Powered by Techcity

Đông Giang bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

1.jpg
Phụ nữ đồng bào Cơ Tu huyện Đông Giang tham gia một sự kiện do Cục Di sản văn hóa Bộ VH TTDL phối hợp tổ chức Ảnh HỮU TÙNG

Năm 2014, nghề dệt thổ cẩm của 3 huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang được công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Theo ông A Vô Tô Phương – Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, trên cơ sở này, Huyện ủy – HĐND – UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện bằng các nghị quyết, đề án, kế hoạch về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Cơ Tu qua các giai đoạn.

Bước đầu, sưu tầm và bảo tồn tấm choàng, váy quấn dài của nữ, bộ váy ngắn nữ, dây thắt lưng, khố của nam, tấm choàng của nam. Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Đhrôồng (xã Tà Lu) duy trì dệt, may, thiết kế mẫu mã sản phẩm dệt phục vụ khách du lịch và người dân.

Ngày 25/10/2023, Huyện ủy Đông Giang ban hành Nghị quyết số 35 về tiếp tục lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Nhiều việc cụ thể cần làm được vạch ra, như biên soạn hoàn chỉnh và phát hành sách kỹ thuật dệt, hệ hoa văn trên sản phẩm dệt; phát triển nghề dệt thổ cẩm tại cấp xã, thôn, tổ dân phố có điều kiện.

Duy trì, nâng cao chất lượng làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống thôn Aréh – Đhrôồng (xã Tà Lu), thôn Bhơhôồng (xã Sông Kôn).

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Đông Giang đã tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho chị em của các xã, thị trấn…

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang – ông Đỗ Hữu Tùng cho hay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã gắn kết phát triển du lịch với sản phẩm nhiều mẫu mã, màu sắc, kiểu dệt khác nhau. Đây là hướng đi đúng, không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Cơ Tu mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Huyện Đông Giang sẽ tiếp tục đào tạo nghề truyền thống để nâng cao tay nghề, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Đồng thời, đa dạng hóa mẫu mã, cải tiến kỹ thuật dệt, tìm đầu ra cho sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt tới du khách. Huyện cũng sẽ mời nghệ nhân và nhà thiết kế sản phẩm giảng dạy, chuyển giao công nghệ mới cho người dân.

Tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để làm ra các sản phẩm phù hợp cho cộng đồng, vừa lưu giữ được nghề vừa mang lại hiệu quả thiết thực cuộc sống.

Xây dựng các làng nghề thổ cẩm thành điểm đón khách tham quan, phải coi nghề dệt thổ cẩm là một sản phẩm du lịch. Khảo sát hình thành điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, sản phẩm OCOP, nông sản gắn với du lịch và nông nghiệp…

Nguồn

Cùng chủ đề

Đông Giang nỗ lực bảo tồn văn hóa Cơ Tu

Đến ngày 25/10/2023, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 28 thông qua “Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu gắn với phát triển du lịch trên...

Xã vùng cao Trà Cang bảo tồn văn hóa từ sức dân

Tại xã Trà Cang, từ năm 2020 đến nay, nhờ vào sự chung sức đóng góp của nhân dân, xã đã sưu tầm được các vật phẩm văn hóa quý giá. Đó là những vật dụng hằng ngày như...

Phục hồi nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu

Hơn 2 tháng trước, tại Lễ hội văn hóa truyền thống Cơ Tu xã Sông Kôn lần thứ IV, không gian Tổ dệt thổ cẩm này trở thành nơi đón người dân và du khách tham quan.Bằng bàn tay...

“Nam Giang – Lung linh những sắc màu văn hóa”

Như một dịp hội ngộ của sắc màu vùng cao, liên hoan “Âm vang cồng chiêng” Nam Giang khởi đầu cho hành trình phục hồi các giá trị đang có nguy cơ mai một, hướng đến hình thành nên...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Chính quyền và Công đoàn tỉnh Quảng Nam thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phối hợp.Ông Bửu cho biết, năm 2025 Quảng Nam đứng trước nhiều thách thức...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Cùng chuyên mục

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Hai bộ gia phả quý

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.Ông mất năm 1409, táng...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất