Powered by Techcity

Đồng chí Lương Khánh Thiện – nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam


Đồng chí Lương Khánh Thiện sinh ngày 13/10/1903 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở xã Mễ Tràng, tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm (nay thuộc phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý), tỉnh Hà Nam.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; tận mắt chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân dưới ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, đã giúp cho người thanh niên Lương Khánh Thiện sớm hình thành nhân cách, nghị lực và lý tưởng cách mạng cao đẹp.

Một tiết mục trong Chương trình nghệ thuật “Hà Nam đất mẹ anh hùng” tại Lễ kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện (13/10/1903 - 13/10/2018).
Một tiết mục trong Chương trình nghệ thuật Hà Nam đất mẹ anh hùng tại Lễ kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện 13101903 13102018 Ảnh internet

Tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên trung

Trong thời gian học Trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, đồng chí Lương Khánh Thiện đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh yêu nước của học sinh; sau đó, tháng 3/1926, đồng chí vào làm thợ cơ khí tại nhà máy Sợi (Nam Định).

Tại đây, chứng kiến cuộc sống của công nhân, người lao động bị giới chủ vắt kiệt sức, cơm không đủ ăn, ốm đau, bệnh tật không có thuốc thang, đồng chí đã vận động công nhân thành lập Hội Tương tế, Hội Ái hữu… để đoàn kết, thống nhất đấu tranh đòi quyền lợi và giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn về đời sống. Đồng chí luôn đi sát với công nhân, tuyên truyền giáo dục để họ nhận thức nguồn gốc sự áp bức, bóc lột dã man.

Lãnh đạo, nhân dân, học sinh tỉnh Hà Nam về “địa chỉ đỏ“, dâng hương tưởng niệm đồng chí Lương Khánh Thiện.
Lãnh đạo nhân dân học sinh tỉnh Hà Nam về địa chỉ đỏ dâng hương tưởng niệm kỷ niềm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện Ảnh website tỉnh Hà Nam

 Sau khi được kết nạp vào Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng (tháng 4/1929), đồng chí Lương Khánh Thiện được phân công trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động và đời sống.

Tháng 6/1929, đồng chí Lương Khánh Thiện bị địch bắt, đưa về giam ở nhà lao Hải Phòng, dùng mọi thủ đoạn, hình thức tra khảo, đánh đập nhưng không thể khai thác được gì.

Đầu năm 1931, chính quyền thực dân Pháp mở phiên tòa kết án đồng chí Lương Khánh Thiện mức án khổ sai chung thân, đưa về giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Sau đó, tháng 7/1931, đồng chí Lương Khánh Thiện và nhiều tù nhân chính trị bị địch đưa đi đày ở nhà tù Côn Đảo, bị giam cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hạ Bá Cang, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Cừ, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Linh…

Trước sự hà khắc, đày ải của “địa ngục trần gian” nhà tù Côn Đảo, những người tù chính trị quyết định kêu gọi anh em đoàn kết, thống nhất đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù, đòi một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu, đồng thời mở các lớp học trong tù để nâng cao trình độ; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho anh em, tạo niềm tin vào cách mạng, giữ vững ý chí chiến đấu…

Năm 1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Đông Dương phát triển mạnh mẽ, buộc thực dân Pháp phải trả tự do cho các tù nhân chính trị. Tháng 9/1936, đồng chí Lương Khánh Thiện được trả tự do.

Ảnh đồng chí Lương Khánh Thiện do Mật thám Pháp chụp trước khi bị bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò.
Ảnh đồng chí Lương Khánh Thiện do Mật thám Pháp chụp trước khi bị bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò Ảnh internet

 Trở về Hà Nội, từ cuối năm 1936 đến năm 1937, đồng chí cùng tập thể Xứ ủy lâm thời và Thành ủy Hà Nội đã tích cực lãnh đạo các phong trào dân chủ, dân sinh. Hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân Hà Nội diễn ra sôi nổi nhằm đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi lập nghiệp đoàn…

Tháng 1/1941, trên đường đi công tác để nắm tình hình, chỉ đạo phong trào công nhân ở Hải Phòng, đồng chí Lương Khánh Thiện bị địch bắt. Trước mọi cực hình tra tấn liên tục của kẻ thù, đồng chí vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất.

Biết không thể khuất phục được đồng chí Lương Khánh Thiện, ngày 1/9/1941, thực dân Pháp đã xử bắn đồng chí tại chân núi Áng Sơn (Kiến An, Hải Phòng).

Nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu

Hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, đồng chí Lương Khánh Thiện là hiện thân tiêu biểu của tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cống hiến trọn đời cho lý tưởng cao đẹp của Đảng và hạnh phúc của Nhân dân.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, bên cạnh tích cực chỉ đạo và đóng góp nhiều công lao trong xây dựng Đảng bộ, lãnh đạo khôi phục, phát triển tổ chức đảng ở Hà Nội, đồng chí Lương Khánh Thiện có nhiều cống hiến trong lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Đảng ở Bắc Kỳ.

Đặc biệt là việc tổ chức cử đại biểu nhân dân các nơi lập ra ủy ban trù bị triệu tập Đông Dương Đại hội, để thảo ra bản nguyện vọng gửi phái đoàn điều tra, từ đó phát động quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức đòi Chính phủ Pháp đại xá tù chính trị, đòi cải cách dân chủ, đòi quyền lợi thiết thực…

Thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) trao giải cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Lương Khánh Thiện”.
Thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam trao giải cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Lương Khánh Thiện Ảnh website thành phố Phủ Lý

 Ngày 4/5/1939, Đồng chí cùng với tập thể Xứ ủy, Thành ủy Hà Nội huy động hơn 2 vạn người dân Hà Nội và đại diện của 14 tỉnh Bắc Kỳ, đại diện của cả Trung Kỳ, Nam Kỳ tổ chức đám tang tiễn đưa ông Phan Thanh – một thành viên tích cực trong việc lập Hội truyền bá quốc ngữ và là một nhà cách mạng có uy tín lớn trong phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Hà Nội; thông qua đám tang đã biểu dương lực lượng, gây tiếng vang lớn trong các chính giới ở trong và ngoài nước.

Thực hiện chủ trương của Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ, tháng 9/1939, đồng chí Lương Khánh Thiện được phân công bí mật lên Cát Trù, Cẩm Khê của tỉnh Phú Thọ để xây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị địa bàn cho hoạt động bí mật của Đảng. Từ cuối năm 1939, thay mặt Xứ ủy, đồng chí Lương Khánh Thiện đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng, quyết định thành lập 3 chi bộ đầu tiên của tỉnh Phú Thọ; đồng thời chỉ đạo thành lập chi bộ ở Nhà máy Bột giấy Việt Trì; cả bốn chi bộ này đều do Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp lãnh đạo.

Trên cơ sở những chi bộ đảng mới được thành lập và những tổ chức cách mạng đã có, thay mặt Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Lương Khánh Thiện đã tổ chức hội nghị thành lập Tỉnh ủy lâm thời Phú Thọ (tháng 3/1940), đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của phong trào cách mạng ở Phú Thọ, tạo tiền đề quan trọng để tỉnh đẩy mạnh phong trào cách mạng và tiến tới phát động khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh ngày 25/8/1945, góp phần vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đoàn đại biểu cán bộ và nhân dân phường Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý dâng hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Lương Khánh Thiện ở thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP.Hải Phòng - nơi ông hy sinh.
Đoàn đại biểu cán bộ và nhân dân phường Lương Khánh Thiện thành phố Phủ Lý dâng hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Lương Khánh Thiện ở thị trấn Trường Sơn huyện An Lão TPHải Phòng nơi ông hy sinh Ảnh website phường Lương Khánh Thiện

 Trên bất kỳ cương vị nào, đồng chí Lương Khánh Thiện đều nêu cao quyết tâm cách mạng, bám sát thực tiễn, xây dựng cơ sở, phát triển phong trào. Cuộc đời hoạt động, cống hiến của đồng chí Lương Khánh Thiện đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, trong các cao trào cách mạng từ năm 1930 đến 1941, thể hiện vai trò tiên phong của một nhà lãnh đạo tài năng, sáng tạo, có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Từ yêu nước đến giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng chí Lương Khánh Thiện hoạt động không mệt mỏi xây dựng các căn cứ, khôi phục, phát triển tổ chức đảng và phong trào cách mạng, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong cấp ủy các cấp từ chi bộ cơ sở, đảng bộ các thành phố lớn, đảng bộ liên tỉnh, lãnh đạo xứ ủy, thành ủy, khu ủy. Ở cương vị nào, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước Đảng và Nhân dân.

Phát huy sức mạnh của báo chí

Cuộc đời hoạt động, cống hiến của đồng chí Lương Khánh Thiện đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, trong các cao trào cách mạng từ năm 1930 đến 1941, thể hiện vai trò tiên phong của một nhà lãnh đạo tài năng, sáng tạo, có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Trước tình hình cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Bắc kỳ bị đánh phá, bị vỡ từ năm 1932 chưa lập lại được, cuối năm 1936, đồng chí Lương Khánh Thiện đã tham gia sáng lập Ủy ban sáng kiến, làm nhiệm vụ khôi phục cơ sở cách mạng, củng cố tổ chức đảng ở Bắc Kỳ và bắt mối liên hệ, quy tụ các đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng.

Tháng 3/1937, các đồng chí trong Ủy ban sáng kiến và đại biểu của các tổ chức đảng ở Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình… tổ chức cuộc họp tại Hà Nội thành lập Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ. Đồng chí Lương Khánh Thiện được bầu vào Thường vụ Xứ ủy, được cử làm Bí thư lâm thời Xứ ủy Bắc Kỳ, kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Xứ ủy chỉ đạo xuất bản các tờ báo Tin tức, Đời nay, phát hành công khai làm phương tiện tuyên truyền, chỉ đạo phong trào cách mạng. Bí thư Xứ ủy lâm thời Bắc kỳ Lương Khánh Thiện trực tiếp phụ trách việc khôi phục tổ chức, tái lập Thành ủy Hà Nội.

Trên mặt trận đấu tranh công khai, đồng chí Lương Khánh Thiện và các đồng chí trong Xứ ủy quan tâm lãnh đạo công tác báo chí cách mạng. Ngày 15/9/1936, tờ báo Le Travail, cơ quan tuyên truyền của Đảng ở Bắc Kỳ ra số đầu tiên, đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống lại phản động thuộc địa; tuyên truyền vận động thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi (Mặt trận dân chủ Đông Dương); lôi cuốn nhiều tờ báo khác ra đời như Tân xã hội, Tiếng trẻ, Nhành lúa; thúc đẩy thành lập báo Bạn dân của Đoàn Thanh niên dân chủ tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của đông đảo thanh niên, bạn trẻ trên cả nước.

Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lương Khánh Thiện đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị báo chí Bắc Kỳ gồm có 134 nhà báo Bắc Kỳ, đại biểu của giới báo chí Trung Kỳ, Nam Kỳ và một số nhà báo người Pháp diễn ra vào tháng 6/1937. Hội nghị đã tố cáo thực dân Pháp và tay sai khủng bố đàn áp báo chí Đông Dương, đề ra chương trình hành động chung đòi tự do nghiệp đoàn, tự do báo chí.

(Theo đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương)



Nguồn

Cùng chủ đề

Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết 'Rạng rỡ Việt Nam' đăng trên Báo Nhân Dân. Báo Quảng Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

GDP Việt Nam năm 2024 tăng 7,09%

Theo số liệu công bố sáng 6/1 của Tổng cục Thống kê, GDP quý IV/2024 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước đó.Như vậy, GDP 2024 tăng 7,09% so với năm 2023. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong 15 năm qua, cho thấy kinh tế phục hồi rõ nét.Tăng trưởng kinh tế vượt 7% của Việt Nam là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn khó...

