nhất, điều kiện kinh tế – xã hội hạn chế nhất. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực để tỉnh quyết tâm xóa “5 nhất” này.Là “cánh chim đầu đàn” trong việc phát triển kinh tế, anh Hồ Văn Lắm (44 tuổi, dân tộc Gié Triêng, xã Phước Mỹ, Phước Sơn, Quảng Nam) đã đem về thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Không những thế, phát huy vai trò của Người có uy tín tại địa phương, anh nỗ lực làm tốt công tác tuyên truyền, xứng đáng là “cánh tay nối dài” của Đảng và Nhà nước trong việc vận động bà con vươn lên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục.Sáng 9/12, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.Với cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”, sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay tỉnh Hà Giang đã có hơn 900 ngôi nhà được khởi công, xây dựng.Trong hai ngày 7 và 8/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam phối hợp UBND xã Phước Hà tổ chức bàn giao 126 bò cái giống sinh sản cho đồng bào Raglay thuộc diện hộ cận nghèo. Kinh phí hỗ trợ bò giống từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, tránh trường hợp lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng.
Tạo sinh kế bền vững
Bảo Lâm là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Cao Bằng nói riêng, của cả nước nói chung. Tại thời điểm năm 2021, toàn huyện có 7.173 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 55,9 % tổng số hộ.
Giai đoạn 2021 – 2024, huyện Bảo Lâm được phân bổ trên 423 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719. Cùng với nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các chương trình, chính sách dân tộc khác, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả rất khả quan.
Báo cáo của UBND huyện Bảo Lâm cho thấy, giai đoạn 2021 – 2023, toàn huyện giảm được 1.585 hộ nghèo, tương đương giảm 13,6%. Trong đó, so với năm 2021 thì năm 2022 huyện giảm được 793 hộ nghèo, tương đương tỷ lệ giảm 6,82%; năm 2023 giảm 792 hộ nghèo, tương đương giảm 6,34%.
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình MTQG, những vấn đề cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh Cao Bằng đã cơ bản được giải quyết. Trong đó, tỉnh đã triền khai nhiều hoạt động hộ trợ tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, từ đó thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
Theo ông Mã Gia Hành, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, hiện địa phương đang triển khai quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024. Dự kiến, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Bảo Lâm tiếp tục giảm sâu.
Để đạt được kết quả này, theo Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, Chương trình MTQG 1719 là động lực quan trọng. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh thì vốn Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề…
Đặc biệt, huyện Bảo Lâm chú trọng đầu tư, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất cộng đồng. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2024, huyện đã hoàn thành là 88 dự án; số dự án đang triển khai là 79 dự án). Theo dự kiến, các dự án sau khi hoàn thành cấp cho 5.130 hộ (trong đó có 3.075 hộ nghèo, 2.055 hộ cận nghèo).
Theo Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, ông Mã Gia Hành, cũng từ nguồn vốn hỗ trợ, huyện đã và đang xây dựng, phát triển nhiều cây trồng chủ. Trong đó có cây Giang lấy lá, một hướng đi mới, được xác định là cây “xóa nghèo” bền vững cho người dân trên địa bàn huyện Bảo Lâm.
“Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn nghiên cứu, lựa chọn các chương trình, dự án. Trong đó xác định mô hình dự án trồng cây Giang lấy lá – một loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc – đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các dự án khác, với thu nhập có thể lên tới 500 triệu đồng/1 ha trong 03 năm đầu để triển khai”, ông Mã Gia Hành cho biết.
Theo thống kê, hiện địa bàn huyện có 665 hộ tham gia dự án trồng cây Giang lấy lá, trên diện tích trồng là 1.512 ha tại các xã Thái Sơn, Thái Học, Yên Thổ, Thạch Lâm, Quảng Lâm và Vĩnh Phong. Kinh phí từ nguồn vốn các Chương trình MTQG huyện đã giải ngân để hỗ trợ dự án là 14 tỷ 526 triệu đồng.
“Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp tuyên truyền, vận động người dân trồng rộng rãi loại cây này, từng bước đưa vào làm cây sản phẩm chính giúp xoá đói giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng đến làm giàu cho bà con nhân dân huyện Bảo Lâm”, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hành chia sẻ.
Vượt chỉ tiêu giảm nghèo
Cũng như huyện Bảo Lâm, công tác giảm nghèo bền vững tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả rất tích cực; qua đó đóng góp vào thành tựu giảm nghèo chung của tỉnh.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và lồng ghép hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án khác, tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào DTTS của tỉnh đã vượt chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2024, tỉnh đặt chỉ tiêu giảm trên 3% số hộ nghèo người DTTS thì dự kiến cuối năm này ước đạt 4%.
Trước đó, trong giai đoạn 2021 – 2023, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Cùng với giảm tỷ lệ nghèo thì thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh tăng lên. Cuối năm 2023 thu nhập bình quân/người/năm của tỉnh là 41,5 triệu đồng. Dự kiến cuối năm 2024, thu nhập bình quân toàn tỉnh tăng lên khoảng 46,98 triệu đồng.
Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, tỉnh chú trọng lồng ghép tăng hiệu quả giảm nghèo bền vững trong từng dự án. Trong đó, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thì công tác hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất được quan tâm triển khai.
“Trước khi triển khai Chương trình MTQg 1719, năm 2020, tỉnh đã ttichs cực giải ngân vốn Chương trình 135. Qua đó đã triển khai 189 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; trong đó hỗ trợ 29.908 kg giống cây lương thực; 679 con trâu, bò các loại; 783 con lợn, dê; 291.385 con gia cầm; 305.114 cây ăn quả; 82.000 cây lâm nghiệp; 194.000 cây công nghiệp lâu năm; 109 cái chuồng; 229 máy móc các loại; 19,49 tấn phân bón cho các đối tượng thụ hưởng”, ông Hùng cho biết.
Từ năm 2022 đến nay, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có bước đột phá mạnh mẽ với động lực từ các Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719. Cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn được đàu tư, từng bước hoàn thiện đã tạo nền tảng để tỉnh Cao Bằng tập trung hỗ trợ đồng bào DTTS khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản xuất.
Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, ông Bế Văn Hùng, một thế mạnh của tỉnh là phát triển kinh tế lâm nghiệp. Để phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng DTTS, từ vốn Chương trình MTQg 1719, tỉnh đã thực hiện giao khoán và hỗ trợ kinh phí bảo vệ 237.067,55 ha rừng; đồng thời thực hiện 461 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số 21.304 hộ dân tham gia.
Với động lực từ Chương trình MTQG 1719 lồng ghép hiệu quả với các chương trình, dự án khác, tỉnh Cao Bằng tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều trong vùng đồng bào DTTS; đồng thời tiếp tục đầu tư, hỗ trợ các địa bàn đặc biệt khó khăn thoát vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảngđể thúc đẩy phát triển sản xuất. Năm 2025, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 5% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 4% trở lên.
Bài 2: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản