Powered by Techcity

Đối thoại với nắng và gió

img_6381.jpeg
Không gian sân trời trong nhà cổ 80 Trần Phú với phù điêu trang trí và cây xanh Ảnh CT

Sân trời, nơi chúng tôi ngồi, ngập nắng xuân và hương trầm phảng phất…

Sân trời – không gian mở

Nơi chúng tôi tìm đến là ngôi nhà số 80 Trần Phú (Hội An). Được xây dựng từ khoảng đầu thế kỷ 20, ngôi nhà vốn là một hiệu buôn, vừa dùng để ở, vừa là nơi kinh doanh. Đường nét kiến trúc của ngôi nhà cổ này mang nét điển hình của các ngôi nhà ở Hội An xưa.

Với 2 tầng cùng ban công ở phía trước và sau, căn nhà có kết cấu tốt nhất trong số các ngôi nhà cổ truyền thống. Cột nhà được đặt trên những viên đá cẩm thạch và đầu cột vươn lên đỡ đòn tay trên mái, ngoài ra những thanh kèo cũng riêng rẽ giữa các cột.

Đặc biệt, lối kiến trúc chừa khoảng sân trời rộng thoáng giữa ngôi nhà gây ấn tượng mạnh với người tìm đến. Bước qua nhà trước, cánh cửa gỗ mở ra một sân trời lát đá. Một bộ bàn trà được bày biện bên hồ cá nhỏ.

Trên tường, vẫn còn bức tranh đắp nổi với lối kiến trúc khá điển hình của các sân trời bên trong nhà cổ Hội An. Nhiều du khách đang ngồi nghỉ chân ở đó. Nắng len vào giữa khoảng sân, vàng ươm trên tán bonsai nhỏ bên hồ.

Họa sĩ Trương Bách Tường, một cư dân của phố cổ nói, sân trời trở thành đặc trưng cho những ngôi nhà trong phố cổ. Ở những ngôi nhà bình thường cũng có khoảng không gọi là giếng trời, nhưng với nhà cổ Hội An, không gian này rất rộng, phải gọi là sân trời.

Họa sĩ Trương Bách Tường nói, điểm chung của các ngôi nhà trong phố cổ, đều được thiết kế theo kiểu Quảng Đông, là nhà lồng ống rất dài. Có ngôi nhà dài từ phía đường Trần Phú sang Nguyễn Thái Học, hoặc từ Nguyễn Thái Học thông ra Bạch Đằng, với độ dài chừng 50 mét.

“Với độ dài như vậy, bắt buộc phải có sân trời để giải quyết bài toán thông gió, thông khí, theo quy luật phong thủy. Nếu không có sân trời, ngôi nhà sẽ bị ngột và thiếu sáng. Sân trời thường nằm ở điểm giữa ngôi nhà. Có nhiều ngôi nhà dành hẳn hai khoảng rộng để bố trí hai sân trời giữa nhà” – họa sĩ Trương Bách Tường cho biết.

Chúng tôi theo họa sĩ Trương Bách Tường ghé qua nhiều ngôi nhà cổ. Gót chân dẫm lên nền gạch, thoáng qua trong hồi tưởng của anh Tường là những lần đến nhà bạn bè trong phố thưởng trà, chơi nhạc, nói chuyện về nhạc họa, về những thú chơi tao nhã của người phố cổ, ngay ở những khoảng sân trời.

Nhiều cuộc triển lãm cũng đã được tổ chức ở một số sân trời, ghi dấu ký ức đẹp về đời sống tinh thần, đời sống văn hóa riêng có của cư dân phố cổ.

Triết lý sống của cư dân phố cổ

Ông Nguyễn Sự – nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, cho rằng, sân trời được thiết kế trong nhà cổ thể hiện triết lý sống của cư dân Hội An.

img_6346(1).jpeg
Sân trời trong nhà cổ Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An Ảnh CT

“Mười nhà, thì nhẩm đếm ít nhất phải được 8 sân trời. Có nhà đến hai sân trời. Lối kiến trúc này nói lên lối sống, tinh thần của cư dân phố cổ xưa nay. Họ xây ngôi nhà để trú ngụ, bán buôn, nhưng không muốn ngôi nhà của mình khép kín trước thiên nhiên.

Họ muốn đối thoại với thiên nhiên, muốn ngôi nhà của mình nói chuyện với nắng và gió. Đó là thái độ sống của cư dân Hội An, sống kín đáo nhưng không khép kín.

Bây giờ người ta bàn nhiều đến công dụng, tiện ích của sân trời. Nhưng phải thấy được triết lý sống của cư dân trong đó. Người xưa có thể khó khăn, thiếu thốn, nhưng không bao giờ phá sân trời, mà đặt vào đó cây xanh, hồ cá, tiểu cảnh để nó thêm đẹp. Sân trời ở nhà số 9 Nguyễn Thái Học rộng đến 40m2 là một ví dụ điển hình” – ông Sự nói.

Là người gắn bó lâu năm với phố, ông Sự nói, đâu đó trong mỗi đường nét, chi tiết kiến trúc, văn hóa, phong tục tập quán ở phố cổ đều lấp lánh những điều đơn giản nhưng thâm thúy. Và sân trời là một mảnh ghép trong đó.

“Người ta có thể ngồi kể bất tận, luyên thuyên về phố cổ, nhưng không thể hiểu hết và nói hết. Đó chính là Hội An. Không chỉ là kiến trúc, là những dãy phố, Hội An chứa đựng nhiều thế hệ, trầm tích văn hóa trong lịch sử của mình” – ông Sự thâm trầm.

Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra khá phổ biến ở khu vực phố cổ, chính là việc chủ các căn nhà hầu hết không sống trong đó. Nhà cổ được cho thuê, người thuê sử dụng phục vụ mục đích “tối thượng” là kinh doanh.

Sân trời chiếm quá nhiều diện tích, mưa gió có thể tác động đến việc kinh doanh nên nhiều người chủ tìm cách che đi sân trời. Cảnh quan, kiến trúc ở một góc độ nào đó bị phá vỡ thầm lặng, ngay bên trong căn nhà.

img_6342(1).jpeg
Một số sân trời nhà cổ bị che hoặc thay đổi công năng Ảnh CT

“Cuộc sống đi lên, người ta không còn ở đó, nhà cổ được cho thuê, những tiện ích trước mắt khiến nhiều thứ thay đổi. Khi đó, buộc phải siết lại công tác quản lý di sản. Khai thác công năng thì cứ làm, nhưng không thể phá vỡ, biến dạng di tích.

Sân trời cũng vậy, có thể che chắn, tìm cách để chống chọi mưa gió, khai thác tiện ích nhưng không được che kín, lấp đi, vì đó là đặc trưng của các nhà ở Hội An. Đó là điều phải ngẫm, phải nghĩ và phải giữ” – ông Sự nói.

Có những chuyển động thầm lặng trong những ngôi nhà, mà phải sống cùng, phải hòa vào đời sống ở đó, mới nhận biết được. Người ta che giếng trời đi, về mặt bảo tồn, kiến trúc và cả văn hóa bị mất, bị hao hụt.

Dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng đó cũng là sự đổi thay đáng tiếc. Căn nhà mất đi sự kết nối với thiên nhiên, thông qua nắng và gió đến từ những sân trời. Đôi lời từ họa sĩ Trương Bách Tường, nghe như tiếng thở dài trong ngày đầu xuân…

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội An đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Thành phố kỳ vọng hoạt động đón đoàn khách tham quan đầu tiên của năm 2025 sẽ là hoạt động mang tính biểu tượng thể hiện sự chào đón nồng nhiệt, lòng hiếu khách của người dân địa phương;...

Hội An và Nha Trang vào tốp 25 điểm đến hàng đầu châu Á 2025

Theo Travel & Leisure, Hội An là một thương cảng thịnh vượng từ thế kỷ 15 đến 18 và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Một số trải nghiệm đáng chú ý mà Travel...

Hội An chú trọng tiếp công dân và giải quyết đơn thư

Trong 10 năm (2014 - 2024), thực hiện Luật Tiếp công dân, UBND TP.Hội An, các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc và UBND xã, phường đã tiếp 11.773 lượt công dân.Chủ tịch UBND thành...

Hội An tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Tết Dương lịch 2025

Sáng ngày 1/1/2025, như thường lệ Hội An tổ chức chương trình “Đón đoàn khách đầu tiên tham quan Đô thị cổ Hội An năm 2025” tại khu vực Chùa Cầu.Sự kiện như lời chào đón nồng nhiệt đến...

Hội An tăng cường thực hiện công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng

Trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác dân vận gắn với thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước...

Cùng tác giả

Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Nghị định này quy định chính sách, chế độ gồm: Chính sách đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu và nghỉ thôi việc); chính sách đối với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu...

Quý I/2025, sẽ kết nối tự động 100% cơ sở kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Theo Cục Thuế, hiện nay, 100% doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử và sử dụng hóa đơn điện tử. Tất cả hộ kinh doanh, cá...

Quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Theo Nghị định, đối tượng áp dụng gồm:1. Cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã), viên chức;2. Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;3. Chuyên gia, nhà quản...

Quảng Nam xếp loại người đứng đầu trong thực hiện cải cách hành chính năm 2024

Đối với khối sở, ban ngành, xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gồm người đứng đầu các đơn vị: Sở GTVT, Sở LĐ-TB&XH, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở VH-TT&DL, Sở Công...

Hội An đón đoàn khách Ý “xông đất” năm mới 2025 – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 1/1, tại di tích Chùa Cầu., TP. Hội An đón đoàn khách tham quan khu phố cổ trong ngày đầu tiên của năm mới 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng, cùng lãnh đạo các sở, ban ngành và TP. Hội An tham gia đón tiếp đoàn.Được biết, năm 2024, tổng lượt khách đến Hội An ư hơn 4,4 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế hơn 3,5 triệu lượt (tăng 11,4% so với...

Cùng chuyên mục

Phả hệ làng, chuyện của đời người…

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông...

Thành cổ Quảng Nam qua Di sản Mộc bản Triều Nguyễn

Đến năm Bính Dần (1866), Phạm Phú Thứ, một người con của quê hương Quảng Nam đã tâu lên vua Tự Đức rằng, tỉnh Quảng Nam mất mùa mấy năm luôn, có người nói “vì cớ tỉnh thành ở...

Sôi động đêm nhạc hội đếm ngược đón giao thừa 2024 tại Quảng trường 24/3

Sự kiện âm nhạc và countdown (đếm ngược) đón giao thừa hoành tráng diễn ra từ 21h ngày 31/12/2024 đến 0h30 ngày 1/1/2025 với rực rỡ ánh sáng và âm thanh chất lượng cao. Đông đảo người dân đứng...

Sở VH-TT&DL Quảng Nam tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều 30/12, Sở VH-TT&DL Quảng Nam tổng kết công tác văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Năm 2024, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Nam đã triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của UBND tỉnh và đạt kết quả tốt trên hầu hết các lĩnh vực phụ trách. Đặc biệt đã tham mưu tổ chức thành công các hoạt...

Lan tỏa văn hóa vùng cao sơn ngọc quế

“Chương trình biểu diễn của đoàn Bắc Trà My hài hòa, quảng bá được trang phục, cồng chiêng của người Co, Ca Dong, góp phần vào thành công của hoạt động kỷ niệm” - bà Lập ghi nhận.Khép lại...

Bí ẩn dưới chân đèo Le

Tôi chợt hỏi anh, đã có những thông tin thú vị vậy sao không công bố hoặc cung cấp cho các ngành liên quan cùng phối hợp nghiên cứu? Anh Lâm Dũ Xênh nói: “Anh Trí và anh Việt...

Chi hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số – miền núi Quảng Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025

Nguồn: https://baoquangnam.vn/chi-hoi-van-hoc-nghe-thuat-cac-dan-toc-thieu-so-mien-nui-quang-nam-to-chuc-dai-hoi-nhiem-ky-2025-2030-3146687.html

Chi hội VHNT các DTTS – Miền núi Quảng Nam tiến hành Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Đài...

Chiều ngày 26/12, Chi hội Văn học nghệ thuật các DTTS – Miền núi Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030.Đại hội bầu Ban chấp hành khóa V, nhà báo Aăng Ngước tiếp tục được tín nhiệm giữ chức vụ Chi hội trưởng, Chi hội VHNT các DTTS – Miền núi, nhiệm kỳ 2025 – 2030.Xuân Hiếu Nguồn: https://qrt.vn/van-hoa-van-nghe/chi-hoi-vhnt-cac-dtts-mien-nui-quang-nam-tien-hanh-dai-hoi-lan-thu-v-nhiem-ky-2025-2030/

64/195 tác phẩm đạt giải tại Lễ trao giải thưởng Văn học – Nghệ thuật 5 năm lần thứ IV (2019-2023) – Đài Phát...

Sáng 26/12, Ban tổ chức Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật đất Quảng 5 năm (2019-2023) và Tặng thưởng văn học nghệ thuật Quảng Nam năm 2024 đã trao giải cho các tác phẩm xuất sắc. Đến tham dự lễ trao giải có Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, trưởng Ban tổ chức cùng các đồng chí lãnh...

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa chiếm hơn 95,7%

Năm 2024, Đại Lộc có 100% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký danh hiệu văn hóa. Kết quả, 39/40 cơ quan, 64/65 đơn vị, 11/14 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 95,79%. Trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất