Powered by Techcity

Đồng bào Cơ Tu vào hội khai năm tạ ơn rừng


img_9112.jpg
Lễ Khai năm tạ ơn rừng được Tây Giang duy trì tổ chức trở thành không gian lễ hội độc đáo của đồng bào Cơ Tu Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Mới đây, huyện Tây Giang tổ chức thành công chương trình lễ Khai năm tạ ơn rừng lần thứ 8 – năm 2025 với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách. Bằng nhiều hoạt động văn hóa trình diễn, tái hiện nghi thức cúng thần rừng của đồng bào Cơ Tu, lễ hội mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cộng đồng an cư và phát triển…

Giá trị văn hóa cộng đồng

Ông Pơloong Plênh – Phó Trưởng phòng Văn hóa – khoa học và thông tin huyện Tây Giang cho biết, lễ hội mang sắc thái văn hóa cộng đồng Cơ Tu, thường được tổ chức vào đầu năm, trước khi chuẩn bị bước vào vụ mùa với ý nghĩa tạ ơn thần linh, cầu mong những điều tốt đẹp đến với dân làng. Vì thế, ngoài việc khai năm cầu may, lễ tạ ơn rừng còn là lời hứa của đồng bào địa phương trong việc nâng cao ý thức về quản lý, bảo vệ rừng.

Theo ông Pơloong Plênh, từ nguyện vọng của đồng bào địa phương, bắt đầu từ năm 2018, Tây Giang tiến hành phục dựng tổ chức lễ khai năm tạ ơn rừng nhằm bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

z5310824922638_9f07241a5be0a8567c71e368d6a28309.jpg
Thông qua lễ hội Tây Giang khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng ngăn ngừa tác động xấu ảnh hưởng đến mẹ thiên nhiên Ảnh ALĂNG NGƯỚC

Từ đó đến nay, gần như năm nào địa phương đều đặn tổ chức lễ với quy mô toàn huyện, tái hiện nhiều nghi thức cúng thần rừng truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Sau thời gian duy trì tổ chức, hoạt động văn hóa độc đáo này trở thành lễ hội có quy mô lớn, huy động cả cộng đồng địa phương tham gia.

“Trước đây, lễ hội này được tổ chức theo từng hộ gia đình hoặc từng làng, với ý nghĩa chính là tạ ơn mẹ thiên nhiên đã che chở, ban tặng nguồn sống cho cộng đồng Cơ Tu trong suốt quá trình hàng trăm năm sinh tồn. Bởi người Cơ Tu quan niệm, vạn vật đều có thần.

Việc tôn thờ thần rừng, xem rừng là tài sản chung cả cộng đồng chính là cách mà người Cơ Tu giáo dục trách nhiệm để người dân cùng gìn giữ rừng, bảo vệ mẹ thiên nhiên trước sự tác động từ bên ngoài” – ông Pơloong Plênh chia sẻ.

Lễ Khai năm tạ ơn rừng năm 2025, Tây Giang giao nhiệm vụ đăng cai cho UBND xã A Xan với mục đích bảo lưu giá trị cộng đồng từ cơ sở, phát huy vai trò cộng đồng trong hoạt động văn hóa chung của địa phương. Không nằm ngoài mong đợi, thời điểm diễn ra lễ hội, cả chính quyền và người dân xã A Xan chung sức đồng lòng triển khai hưởng ứng.

Cùng với tu sửa nhà văn hóa cộng đồng tại Làng sinh thái du lịch pơmu, sau Tết Nguyên đán, các già làng và nghệ nhân hỗ trợ cộng đồng tập luyện đội trống chiêng; tham gia dựng lều cúng, trang trí cây nêu, tổ chức nói lý – hát lý… tạo nên điểm nhấn cho lễ hội truyền thống của đồng bào Cơ Tu tại địa phương.

Định hình sản phẩm du lịch độc đáo

Theo ông Arất Blúi – Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, từ ý nghĩa văn hóa trong nghi thức cộng đồng Cơ Tu, nhiều năm trở lại đây, địa phương duy trì tổ chức lễ Khai năm tạ ơn rừng, từng bước định hình sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo cho du khách. Thông qua nghi thức cúng thần rừng nhằm tạ ơn mẹ thiên nhiên đã bảo bọc, chở che “những đứa con” dưới cánh rừng Trường Sơn Đông.

Du khách tham qua rừng cây Di sản pơmu trên hành trình khám phá lễ Khai năm tạ ơn rừng được tổ chức các năm trước đây. Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
Du khách tham quan rừng cây di sản pơmu trên hành trình khám phá lễ Khai năm tạ ơn rừng được tổ chức các năm trước đây Ảnh PƠLOONG PLÊNH

Ông Arất Blúi nói, lễ hội năm nay tiếp tục được tổ chức với nhiều hoạt động hưởng ứng đi kèm nhằm tái hiện đầy đủ, nguyên vẹn nghi thức cúng thần rừng truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Để lễ hội diễn ra an toàn và trang trọng, chính quyền địa phương thành lập các tiểu ban hành lễ, tiểu ban phục vụ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia.

Vai trò của nghệ nhân, già làng được phát huy giúp lễ hội ngày càng được nâng tầm và lan tỏa. Nghi thức lễ được thực hiện theo đúng các bước quy định trong truyền thống văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Thông qua lễ hội nhằm vừa bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, vừa phát huy bản sắc, hướng đến đưa chương trình lễ hội trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng phục du khách tham quan, trải nghiệm.

“Đây cũng là dịp để vinh danh, ghi nhận những giá trị độc đáo, tiêu biểu về cảnh quan môi trường sinh thái của rừng cây di sản tại Tây Giang. Qua đó giúp thúc đẩy thu hút, kêu gọi đầu tư và khai thác phát triển du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế đặc trưng vốn có, tạo ra sinh kế bền vững cho người dân địa phương” – ông Arất Blúi nói.

Tây Giang hiện có hơn 2.557 cây Di sản Việt Nam, độ che phủ rừng đạt 72,46% và hiện hữu rất nhiều cánh rừng nguyên sinh, gỗ quý hiếm như: mun, lim xanh, pơmu, dổi, sến, đỗ quyên, thông đỏ. Đặc biệt là khu rừng pơmu cổ thụ với hơn 2.000 cây, tuổi đời từ vài trăm năm đến nghìn năm tuổi; trong đó có 725 cây pơmu đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, Tây Giang nhân rộng tổ chức lễ Khai năm tạ ơn rừng, xem đó là dịp để cộng đồng địa phương cùng cam kết bảo vệ rừng đầu nguồn, tôn trọng mẹ thiên nhiên trước nguy cơ tác động từ bên ngoài…



Nguồn: https://baoquangnam.vn/dong-bao-co-tu-vao-hoi-khai-nam-ta-on-rung-3149170.html

Cùng chủ đề

Tây Giang bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận cơ sở

Trong thời gian 4 ngày (15-18/4), 74 học viên là thành viên ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 10 xã, trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư được báo cáo viên truyền đạt 5...

Đoàn công tác huyện Tây Giang thăm, chúc Tết Bunpimay tại tỉnh Sê Kông (Lào)

Tại huyện Kà Lừm, trong không khí thân mật, hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, Bí thư Huyện ủy Tây Giang Bhling Mia cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và gửi lời chúc mừng năm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Tây Giang

Đồng chí Hồ Quang Bửu mong muốn các cá nhân tiếp tục truyền lửa tinh thần cách mạng anh hùng cho thế hệ con cháu, luôn là tấm gương sáng ngời để con cháu và nhân dân địa phương...

Tây Giang khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua yêu nước

Năm 2024, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện Tây Giang được triển khai rộng khắp, với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -...

Lãnh đạo huyện Tây Giang thăm, làm việc tại huyện kết nghĩa Như Xuân (Thanh Hóa)

Nguồn: https://baoquangnam.vn/lanh-dao-huyen-tay-giang-tham-lam-viec-tai-huyen-ket-nghia-nhu-xuan-thanh-hoa-3149358.html

Cùng tác giả

Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tổ chức gần 500 lượt tuần tra trên bờ, trên biển

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm nhiệm kỳ 2025 - 2030; Thượng tá Nguyễn Trí Tài - Chính trị viên Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm tiếp tục được tín...

Dư nợ tín dụng chính sách của huyện Thăng Bình đạt hơn 971 tỷ đồng

Tuy vậy, hoạt động tín dụng chính sách ở huyện Thăng Bình còn gặp nhiều khó khăn. Quy mô dư nợ của huyện lớn nhất toàn tỉnh, tuy nhiên dư nợ bình quân ở xã còn thấp.Nhu cầu vay...

Giá xăng dầu hôm nay 17/4/2025: Phục hồi trở lại

Động thái này cho thấy Tổng thống Donald Trump đang muốn siết chặt hơn nữa hoạt động xuất khẩu dầu của Tehran, với mục tiêu đưa lượng dầu xuất khẩu của Iran về mức thấp nhất có thể.Tại thời...

Quý I, doanh số cho vay tín dụng chính sách huyện Hiệp Đức đạt hơn 35,4 tỷ đồng

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách trong quý II/2025, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Hùng - Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Hiệp...

Bộ Công an quán triệt Kết luận 132 của Bộ Chính trị

Sáng ngày 17/4, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36, ngày 16/8/2019 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì tại đầu cầu Hà Nội. Đồng chí Lương Nguyễn...

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc thăng hoa của âm nhạc và tình hữu nghị

Văn hóaQUỐC TUẤN - VĨNH LỘC • 12/04/2025 21:22(QNO) - Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII tại TP.Hội An đã khép lại vào chiều 12/4 với nhiều giải thưởng được trao, nhưng dấu ấn...

Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025”

Tối ngày 11/4, tại Làng sinh thái Hương Trà, UBND thành phố Tam Kỳ khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa Hoa Sưa năm 2025” với chủ đề “ Rực rỡ sắc hoa vàng”. Dự khai mạc có Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Phan Thái Bình, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Huỳnh Thị Thuỳ Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng, Bí thư Thành uỷ Tam Kỳ Nguyễn Thị Thu Lan.Lễ hội...

Vẻ đẹp vùng đất Tam Kỳ qua nét vẽ của học sinh

Hội thi Mỹ thuật thiếu nhi thành phố Tam Kỳ năm 2025 với chủ đề: “Tam Kỳ trong tim em” do Phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố...

Không gian của âm nhạc và tình hữu nghị

Các đoàn sẽ tranh tài ở 11 môn thi thuộc 7 hạng mục. Cụ thể, hạng A (Mức độ khó I) có 2 môn (Hợp xướng nam nữ, Hợp xướng nam/nữ); Hạng B (Mức độ khó II) có 2...

Quảng Nam: khai mạc Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025

Tối ngày 09/4, tại thành phố Hội An đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi Hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ VIII năm 2025. Đến dự có ông Ông Johan Rooze – Giám đốc Nghệ thuật, Tổ chức Interkurtul, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung.Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ VIII do Hiệp hội Interkultur –...

Bảo tồn văn hóa miền núi gắn với phát triển sinh kế

Các tộc người Ca Dong, Co, Xê Đăng, Mơ Nông (Bắc Trà My) đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn từ từng nhịp trống chiêng, nếp nhà sàn, bộ chuỗi cườm, thổ cẩm bên khung dệt... Câu chuyện “hồi sinh” văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đang được viết tiếp bằng hơi thở của đời sống hiện đại.Trà Sơn, Trà Kót, Trà Giang…...

Khai mạc hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8

Từ năm 2011, Hội thi hợp xướng quốc tế do thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Hiệp hội INTERKULTUR (CHLB Đức) tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Hội An.Trong khuôn khổ hội...

Quảng Nam: Lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” sẽ có 10 hoạt động chính

Từ ngày 10 đến 13/4/2025, lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức, nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp độc đáo của hoa sưa và các hoạt động khác để phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.Trong khuôn khổ lễ hội “Tam Kỳ – Mùa hoa sưa năm 2025”, trong đêm khai mạc, thành phố Tam Kỳ sẽ công bố quyết định công...

Quảng Nam: tối 09/4 Hội An khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ 8 – 2025

Tối ngày 9/4, tại Rạp hát Hội An sẽ khai mạc Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8- năm 2025. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được thành phố Hội An phối hợp với Hiệp hội Interkultur (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.Hội thi Hợp xướng quốc tế...

Chi 5 tỷ đồng để phát huy giá trị nghệ thuật Bài chòi ở Quảng Nam

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08, ngày 23/1/2024 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài...

Tin nổi bật

Tin mới nhất