Nvidia mở 2 trung tâm về AI tại Việt Nam

Nvidia đầu tư vào hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam trong 8 năm qua và đang hợp tác với hơn 100 công ty khởi nghiệp AI của Việt Nam như một phần của chương trình Inception ngoài...

Cùng tác giả

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nhịp vui đầu xuân mới

Niềm tin vào tăng trưởngNhiều tín hiệu tích cực, lạc quan ở những ngày đầu xuân Ất Tỵ được điểm qua, nhân lên niềm tin và kỳ vọng về sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Nam năm 2025.Những khởi đầu lạc quanNăm 2024, lượng khách tham quan và lưu trú du lịch trên địa bàn Quảng Nam tăng đáng kể so với cùng kỳ, cả về lượng...

Hiến kế để Quảng Nam đột phá phát triển

Gỡ khó cho sân bay Chu LaiThực hiện Thông báo số 123 ngày 11/4/2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác 1121, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 2221 đề xuất một số nội dung liên quan đến Đề án xã hội hóa đầu...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Ban Liên lạc kháng chiến xã Sơn Long (cũ) gặp mặt truyền thống kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng

Nguồn: https://baoquangnam.vn/ban-lien-lac-khang-chien-xa-son-long-cu-gap-mat-truyen-thong-ky-niem-60-nam-ngay-giai-phong-3148716.html

Cùng chuyên mục

Hiến kế để Quảng Nam đột phá phát triển

Gỡ khó cho sân bay Chu LaiThực hiện Thông báo số 123 ngày 11/4/2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác 1121, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 2221 đề xuất một số nội dung liên quan đến Đề án xã hội hóa đầu...

Ban Liên lạc kháng chiến xã Sơn Long (cũ) gặp mặt truyền thống kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng

Nguồn: https://baoquangnam.vn/ban-lien-lac-khang-chien-xa-son-long-cu-gap-mat-truyen-thong-ky-niem-60-nam-ngay-giai-phong-3148716.html

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam

Cùng dự có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Bình và Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Văn Ngọc.Báo cáo tại buổi làm việc, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh...

Năm 2025 Quảng Nam phải đạt tăng trưởng hai con số

Thủ tướng cũng lưu ý lấy người dân doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong phục vụ, đổi mới sáng tạo, hành chính công, giảm nghèo, an sinh xã hội và huy động nguồn lực; bám sát các...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: THACO cần tiên phong trong đổi mới sáng tạo, tăng tốc, bứt phá trong tăng trưởng, hướng...

Trong chuyến công tác tại Quảng Nam, sáng ngày 8/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đã đi khảo sát Cảng Chu Lai – Cảng 50.000 tấn vừa khánh thành, tham quan một số nhà máy trong Khu công nghiệp THACO Chu Lai và làm việc với Ban lãnh đạo Tập đoàn. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng...

Đảng bộ xã Đại Cường tổ chức đại hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 8/2, Đảng bộ xã Đại Cường (huyện Đại Lộc) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là đảng bộ xã đầu tiên của tỉnh Quảng Nam tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030.Dự đại hội có đồng chí Trần Xuân Vinh – Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phan Văn Bình – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức...

“THACO phải tiên phong trong các vấn đề liên quan đến đổi mới, sáng tạo, bứt phá về tăng trưởng”

Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng THACO sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, đẩy mạnh đầu tư, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp tích cực vào sự phát triển...

Ban Liên lạc kháng chiến xã Sơn Long gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng quê hương

Tại Nhà văn hóa thôn Thuận Long, xã Quế Phong, Ban Liên lạc kháng chiến xã Sơn Long tổ chức gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng xã (15/2/1965 – 15/2/2025) và 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2025). Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo huyện Quế Sơn và gần 230 cán bộ, du kích, người tham gia kháng chiến xã Sơn...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam dự Đại hội Đảng bộ xã Đại Cường nhiệm kỳ 2025

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đại Cường khóa XV gồm 15 đồng chí; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đại Lộc lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2025 -...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam

Nguồn: https://baoquangnam.vn/thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-tham-va-lam-viec-tai-cong-ty-tnhh-hyosung-quang-nam-3148702.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất